- Em mới lên chức bố chưa tròn một tháng nhưng đã có có không biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh. Hiện tại em đang rối như tơ vò và không biết phải làm sao cho hợp lý. Bên tình bên hiếu thực sự khiến em quá đau đầu…
- Em mới lên chức bố chưa tròn một tháng nhưng đã có có không biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh. Hiện tại em đang rối như tơ vò và không biết phải làm sao cho hợp lý. Bên tình bên hiếu thực sự khiến em quá đau đầu…
Cuốn sách của nhà văn Phạm Quang Long được nhiều nhà phê bình đánh giá là “tác phẩm đáng đọc” với thế giới nhân vật phong phú và độc đáo cùng góc nhìn nhân văn sâu sắc. Là một tiểu thuyết thế sự, phản ánh câu chuyện nóng hổi của thời cuộc, nhưng Chuyện phốlại mang màu sắc lịch sử, phảng phất “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” trong những ngôi nhà phố cổ hay nét tính cách nhân vật gốc Tràng An được điểm xuyết.
“Đồng vọng” - Trịnh Thu Tuyết
Tựa là những trang sách cuộc đời nên Đồng vọng (NXB Hội Nhà văn) không phải tiểu luận, phê bình hay tạp văn, cũng không dành riêng cho nhà trường. Cuốn sách hàm chứa tiêu đề của thể loại - những đồng vọng tri thức, tâm hồn và khát khao...
Một cuốn sách dày dặn được sắp xếp theo một hệ thống khoa học với ba phần:
Phần I - Những vần thơ và những tiếng lònggồm 20 bài tiểu luận, lý luận phê bình từ hiện đại đến hậu hiện đại, mang đến những trang viết tinh tế về sáng tác của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Quang Thiều, Văn Công Hùng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Song, Nguyễn Hàn Chung…
Phần II gồm các bài viết về tác phẩm văn xuôi với tiêu đề Bức tranh của đời, chân dung của người.
Phần III - Những tản man suy tư -là những bài viết về hành trình tìm kiếm bản ngã, khám phá nỗi niềm trong cõi nhân sinh và thấu hiểu cuộc sống bằng luận giải tinh tế, đầy trắc ẩn.
“Tôi hạnh phúc khi đọc một cuốn sách hay, nghe một ca từ đẹp, biết ơn cuộc đời khi mỗi ngày được thức dậy cùng bình minh… Cuốn sách đưa bạn đọc tiếp cận đến một thế giới mở trên con đường nghệ thuật, tránh được những lối mòn, đưa ra được những lát cắt sắc sảo bằng nhận định cấp tiến. Một khía cạnh khác rất quan trọng, đó là sự truyền tải hết sức tinh tế các tác phẩm văn học hiện đại, khám phá đa dạng khái niệm của cái đẹp trong thơ” - tác giả trải lòng.
“Ký sự đồng quê” - Trương Văn Ánh
Ký sự đồng quê(NXB Phụ nữ Việt Nam) là bút ký đầu tiên bằng tiếng Việt của tác giả Trương Văn Ánh, người có nhiều năm giảng dạy và thường xuyên sử dụng tiếng Anh để viết sách, giáo trình về ngôn ngữ này.
Sinh ra và lớn lên ở Gò Công (Tiền Giang), dù bị liệt một chân từ nhỏ, Ánh không mặc cảm mà vẫn cùng bạn bè phiêu lưu trên đồng ruộng, sông biển, mò cua bắt ốc, hái rau quả… Ánh đã sống trọn vẹn với đồng ruộng, với đất đai và những cơn mưa còn in dấu mãi trong tâm khảm, để rồi hôm nay khi bồi hồi nhớ lại những vệt ký ức đó, cậu đã viết nên Ký sự đồng quê mộc mạc mà gần gũi.
Tác phẩm mang đến nguồn vui sống cho người đọc, là món quà để thế hệ mai sau nâng niu và giữ gìn những món ăn dân dã, tập tục giản dị của đồng quê. Cuốn sách không chỉ đưa người đọc trở về quá khứ mà còn tượng trưng cho hy vọng về một tương lai, nơi con người trân quý thiên nhiên và vạn vật.
