
- Dù đã một năm ra trường nhưng sinh viên học văn bằng hai vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp - sự việc xảy ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM.
1 năm ra trường, 4 lần thông báo, thu 950.000 nghìn
Phản ánh tới VietNamNet, sinh viên lớp chính quy - văn bằng hai, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết theo học tại trường khóa học kéo dài 3 năm từ 2012- 2015. Tháng 10/2015 đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp, theo kế hoạch nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp trong lễ tốt nghiệp diễn ra 11/2015 nhưng cho đến nay, tháng 10/2016 sinh viên vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

|
Trường ĐH Luật TP.HCM |
Cũng theo sinh viên, để trì hoãn thời gian phát bằng trong gần 1 năm qua, nhà trường đã 4 lần thông báo dự tính tổ chức lễ tốt nghiệp. Sau kế hoạch cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 11/2015, lần thứ nhất, ngày 20/7/2015 trường thông báo lễ bế giảng và phát bằng dự kiến đầu tháng 12/2015.
Lần thứ hai, ngày 30/10/2015 Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, đồng thời yêu cầu sinh viên kiểm tra kỹ thông tin cá nhân nhưng không thông báo thời gian cấp bằng.
Lần thứ ba, ngày 16/12/2015 trường tiếp tục thông báo sinh viên văn bằng 2 chính quy, bằng tốt nghiệp sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức lễ chính thức nhưng không nêu cụ thể ngày làm lễ.
Lần thứ 4, ngày 29/4/2016 trường tiếp tục thông báo bằng tốt nghiệp sinh viên hệ văn bằng 2 sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức Lễ chính thức
Cũng theo sinh viên, trong kế hoạch cấp và tổ chức lễ tốt nghiệp nhà trường thông báo là chi phí để tổ chức ôn tập, thi tốt nghiệp, làm bằng và lễ tốt nghiệp là 950.000 đồng/ sinh viên. Số tiền này sinh viên phải nộp trực tiếp tại trường.
Nhà trường phân chia trong khoản chi phí này, thì chi phí hướng dẫn ôn tập và tổ chức thi tốt nghiệp là 700.000 đồng/ sinh viên, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp, làm bằng và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000 đồng.
Sinh viên rằng, dù đã liên hệ rất nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng và cho đến nay vẫn chưa nhận được bằng
“Tôi nghĩ rằng bản chất ở đây giống hành vi lừa dối khi chúng tôi ròng rã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sự cố gắng, vừa phải đi làm buổi sáng vừa phải có mặt buổi tối thứ 3-5-7- chủ nhật hàng tuần để học, nhưng khi hoàn tất đầy đủ thì nhà trường trì hoãn, kéo dài việc công nhận thành quả của chúng tôi”- sinh viên bức xúc.
Trường ĐH Luật nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Hiển - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM thừa nhận tình trạng này xảy ra với sinh viên thuộc lớp 5A văn bằng 2 hệ chính quy, khóa học 2012-2015.

