Mới đây, trang chủ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo Chủ tịch Gary Gensler sẽ từ chức vào ngày 20/1/2025. Thông tin này lập tức gây chấn động trong cộng đồng tiền số khiến giá bitcoin tăng vọt.
Ông Gensler được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của bitcoin nói riêng và cộng đồng tiền số nói chung tại SEC. Trong nhiệm kỳ của mình, ông nhấn mạnh thông điệp: "Thị trường tiền số đầy rẫy những kẻ lừa đảo, kẻ gian lận".
Ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) (Ảnh: Getty Images).
Ông Gensler cũng giữ lập trường cứng rắn với tiền điện tử. Từ năm 2021, Chủ tịch SEC đã khơi mào hơn 100 vụ kiện với các công ty trong ngành.
Ông là người dẫn đầu cuộc "đàn áp tiền số" với các vụ phạt BlockFi, Coinbase, Kraken. Nhà sáng lập Binance Changpeng Zhao cũng bị bỏ tù sau vụ kiện của SEC.
Hồi tháng 7, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Tổng thống Donald Trump cũng đã nói rằng sẽ sa thải Gensler trong ngày đầu quay lại Nhà Trắng.
Ngoài ra, tin đồn cho thấy Tổng thống Trump đang cân nhắc tạo một vị trí mới tại Nhà Trắng chuyên về chính sách tiền điện tử. Những tín hiệu tích cực này góp phần giúp bitcoin tăng giá gấp đôi trong năm nay và tăng 40% kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
"Nhìn lại các đợt biến động có quy mô tương tự trước đây, bitcoin thường rơi vào giai đoạn tích lũy, hoặc bỏ qua tín hiệu quá mua khi các nhà đầu tư đổ xô vào", ông Rob Ginsberg, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Wolfe Research, nhận định trong báo cáo.
Ông nhận định rằng đây có thể là khởi đầu của một đợt tăng giá mới, khác với các giai đoạn tích lũy thông thường. Với mức tăng ấn tượng 130% từ đầu năm đến nay, bitcoin đang tiến gần đến ngưỡng tâm lý quan trọng 100.000 USD.
" alt=""/>Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ từ chức, bitcoin vượt 99.000 USDCác thành viên đội tuyển làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Gimhae (Busan) (Ảnh: VFF).
Hiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông. Dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này cũng đã nằm trong sự tính toán của ban huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn.
Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, đội chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, đội sẽ tăng cường kỹ chiến thuật trên sân cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển bằng xe buýt.
Theo kế hoạch, trong thời gian tập huấn tại Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ có ba trận đấu tập với "quân xanh" được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện.
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với CLB cũ của HLV Kim Sang Sik là Jeonbuk Motors (Ảnh: K-League).
Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, đội tuyển sẽ gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors đang chơi ở K-League 1.
Trong đó, Jeonbuk Motors từng thống trị bóng đá Hàn Quốc và vô địch châu Á. Đây cũng là nơi HLV Kim Sang Sik từng làm HLV trưởng, trước khi sang Việt Nam làm việc. Ông đã giúp Jeonbuk Motors giành chức vô địch quốc gia Hàn Quốc.
HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao hai trận đấu gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors. Ông hy vọng đây sẽ là những bài kiểm tra chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào cuộc cạnh tranh tại AFF Cup 2024.
"Chủ trương đấu giá đất là đúng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, nhiều đối tượng lợi dụng cơ hội để thổi giá đất lên cao. Nhà nước sẽ có công cụ và chính sách nào để kiểm soát việc đẩy giá đất ảo lên quá cao, nhưng vẫn tiếp tục áp dụng hình thức đấu giá để đảm bảo hài hòa lợi ích, tăng thu cho ngân sách nhà nước?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên cũng đề nghị giải đáp thắc mắc về cơ chế để chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất đáp ứng như cầu của người dân.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (Ảnh: Anh Thơ).
Trả lời việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nói đã có kiến nghị Chính phủ, các địa phương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính khả thi, cứng rắn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, Luật Đất đai; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị tại các khu vực có đất đấu giá.
"Các địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất để làm cơ sở tính giá khởi điểm. Thực tế đã xảy ra tình trạng những khu đất đầu tư đồng bộ về hạ tầng nhưng địa phương vẫn lấy giá đất khi chưa đầu tư để làm giá khởi điểm, khiến nhiều đối tượng muốn trúng đấu giá để bán lại kiếm lời", ông Duy nói..
Ngoài ra, theo ông Duy, cần có chính sách đảm bảo nguồn cung về đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân và phù hợp với nhu cầu chi trả.
Khi cung - cầu không gặp nhau, đương nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao, theo lời Bộ trưởng.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quy chế đấu giá đất có thể phải rút ngắn thời gian nộp đủ tiền trúng đấu giá, công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc để hạn chế việc lợi dụng đấu giá trục lợi.
Đi liền với những giải pháp đó, ông Duy đề nghị tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.
"Tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng đấu giá đất như ở vùng ven Hà Nội thời gian qua", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ.
Khu vực 19 lô đất được đấu giá ở huyện Hoài Đức, Hà Nội với giá cao bất thường gây xôn xao dư luận (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Giải đáp thêm thắc mắc về cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "đừng nên lo ngại quá".
Ông Chính dẫn Luật Đất đai năm 2024 có những quy định "rất mới và mở". Nếu theo Luật Đất đai năm 2013, người dân có nhu cầu đất ở phải tham gia đấu giá thì tại Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá trong các trường hợp như giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; giao đất ở cho cá nhân là giáo viên, nhân viên y tế đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo; giao đất ở cho cá nhân thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở...", ông Chính dẫn chứng.
" alt=""/>Bộ trưởng nêu giải pháp chặn trục lợi trong đấu giá đất