“Chuồng cọp trên cao” - Nguyễn Thu Hằng
Đây là tác phẩm thứ chín của nhà văn Nguyễn Thu Hằng (sinh năm 1976, hiện là giáo viên và là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương). Trước đó, chị từng viết: Cánh thư bay(2014); Thì thầm cùng giọt sương, Bám biển(2017); Mật thư trên ngọn đa, Đảo thức(2018); Cánh đồng xa xăm(2019), Mưa ngâu(2020) và Mùa hoa lưng chừng gió(2021).
Tác phẩm được trao Giải Ba, cuộc thi Văn học tuổi 20 lần VI với những câu chuyện đẹp trong bối cảnh làng quê châu thổ Bắc Bộ với bãi sông, nghề nuôi trâu, khảm trai... Trong Chuồng cọp trên cao(NXB Trẻ) phảng phất hình ảnh của tuổi trẻ những thế hệ trước, những mối tình lãng mạn và thơ ngây, không có mạng xã hội, không có ngôn từ hiện đại.
Tác phẩm đạt Giải Ba trong cuộc thi Văn học tuổi 20lần VI, với những câu chuyện đẹp về làng quê châu thổ Bắc Bộ, như bãi sông, nghề nuôi trâu, khảm trai...Chuồng cọp trên cao(NXB Trẻ) phảng phất hình ảnh của tuổi trẻ thời xưa những thế hệ trước, những mối tình lãng mạn và thơ ngây, không có mạng xã hội hay ngôn từ hiện đại.
Nhà văn chia sẻ: "Dạy học là ước mơ của tôi khi còn nhỏ. Giờ được sống giữa bầy trò nhỏ, tôi thấy tâm hồn mình vẫn còn trẻ, vẫn mơ mộng trong trẻo như chưa hề già. Khi viết về tình yêu, tôi nghĩ, có thể lúc lớn lên, học trò của tôi sẽ tìm đọc để xem tôi viết về tình yêu như thế nào, giống như bây giờ viết truyện thiếu nhi cho các em. Vì thế, Chuồng cọp trên caođầy thơ mộng, giàu hình ảnh và chi tiết hình tượng".
"Khám phá trẻ thơ" - Maria Montessori
Maria Montessori (1870–1952) là nhà giáo dục, bác sĩ và nhà nhân chủng học, nổi bật với tư duy tiên phong về giáo dục trẻ em. Từ những năm đầu thế kỷ 20, bà nghiên cứu cách trẻ học tập và phát triển trong các môi trường khác nhau, từ đó xây dựng phương pháp giáo dục Montessori, hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Montessori tin rằng mỗi đứa trẻ có tiềm năng vô hạn và nhiệm vụ của người lớn là tạo ra môi trường hỗ trợ để trẻ tự do khám phá và phát triển. Bà nhấn mạnh việc tôn trọng sự độc lập, khơi gợi tò mò và nuôi dưỡng đam mê học hỏi tự nhiên ở trẻ. Những tư tưởng này được trình bày trong cuốn Khám phá trẻ thơ (NXB Tri thức).
Ảnh: Tư liệu
Bình cùng chiếc xe tang vật. (Ảnh: T.C.)
Sáng 24/12/2021, Bình đỗ xe tại đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, rồi đi về quê.
Đội CSGT số 6 (Công an Hà Nội) phát hiện chiếc xe đỗ không đúng quy định nên lập biên bản vi phạm, tạm giữ, đưa xe về gửi tại bãi xe số 3 Lê Quang Đạo.
Khi quay lại Hà Nội, Bình biết ô tô đã bị công an tạm giữ nhưng không dám đến cơ quan chức năng để làm việc vì xe không có giấy tờ.
Đến khoảng tháng 5, bị can phát hiện xe của mình đang được gửi ở số 3 Lê Quang Đạo. Tháng 7, Bình quay lại và vẫn thấy chiếc Toyota đang ở đó nên nảy sinh ý định ăn trộm.