|
Thông báo lễ bế giảng của Trường ĐH Luật TP.HCM |
Theo ông Hiển, Lớp 5A, VB2 - CQ có 302 sinh viên trúng tuyển khi nhập học, nhưng chỉ có 224 sinh viên theo học đến cuối khóa học và đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Trong đó số sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng trong đợt chính khóa, tháng 12/2015 là 97/224 sinh viên, đạt tỷ lệ 43,3%.
“Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chính khóa không nhiều (97/224 sinh viên, tỷ lệ 43,3%) nên Phòng Đào tạo chủ động lùi thời gian tổ chức Lễ tốt nghiệp để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên còn nợ các học phần chuyên môn và nợ chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh có thêm thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và cùng được vinh danh trong ngày lễ tốt nghiệp này”- ông Hiển cho biết.
Theo ông Hiển, sau 9 tháng lùi thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp đã có thêm 48 sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành luật (48 sinh viên này hoàn thành chương trình đào tạo không trong một thời điểm nhất định mà rải rác ở nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 9 tháng). Tính đến tháng 9/2016 đã có 145/224 sinh viên đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 64,7%.
Ông Hiển khẳng định, “việc lùi ngày tổ chức lễ tốt nghiệp chỉ nhằm mục đích như trên chứ không có thêm một mục đích nào khác. Tuy nhiên, do cán bộ phụ trách lớp học thông tin chưa đầy đủ dẫn đến một số sinh viên chưa nắm bắt được những chủ trương, mục đích này của nhà trường”
Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, hiện tại, trường đã có kế hoạch tổ chức lễ tốt nghiệp và cách thức trao bằng và đã có thông báo đến lớp cũng như đưa thông tin lên website của trường. Theo đó, thời gian tổ chức lễ bế giảng và trao bằng vào thứ 7 ngày 15/10/2016 tại trường.
Ông Hiển cũng cho biết thêm, mặc dù trường chưa tổ chức lễ tốt nghiệp nhưng những sinh viên có nhu cầu nhận bằng (bản chính hoặc bản sao) để bổ túc hồ sơ cho cơ quan cũng đã được phòng đào tạo phát cho sinh viên.
Hiện tại đã có 45/97 sinh viên ký nhận bản chính văn bằng tại phòng đào tạo. Với những sinh viên này, khi nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp, vẫn tham dự và được vinh danh tại lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, theo Thông tư của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì không bắt buộc nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp. Việc tổ chức lễ này sẽ theo nguyện vọng của sinh viên khi có số lượng tốt nghiệp đủ lớn (thường trên 80%) thì trường mới tổ chức để cho có nhiều sinh viên trong lớp cùng được vinh danh.
Trong khi đó, liên quan đến việc thu tiền tốt nghiệp, ông Hiển cho biết theo thông báo của trường, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp đại học, làm bằng cử nhân ngành luật và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000đồng/ sinh viên. Trong đó, chi phí cho việc tổ chức lễ tốt nghiệp (bao gồm tổ chức lễ, bàn giao và bảo quản lễ phục, giặt ủi lễ phục … được xác định là 70.000đ/ sinh viên; chi phí cho việc đối soát dữ liệu học tập, thẩm tra văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh, mua phôi bằng và làm bằng là 180.000đ/ sinh viên.
Lê Huyền
" alt=""/>Ra trường gần 1 năm, sinh viên vẫn chưa nhận được bằng

-Các lãnh đạo và giáo viên tiểu học đều cho rằng, ra bài tập về nhà cho học sinh là do phụ huynh yêu cầu…Phụ huynh gặp riêng xin bài cho con
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Quang, Hà Nội cho biết, nhà trường quán triệt chỉ đạo của Bộ GD-ĐT không ra bài tập về nhà cho học sinh tiểu học. Nhưng… trong trường hợp phụ huynh đề nghị sẽ giao một ít.
“Nhiều phụ huynh ở các khối 4 và 5 có nguyện vọng giáo viên ra một vài bài tập về nhà để các em làm thêm củng cố các kiến thức đã học trên lớp. Thậm chí, nhiều phụ huynh gặp riêng giáo viên đề nghị giao 1-2 bài tập về nhà cho con”- cô Hương cho biết.

|
Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Theo cô Hương, đây là lý do chính đáng vì ở các lớp này kiến thức khá nhiều. Nếu được sự đồng thuận của phụ huynh, bài tập về nhà ở mức độ phù hợp có thể giúp học sinh củng cố kiến thức, lên cấp hai học sinh không ngợp vì về nhà phải làm bài thường xuyên.
Cô Hương cũng đưa ra gợi ý, không nên giao bài tập về nhà đại trà nhưng nếu phụ huynh đề xuất có thể ra dạng củng cố kiến thức.
“Cần xem xét từng đối tượng học sinh. Với học sinh khá giỏi, bài tập có thể mở rộng kiến thức, tổng hợp kiến thức sau từng tuần. Với những em học kém hơn có thể ra theo ngày để bổ sung, ôn lại kiến thức ”.
Cô Vũ Thị Thanh, một giáo viên tiểu học ở tỉnh Nam Định thì cho biết thực tế ở trường cô, các giáo viên vẫn giao bài tập về nhà cho học sinh.
“Có giáo viên giao nhiều bài, có giáo viên thì cho ít nhưng nhìn chung việc giao bài tập về nhà cho học sinh mang lại lợi ích nhất định nếu lượng bài ít và không gây quá tải” - cô Thanh khẳng định.
Cô Hồ Thị Trà, Hiệu phó một trường tiểu học ở Nghệ An cũng cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các giáo viên của trường không giao bài tập về nhà với các học sinh. Nhưng khi họp phụ huynh thì đa số phụ huynh thắc mắc và bày tỏ mong muốn ra thêm bài tập về nhà cho các con.
Theo quan điểm của cô Trà, những học sinh có học lực trung bình, không theo kịp bạn bè, không nên giao bài về nhà vì việc hoàn thiện các vở bài tập trên lớp đã choán hết khoảng thời gian của các em. Với học sinh có học lực khá giỏi, có nguyện vọng từ phía gia đình giao bài tập về nhà với số lượng vừa phải có thể giúp các em phát triển hơn về kỹ năng.
“Dù phụ huynh có yêu cầu, nếu ra bài tập, các giáo viên cũng không nên ra bài tập kiểu đồng loạt mà cần phân ra các đối tượng học sinh để có bài tập phù hợp, vừa sức. Việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của các giáo viên lớn hơn. Đặc biệt cần trên tinh thần nhẹ nhàng, để các em vừa học vừa chơi, không bị quá tải, như vậy mới có thể mang lại hiệu quả”- bà Trà nói.

