Anh Phan Văn Liêm (46 tuổi, ở quận Tân Phú, TP.HCM), làm nghề kinh doanh tự do, có 3 năm kinh nghiệm trong việc trồng vườn trên sân thượng. Diện tích các ban công và sân thượng tầng 4 khoảng 60m2 được anh tận dụng triệt để trồng cây.Trước đây, anh trồng cây cảnh để trang trí ở ban công. Sau đó, khi tham gia vào các hội, nhóm trồng cây trên mạng và tham quan vườn của một số người bạn, anh quyết định mua chậu, đất về trồng để có rau, củ sạch cung cấp cho bữa ăn gia đình.
 |
Quả bí đao lớn nhất anh Liêm trồng được nặng 34,4 kg. |
“Lúc đầu, tôi khá vất vả trong việc tạo dựng vườn vì mới bắt tay vào làm, còn nhiều thứ bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, việc vận chuyển đất và vật tư lên tầng 4 bằng cầu thang bộ cũng không đơn giản”, anh nói.
Anh trồng cây trong các thùng sơn bởi loại thùng này có độ bền cao. Trước khi cho đất vào, anh lót dưới đáy thùng một lớp xỉ than, đục lỗ ở bên hông, cách đáy khoảng 5cm.
Lớp xỉ than có công dụng giữ lại nước và các chất dinh dưỡng. Nếu lỡ bận việc hoặc xa nhà vài ngày, không tưới cây thì theo tự nhiên, bộ rễ sẽ tự tìm xuống đáy để hút nước vì thế không sợ cây héo.
Về vấn đề nước thấm xuống trần, anh Liêm nói: “Các chậu đều được tôi kê lên cao. Các thùng đều đục ngang hông để nếu nước quá nhiều, chảy ra, mình biết để ngừng tưới. Từ đó tôi tránh được hiện tượng nước ngấm xuống trần”.
Anh Liêm cũng khuyên các gia đình muốn trồng cây trên sân thượng, ngay từ đầu, nên đầu tư làm trần chống thấm để yên tâm khi bắt tay vào làm.
Quả lớn nhất trong vườn của anh Liêm là bí đao. Bình thường, anh thu được các quả khoảng hơn 10kg, quả to nhất lên đến hơn 34kg.
Tuy nhiên, anh cho biết, quả to thường nhạt, ăn không ngon nên anh dùng làm mứt hoặc nấu nước bí đao uống hàng ngày.
Ngoài bí đao, anh cũng trồng thêm bầu hồ lô “khủng”, cải kale, sung Mỹ… “Cải kale là giống từ nước ngoài, sau đó du nhập vào Việt Nam. Tôi thấy thích thú và tự nghiên cứu cách để cây cải phát triển tốt. Với sung Mỹ, hiện, cây đã cho trái ăn. Mỗi ngày cây cho khoảng 5-7 quả, rất ngon và ngọt”, anh nói.
 |
Quả khổ qua trắng lớn gần bằng một chai nhựa 1,5 lít. |
Thấy có bạn bè trong nhóm trồng rau khoe trái khổ qua (mướp đắng) màu trắng, trái to nên anh xin hạt giống về trồng. Mỗi trái khổ qua này có thể to bằng một chai nhựa loại 1,5 lít.
Anh Liêm dành 2-3 tiếng/ngày vào buổi sáng và 1-2 tiếng/ngày vào buổi chiều cho khu vườn. Anh thường tưới nước vào sáng, chiều và hạn chế tưới nước buổi tối. Theo kinh nghiệm của anh, việc tưới vào buổi tối, tưới ướt đẫm sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho sâu bệnh phát triển.
“Ngày nào, tôi cũng phải lên để kiểm tra sâu bệnh. Muốn ít sâu bệnh, bạn phải xử lý đất cho tốt, giúp mầm bệnh từ dưới đất giảm. Để ngăn sâu bệnh, ruồi vàng hại cây từ bên ngoài, tôi treo thêm những viên long não để đuổi chúng”.
Ban đầu, bà xã lo lắng anh trồng vườn sẽ vất vả nhưng giờ chị ủng hộ chồng hơn bởi thấy khu vườn đã làm anh vui. Ngoài ra, mấy năm nay, gia đình họ không còn phải mua rau, quả ngoài chợ. Thậm chí, ăn không hết, gia đình anh Liêm còn mang biếu bạn bè, người thân.
Xem thêm một số hình ảnh ở khu vườn sân thượng của anh Liêm:
 |
Bí đao quá khổ phải nhờ đến giá đỡ. |
 |
Anh Liêm cũng trồng được giống bầu hồ lô "khủng". |
 |
Trái khổ qua lớn gần bằng chai nhựa 1,5 lít. |
 |
Không chỉ lớn, giàn khổ qua còn rất sai quả. |

|
Sung Mỹ cho quả rất ngon, ngọt. |
 |
Khu vườn cũng có những cây nha đam rất lớn. |
 |
Những quả mướp rất dài. |
 |
Nhiều năm nay, gia đình anh Liêm không phải mua thêm rau, củ ở chợ. |
 |
Anh còn đem biếu hàng xóm, người thân. |
 |
Những cây cải kale được anh Liêm trồng cũng cho lá rất to. Bí quyết của anh là chú trọng chất lượng hơn số lượng, chỉ trồng mỗi chậu một cây. |
Ngọc Trang

