









Thư Hồ
Thư Hồ
Toàn bộ quá trình sản xuất dự án diễn ra trong 6 ngày. Hoài An nói 2 anh em và ê-kíp đã quen cường độ làm việc nhanh, trước đó MV Ước mơ xuâncũng được thực hiện trong 1 tuần để kịp phát hành dịp Tết.
"Nhạc xuân, Trung thu hay âm nhạc lễ hội thường được nghe theo thời điểm cố định trong năm. Chúng tôi thực hiện MV liên khúc thật nhanh để kịp ra mắt khán giả Trung thu năm nay. Làm nhanh nhưng nhưng tôi yên tâm về chất lượng vì ê-kíp toàn người giỏi và chuyên nghiệp", nhạc sĩ cho hay.
Hoài An nhận xét giọng hát truyền cảm của NSƯT Nhất Sinh thể hiện tốt chất dân gian trong âm nhạc và sự dí dỏm đặc trưng của thơ Lâm Xuân Thi. Trong quá trình làm việc, NSƯT mang đến ê-kíp nhiều tiếng cười, năng lượng tích cực bởi những câu chuyện vui.
Trích đoạn MV 'Liên khúc: Hỏi Cuội - Trung thu muộn'
Nhạc sĩ chia sẻ Lâm Xuân Thi vừa đồng hành hai anh em trong dự án album Thơ ca 2: Lá bài. Anh có phong cách thơ độc đáo, riêng biệt, không ít bài hai anh em vừa đọc đã nảy sinh cảm hứng, muốn sáng tác giai điệu ngay.
Đời thường, họ là bạn bè, anh em thân thiết. Trong mắt 2 nhạc sĩ, Lâm Xuân Thi là người nhiệt tình, rộng rãi, luôn đề cao nghệ thuật và ít toan tính tiền nong.
"Chúng tôi chỉ quen làm chuyên môn, những yếu tố khác thường được anh Lâm Xuân Thi hỗ trợ. Như hồi phát hành album Thơ ca 2: Lá bài, anh ấy lo từ buổi gặp gỡ báo giới đến chất lượng giấy in bìa đĩa.
Từ hồi quen anh Thi, tôi phải làm một phòng riêng để đựng túi hiệu. Anh ấy tặng rất nhiều dù tôi không hay dùng túi xách", Hoài An chia sẻ.
Hồi ký của vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Obama xuất bản tại Việt Nam
Mẹ bỉm sữa viết tiểu thuyết về chuyện tình gái Việt với trai Tây
Hà Nội lần đầu có thư viện sách của nhà văn Tô Hoài
Ngày 22/11, tại Nhà sách Cá Chép, Hà Nội diễn ra buổi giao lưu, tọa đàm, trưng bày sách trinh thám chính trị nhân dịp ra mắt biên khảo Răng sư tử của tác giả - nhà báo Yên Ba.
Cuộc chiến điệp báo - “nhân vật chính” xuyên suốt Răng sư tử - là cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng giữa những cơ quan đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô cả trước, trong và sau Chiến tranh Lạnh - cuộc chiến kéo dài suốt 6 thập kỷ của thế kỷ 20.
![]() |
Cuộc chiến điệp báo - “nhân vật chính” xuyên suốt Răng sư tử - là cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng. |
Chân dung cuộc chiến điệp báo sinh tử này được phác họa thông qua những con người cụ thể, những sự kiện có thật. Nhiều người trong số đó tham gia cuộc chiến vì lý tưởng, số khác vì tiền bạc hay danh vọng của những chiến binh đủ sức một mình làm xoay chuyển thế giới.
Nhiều người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cũng có kẻ mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp bụi dày của những bí mật thế kỷ. Dù thế nào thì tất cả họ đều cùng tạo nên những mảnh ghép then chốt góp phần làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử, định hình diện mạo mới của thế giới trong một thời kỳ lịch sử biến động dữ dội.
Răng sư tử là biên khảo công phu kéo dài 3 năm của tác giả Yên Ba. Công việc chính là nhà báo theo dõi mảng thể thao và đời sống quốc tế đã giúp tác giả giải mật hồ sơ tình báo, phản gián mà người ngoài khó có thể nắm rõ.
Từ những nhân vật cụ thể, những sự kiện có thật, nhà báo Yên Ba đã tổng hợp, xâu chuỗi, gắn kết các hành động của điệp viên trong bối cảnh cụ thể, tìm mối liên kết giữa các điệp vụ, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu tham khảo để hình thành một cuốn sách biên khảo phi hư cấu với nhân vật chính là cuộc chiến điệp báo.
![]() |
Nhà báo Yên Ba ký tặng sách độc giả. |
Cuốn sách in khổ lớn, dày gần 900 trang dày đặc các nhân vật, sự kiện nhưng không vì thế mà khó nắm bắt bởi bố cục rõ ràng rành mạch, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn của tác giả. Điệp vụ này kết thúc mở ra điệp vụ tiếp, khiến người đọc bị lôi cuốn theo.
Tại buổi giao lưu, tọa đàm, nhà báo Yên Ba cũng giới thiệu bộ sưu tập sách trinh thám chính trị của mình, giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử và sự tiếp nhận dòng sách này tại Việt Nam.