|
Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM cho rằng các trường phải thực hiện quy định cấm ra bài tập về nhà cho học sinh tiểu học. Nhưng có hai luồng ý kiến về việc này.
Luồng ý kiến thứ nhất là tâm lý của phụ huynh thích con có bài tập về nhà dù không nhiều. Điều này để học sinh ôn tập lại bài cũ đã học trên lớp, có thói quen ngồi vào bàn ôn bài mỗi ngày. Vì vậy khi có quy định cấm, bản thân nhiều phụ huynh than thở, nếu cô giáo không cho bài thì học sinh không làm gì. Các em luôn trả lời bố mẹ con không có bài, cô không giao bài và phụ huynh bất lực.
Luồng ý kiến thứ hai là những phụ huynh theo tâm lý tiểu học, muốn con được chơi hết những năm tháng tiểu học, không bị áp lực học hành nên không muốn ra bài tập về nhà cho con. Có điều này vì có nhiều giáo viên có tâm lý “tham lam”, yêu cầu học sinh làm nhiều bài tập về nhà. Có giáo viên còn cho mười mấy bài tập, viết đầy một trang giấy A4, khiến học sinh không làm nổi.
Cô Hà khẳng định ngoài việc cho ôn lại bài, chuẩn bị bài cho ngày mai nhất quyết phải cấm việc ra bài tập hàng loạt cho học sinh, khiến học sinh không làm nổi, phải vật lộn tới 11- 12 giờ đêm, phụ huynh khó chịu.
Phân biệt giao bài tập và nhiệm vụ về nhà
Cũng theo cô Phạm Thúy Hà, thực tế hiện nay là sau mỗi buổi học, giáo viên chỉ dặn dò học sinh về nhà ôn lại bài học, coi lại công thức, cách tính để khắc sâu hơn bài hôm nay, và chuẩn bị bài cho ngày mai. Đây là việc nên làm, không ảnh hưởng tới thời gian, tâm lý của các em. Việc này hình thành cho học sinh thói quen làm bài về nhà. Đây là thói quen tốt để sang cấp hai các em không bị bỡ ngỡ bởi khuôn khổ, ý thức tự học bài và tự lập.
Một người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tiểu học tại TP.HCM cho rằng, cần phân biệt giao bài tập về nhà và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.

|
Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Theo thầy, việc giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài cũ, viết những từ khó, đọc bài mới để ngày mai học bài tốt hơn…thuộc tính chất giao nhiệm vụ về nhà. Đây là việc bình thường và nên làm, giúp học sinh hình thành tính tự học, ý thức bản thân và chuẩn bị cho nhiệm vụ mới. Vì những kĩ năng quan trọng này đang thiếu thời gian lắng đọng trên lớp để học sinh rèn dũa do bị cuốn theo bài học.
Ở nước ngoài, việc ra nhiệm vụ về nhà được đánh giá là một kỹ năng cần có của giáo viên. Giáo viên nhìn nhận những học sinh nào còn yếu, kém để ra thêm nhiệm vụ cho các em về nhà. Ở nhà phụ huynh trực tiếp kèm học sinh, đặc biệt là người mẹ hoặc thông qua gia sư, học thêm.
Một kiểu giao nhiệm vụ nữa cũng được thể hiện để chuẩn bị bài mới tốt hơn. Ví dụ hôm sau sẽ học các số trong phạm vi 1000, giáo viên sẽ giao học sinh về nhà tìm trên những tờ báo cũ có con số nào trong phạm vi 1.000, hôm sau kể cho lớp nghe con số này liên quan đến mẩu tin nào. .
Ở nước ta hiện nay giáo viên chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà, nên việc giao nhiệm vụ chưa đáp ứng được. Cần phải có động thái hoặc cách thức để giáo viên hiểu được điều này.
Đối với việc ra bài tập về nhà, cách hiểu thông thường hiện nay là giao những bài tập tương tự ở lớp, yêu cầu các em làm thêm bài tập, tăng thêm độ khó, cho các dạng khác nhau. Tính chất của những bài tập này không cần thiết.
Thanh Hùng - Tuệ Minh
" alt=""/>Ra bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, giáo viên nói gì?