Vườn cà chua đỏ rực 'vạn người mê' trên sân thượng Hải Phòng
Với 50m2 trên sân thượng, chị Hoàn đã tạo ra một khu vườn khiến không ít người phải mơ ước.
" alt=""/>Bí đao ‘khổng lồ’ nặng hơn 34 kg trên vườn sân thượng
Chồng tôi mất sớm, một mình tôi gồng gánh bán buôn nuôi lớn đủ ba người con. Hồi ấy nuôi con đơn giản, không đầu tư học hành nhiều như bây giờ. Các con tôi lớn lên cũng chỉ theo nghề buôn bán, không có đứa nào thành tài hay đỗ đạt.Chúng lớn lên rồi lần lượt dựng vợ gả chồng. Con gái lấy chồng xa, hai con trai tôi lấy vợ đều ở chung trong ngôi nhà do tôi xây cất được từ bao nhiêu năm tảo tần dành dụm. Cảnh mấy gia đình ở chung trong một ngôi nhà kiểu gì cũng có va chạm, huống hồ hai đứa con dâu tôi đều ghê gớm, không đứa nào chịu đứa nào.
Lúc tôi còn trẻ khỏe, còn đỡ đần được chúng nó thì cũng chưa đến nỗi nào, nhưng khi tôi bắt đầu có những trận ốm đầu tiên, ra vào bệnh viện thì mới rõ lòng các con. Chúng bắt đầu tị nạnh, so bì nhau, kêu mình phải trông, phải chăm mẹ quá nhiều trong khi đứa kia thì trốn việc, lười biếng. Chúng gọi cho cả em gái ở xa về "có trách nhiệm" với mẹ.
 |
|
Con gái tôi sốt ruột sức khỏe của mẹ cũng vượt đường xa xôi để về nhà, nhưng nó về cũng có ở lại được đâu, vài ngày vẫn phải quay lại nhà chồng. Nó về thì tôi vui, có người chăm sóc chu đáo, tỉ tê chuyện trò, nhưng chẳng giải quyết được gì, nó đi tôi lại tủi thân đến trào nước mắt.
Mấy đứa sợ tôi chết, nên thuyết phục tôi lập di chúc phân chia tài sản rõ ràng. Tôi nghĩ thôi thì tư duy như vậy cũng là hiện đại văn minh, nhỡ tôi có mệnh hệ gì mà tài sản chưa phân chia, rồi sau này anh em chúng nó lại trở nên mâu thuẫn.
Nhưng tôi không lập di chúc mà chia nhà cho các con luôn. Căn nhà phân làm ba phần, thằng cả được phần nhiều hơn một chút vì sẽ chịu trách nhiệm chăm lo cho mẹ, thằng hai với con gái út hai phần bằng nhau.
Con gái út ở nơi khác không có nhu cầu ở nhà này thì quy ra tiền, hai anh sẽ góp lại đưa phần tiền của nó cho nó. Phân chia xong xuôi, tôi nghĩ các con đứa nào đứa nấy có phần rồi thì sẽ hết nhìn nhau tị nạnh mà tập trung báo hiếu mẹ, nhưng hóa ra tôi đã tính sai lầm.
Thằng hai không chịu vì thằng cả được nhiều hơn, nó cho rằng thời nào rồi mà còn phân biệt con cả con thứ. Hai thằng cũng không chịu vì con út ở xa không có công gì lại được nhận nhiều quá.
Các con tôi ngăn nhà chia làm hai căn, mỗi thằng ở một bên, riêng biệt hoàn toàn và trở nên xa cách hơn. Tôi ở bên nhà thằng lớn nhưng đến cả tuần không thấy nhà thằng hai sang chơi. Nhớ các cháu tôi lại phải chủ động sang nhà nó. Nhưng con dâu cả không thích tôi qua lại nhà dâu thứ, thế là nó lại khó chịu với tôi.
Tôi với con dâu không hợp nhau nên ở với nó tôi cũng phải nhìn thái độ nó mà sống, vì bây giờ tôi không còn tài sản, phụ thuộc các con hoàn toàn. Nhà nó ở là nhà tôi cho, nhưng nó lại không vì thế mà đối xử nương tay với tôi một chút.
Có gì khó chịu với mẹ chồng là nó về nhà đá thúng đụng nia. Dăm bữa nửa tháng nó lại bóng gió bảo tôi sang nhà thằng hai mà ở. Có đợt tôi giận quá sang nhà thằng hai ở thật. Nhưng được ít bữa vợ chồng thằng hai lại tỉ tê hay tôi làm chuyến đi chơi tới nhà em gái út của chúng nó cho đỡ buồn.
Tôi biết vợ chồng nó lục đục vì tôi sang ở cùng nên muốn đá khéo sang cho em gái. Nhưng con gái tôi đang ở với nhà chồng, bố mẹ nó còn cả, tôi làm sao mà sang ở với nó được dù chỉ có con gái là thương tôi.
Có phải tôi đã sai rồi không khi phân chia tài sản cho các con quá sớm, để đến bây giờ, khi tôi không còn gì trong tay mà cũng chưa đến ngày tàn hơi mà ra đi theo ông bà được, thì đứa con nào cũng coi tôi là gánh nặng?
Theo Dân Trí

Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản
Thời điểm mẹ tôi cần được chăm sóc, vợ chồng em trai bỏ mặc bà. Đến khi mẹ khỏe mạnh và cần lợi ích về kinh tế, chúng lại muốn đón mẹ về khiến tôi băn khoăn.
" alt=""/>Nhận thừa kế xong, các con tôi đùn đẩy nhau nuôi mẹ