Sáng 15/8, Bình gọi cho anh H.T.T. và anh N.V.D., trình bày cần qua "câu điện" giúp chiếc ô tô bị CSGT thu giữ, nay mới xử lý xong.
Trưa cùng ngày, anh T. cho Bình mượn chiếc Toyota Yaris, chở theo bình sạc ắc quy và dây dẫn điện để đến số 3 Lê Quang Đạo. Còn anh T. và anh D. đến sau cùng một thợ sửa xe khác. Khi đến nơi, cả 3 người cố gắng nổ máy chiếc Toyota Altis của Bình nhưng bất thành.
Sau đó, anh D. và thợ về trước. Bình và anh T. gọi thợ sửa ô tô của một gara gần đó xử lý giúp. Chiếc xe sau khi được can thiệp đã được Bình lái về một gara ở đường Nguyễn Văn Giáp, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.
Cùng ngày, nhân viên bảo vệ của bãi xe trình báo cơ quan chức năng về việc bị mất trộm chiếc xế hộp Toyota Corolla Altis - là xe vật chứng do Đội CSGT số 6 gửi.
Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Nam Từ Liêm đã vào cuộc điều tra, truy xét. Ngày 17/8, lực lượng chức năng đã làm sáng tỏ vụ việc. Kết quả giám định cho thấy chiếc Toyota bị đánh cắp trị giá khoảng 80 triệu đồng.
Theo Dân trí
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những ngày gần đây, không hiểu sao anh hay nhớ về quá khứ, ngày mình còn yêu nhau, ngày mình về chung dưới một mái nhà, ngày em chuyển dạ lúc giữa đêm, đau đớn nhiều khiến anh hoảng sợ.
Anh nhớ ngày mình gặp nhau, em xinh tươi và giản dị như một đóa hoa mọc dại ven đường. Em sinh ra ở quê, lớn lên trong cơ cực nên tính tình chịu thương chịu khó. Mình gặp nhau, hai đứa đều chưa có gì ngoài tình yêu và hai bàn tay trắng.
Em khổ nhiều rồi, anh không muốn kéo dài sự nghèo khó của cuộc đời em nếu lấy anh. Nhưng em bướng bỉnh không chịu nghe lời với lý do "em thấy nhiều người lấy chồng giàu nhưng cũng đâu hạnh phúc". Em nói không sai, anh chịu thua em một bước.
Mình bắt đầu cuộc sống vợ chồng trong căn nhà trọ 13m2. Cả hai đều làm công nhân, thu nhập không nhiều. Những hôm không tăng ca, anh tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm đồng rau đồng muối. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng luôn vui vẻ vì chúng mình thương nhau.
Anh nhớ ngày em báo tin có thai, cả hai nhìn nhau, mắt ngân ngấn nước vì hạnh phúc. Tình yêu của chúng ta đã đơm quả ngọt. Nghĩ đến mỗi khi đi làm về có con nhỏ chạy ra đón, những bữa cơm có con nhỏ ngồi bi bô nghịch phá, niềm hạnh phúc như dâng trào.
Em chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh tới 10 ngày. Hôm đó đang giữa đêm, em đập anh dậy bảo hình như em vỡ ối rồi. Trong lúc cả hai còn hoang mang, những cơn đau bắt đầu kéo đến. Anh chở em bằng xe máy đến viện. Trên đường, mỗi lúc cơn đau kéo đến, anh phải dừng xe để ôm lấy em. Anh cũng biết chuyển dạ sẽ rất đau, nhưng nhìn em khóc gào khiến anh hoảng sợ.
Giây phút cô y tá bế con ra trao vào vòng tay anh, đất trời như nở hoa dưới mặt trời chiếu rọi. Con gái bé nhỏ, khuôn mặt thanh tú và xinh đẹp giống em vô cùng. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng, việc làm cha lại đem lại niềm hạnh phúc lớn lao như vậy.