![]() |
Bộ sưu tập sách trinh thám chính trị của nhà báo Yên Ba. |
Nhà báo Yên Ba sinh năm 1962, làm báo từ năm 1990, chuyên theo dõi mảng thể thao và đời sống quốc tế. Các tác phẩm đã xuất bản: Từ Espana 82 đến France 98: Nhìn lại và chờ đợi (sách thể thao); Từ Pele đến Maradona (sách thể thao); Vụ đánh cắp thế kỷ (tập truyện trinh thám chính trị quốc tế, biên soạn); Thoát khỏi CIA (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch); Điệp viên ở Washington (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch); Những mảnh ký ức (tập bút ký).
Tình Lê
Cuốn sách "Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội trong đời sống đương đại" gồm 22 bài viết, hơn 100 ảnh minh họa giới thiệu về 24 di sản đại diện cho các lĩnh vực.
" alt=""/>Cuộc chiến tình báo gay cấn trong biên khảo Răng sư tử của nhà báo Yên BaVề việc chi trả tiền thưởng, Bộ VHTTDL đã chủ động triển khai những bước phối hợp theo đúng quy trình; có công văn báo cáo cấp có thẩm quyền và các Bộ, ngành liên quan nhằm sớm thực hiện thủ tục chi trả tiền thưởng cho các tác giả sau khi được vinh danh.
Cụ thể, ngày 6/4/2023, Bộ VHTTDL có Công văn số 1322/BVHTTDL-KHTC gửi Bộ Tài chính về việc bổ sung kinh phí tiền thưởng. Theo đó, Bộ VHTTDL đã rà soát các tác giả, đồng tác giả được nhận tiền thưởng. Mức giải thưởng và việc thực hiện chi trả được căn cứ khoản 2, điều 6 và điểm c, khoản 2, điều 7 thuộc Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
Mức thưởng hiện nay của Giải thưởng Hồ Chí Minh là 270 lần lương cơ sở, của Giải thưởng Nhà nước là 170 lần. Bộ VHTTDL đã rà soát và tổng hợp dự toán đề nghị Bộ Tài chính xem xét, bổ sung kinh phí năm 2023 tiền thưởng xét tặng các Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.
Ngày 22/6, Bộ VHTTDL có Công văn số 2488/BVHTTDL- KHTC gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà báo cáo kinh phí xét tặng Giải thưởng.
Công văn nêu rõ, căn cứ Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ: “Tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được bố trí trong kinh phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật”, Bộ VHTTDL đã gửi Công văn đề nghị Bộ Tài chính bổ sung dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 để chi trả tiền thưởng cho các tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT (đối với các hồ sơ do Bộ VHTTDL trình Hội đồng cấp Nhà nước).
Việc chi tiền thưởng cho các tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng các Giải thưởng còn lại do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT chịu trách nhiệm chi tiền thưởng cho các tác giả, đồng tác giả.
Nhưng theo Bộ Tài chính, hồ sơ gửi kèm danh sách tác giả nhận thưởng thuộc các Hội VHNT đặc thù như Hội Nhạc sĩ, Hội Điện ảnh, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam không có cá nhân, tập thể thuộc Bộ VHTTDL. Điều này chưa đảm bảo quy định của Nghị định số 91/2017 quy định chi tiết một số điều về Luật thi đua, khen thưởng.
Bộ Tài chính cũng nêu trong báo cáo Chính phủ: Các tập thể, cá nhân, thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì Bộ, ban, ngành, tỉnh đoàn thể Trung ương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngân sách Nhà nước của cấp mình và hạch toán chi thành mục riêng.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung báo cáo danh sách tên cá nhân nhận thưởng kèm theo tên đơn vị, cơ quan tương ứng theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành (phân định rõ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương), gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí theo quy định.
Ngày 26/9, Bộ VHTTDL đã nhận được Công văn số 7376/VPCP- KTTH (gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL) về nội dung chi trả tiền thưởng. Công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, yêu cầu Bộ VHTTDL nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính tại các văn bản trước đó về việc chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT; trên cơ sở đó hoàn thiện đề xuất gửi Bộ Tài chính, thời gian trước ngày 30/9/2023.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, xem xét và đề xuất việc bố trí kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 5/10/2023.
Thực hiện chỉ đạo tại Công văn 7376, ngày 27/9, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ đã ký Công văn số 4062/BVHTTDL-KHTC, cho biết Bộ VHTTDL đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính và hoàn thiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Đồng thời, tại công văn, Bộ VHTTDL gửi danh sách cá nhân được nhận tiền thưởng kèm theo tên đơn vị, cơ quan và dự toán kinh phí bổ sung cho từng đơn vị, cơ quan tương ứng theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
Như vậy, công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90 và các văn bản pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế và phản ánh từ các văn nghệ sĩ, dư luận trong những ngày qua, Bộ VHTTDL tiếp tục khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, báo cáo cấp có thẩm quyền các nội dung liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo việc chi trả tiền thưởng nhanh nhất.
Sáng 28/9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã trực tiếp báo cáo Thủ tướng về những nội dung này. Theo đó, Thủ tướng có chỉ đạo các thủ tục hành chính liên quan cần được khẩn trương rút gọn, sớm trình Chính phủ cấp tiền khen thưởng cho các tác giả, đồng tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính và thống nhất sẽ xử lý sớm nhất những vấn đề liên quan, đảm bảo công tác chi trả tiền giải thưởng nhanh chóng, kịp thời.
Văn phòng Chính phủ đốc thúc Bộ VHTTDL hoàn thiện đề xuất gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/9. Bộ Tài chính đề xuất việc bố trí kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 5/10.