Vợ chồng mình cứ thế, cùng nhau chăm chỉ làm ăn, chứng kiến con gái ngày một lớn. Vì kinh tế không dư dả, cả hai lần lữa việc sinh thêm con. Anh nghĩ con ít hay nhiều không quan trọng bằng việc nuôi dạy con một cách đủ đầy, chu đáo.
Anh nhớ ngày vợ chồng mình chuyển về ngôi nhà mới xây. Căn nhà cấp 4 tuy nhỏ nhưng là thành quả của nhiều năm hai vợ chồng chắt chiu dành dụm, cộng với sự hỗ trợ của hai bên nội ngoại.
Ngày đầu tiên bước vào căn nhà, em chậm rãi sờ từng bức tường, ngắm nghía từng góc nhà rồi hát khẽ một câu gì đó. Anh nhìn em, cảm thấy có lỗi vì đã không thể xây cho em một ngôi nhà sớm hơn.
Rồi một ngày, em nói rằng em muốn sinh thêm một đứa nữa. Em sợ con gái chỉ có một mình, sau này sẽ cô đơn. Sinh thêm một đứa con để sau này con mình có chị có em mà nương tựa. Ước mơ giản dị đó của em còn chưa kịp thực hiện, chúng ta đã phải nhận cái "án tử" giáng xuống đời anh.
Anh không biết mình bị bệnh cho đến khi cảm thấy quá mệt mỏi và sút cân nhanh. Căn bệnh ung thư phổi đã gặm nhấm cơ thể anh bao lâu, nay di căn khắp cơ thể. Bác sĩ nói, bệnh phát hiện quá trễ, không còn khả năng điều trị, chỉ có thể dùng phương pháp giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống.
Anh từ chối điều trị, chỉ mong những ngày cuối đời có thể dành thời gian trọn vẹn cho em và con. Những ngày ấy, anh đã chìm trong tuyệt vọng.
Vợ của anh thì không thế. Người phụ nữ nhỏ bé và nhiều lo sợ, khi đối diện khó khăn lại mạnh mẽ đến không ngờ. Chính em đã truyền cho anh động lực sống. Em chỉ khóc một lần vào ngày anh phát hiện bệnh, sau đó không khóc lần nào nữa. Em động viên anh, còn hay kể chuyện hài em đọc trên mạng. Nhìn em cố tỏ ra vô lo, nói cười, anh thắt ruột vì thương.
Anh chẳng còn đủ sức để làm gì, chỉ có thể nằm, thỉnh thoảng cố gắng đi lại vào ra, cắm cho em nồi cơm, nhặt cho em mớ rau mỗi khi em tan ca về muộn. Anh cũng không tỏ ra buồn bã nữa, bởi không muốn em bận lòng.
Những lúc ở nhà một mình, nằm nhìn ra khung cửa sổ, thấy trời xanh cao, anh ước gì có phép màu để anh khỏe mạnh trở lại. Anh muốn đưa em đi Đà Lạt, nơi em ước ao đến một lần trong đời. Anh muốn nhìn con gái lớn lên. Anh muốn cùng em già đi theo năm tháng. Có nhiều điều anh muốn làm cùng em, vậy mà chẳng còn cơ hội nữa.
Cả một đời làm vợ anh, cả một đời em vất vả. Không biết có bao giờ em cảm thấy hối hận vì đã lấy anh chưa? Có lần, trong giấc ngủ chập chờn của những cơn đau, anh nghe em thì thầm: "Nếu có kiếp sau, chúng ta vẫn là vợ chồng nhé".
Em à, anh nghe người ta nói rằng, kiếp này mình gặp nhau là do có duyên nợ từ kiếp trước. Kiếp này, coi như mối duyên nợ với anh, em đã trả đủ. Kiếp sau mình không gặp nhau nữa em nhé.
Anh chỉ mong em gặp một người tốt hơn anh, có thể lo cho em một cuộc sống đủ đầy, nhàn nhã. Và quan trọng hơn, họ sẽ không bỏ em mà đi để em một mình ở lại giữa ngổn ngang lo toan.
Nếu có kiếp sau, anh nhất định sẽ không lấy em làm vợ nữa.
Theo Dân Trí