F-Mobile B550 có thiết kế thời trang, dễ sử dụng và có các tính năng: nghe nhạc mp3, xem video rõ nét, nghe FM trực tiếp không cần tai nghe, chụp ảnh với độ phân giải cao. Máy được tích hợp 2 sim online và đèn pin siêu nhỏ.
Nhân dịp ra mắt F-Mobile B550, Công ty bán lẻ FPT cũng tung ra chương trình “Dùng thử 3 ngày – Không ưng trả lại” dành cho 100 khách hàng đầu tiên, theo đó khách hàng có thể truy cập vào đây để đăng ký dùng thử F-Mobile B550. Sau 3 ngày dùng thử, nếu mua máy khách hàng sẽ được giảm giá 10%, nếu không phù hợp khách hàng có thể trả lại.
" alt=""/>FPT cho khách hàng dùng thử 'dế' mớiXin ông cho biết mục tiêu sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện?
Mục tiêu của việc xây dựng Luật này là nhằm thể chế hóa Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Luật cũng thể chế hóa Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng bước hiện thực hóa mục tiêu“đến năm 2030 mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc, mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp”.
Thông qua thể chế hóa kịp thời chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, việc sửa đổi dự thảo Luật nhằm thúc đẩy quá trình quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số, cụ thể là quản lý, sử dụng tần số có giá trị thương mại cao; việc quản lý, sử dụng tần số trong đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; quản lý đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ chủ quyền về tần số và quỹ đạo vệ tinh.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện cũng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Sau khi Luật Tần số vô tuyến điện được thông qua đến nay, hệ thống pháp luật đã có nhiều thay đổi, nhiều luật mới có liên quan đã được ban hành. Trong đó có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Phí và lệ phí năm 2015, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Đầu tư năm 2020, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) cần thiết có sự sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.
Trong Luật Tần số vô tuyến điện được sửa đổi có những điểm gì mới so với luật cũ?
Luật sửa đổi lần này đã hoàn thiện đồng bộ các quy định từ lập, ban hành quy hoạch tần số đến việc cấp phép tần số để quản lý, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là với những băng tần “quý hiếm”.
Thông qua cơ chế quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng, cùng với những quy định tường minh hơn về đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp sẽ giúp tạo lập môi trường viễn thông cạnh tranh, tránh độc quyền và giúp cho khâu thực thi cấp phép đối với băng tần “quý hiếm” được thuận lợi hơn. Song song với đó là quy định về cam kết triển khai mạng viễn thông, xử lý vi phạm cam kết áp dụng đối với các trường hợp được cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc khi được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần nhằm bảo đảm tần số phải được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển mạng viễn thông mà Nhà nước đặt ra cho doanh nghiệp.
Luật sửa đổi cũng bổ sung quy định các trường hợp đặc biệt, được sử dụng tần số ngoài quy hoạch. Đây là những trường hợp có yếu tố quốc tế hoặc yếu tố công nghệ mới, sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy hoạch của các quốc gia mà không theo quy hoạch tần số của Việt Nam, sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới, sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế. Quy định mới này của Luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thời gian qua và phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài, ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất, xuất khẩu các thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin của Việt Nam.
Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, Luật sửa đổi đã quy định xã hội hóa việc đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, giao các cơ sở đào tạo đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ thực hiện việc đào tạo và cấp chứng chỉ, Bộ TT&TT đóng vai trò quản lý, giám sát.
Luật cũng sửa đổi các quy định hiện hành nhằm nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc xử lý nhiễu có hại, đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số, quỹ đạo vệ tinh và sử dụng tần số phục vụ mục đích quốc phòng an ninh trong tình huống khẩn cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia.
Một quy định rất mới của Luật, được Quốc hội bỏ phiếu biểu quyết riêng, đó là quy định trong trường hợp đặc biệt, băng tần “quý hiếm” được cấp trực tiếp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến các Bộ liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện đề án và được cấp giấy phép sử dụng băng tần. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tần số vô tuyến điện đối với lượng tần số sử dụng để phát triển kinh tế như các doanh nghiệp khác và chịu sự kiểm tra, thanh tra trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi sẽ tác động đến đối tượng nào thưa ông?
Với 5 nhóm chính sách lớn và các vấn đề có liên quan được sửa đổi, bổ sung lần này, dự thảo Luật sẽ có tác động trực tiếp đến nhiều đối tượng doanh nghiệp, người sử dụng tần số. Trong đó có 3 nhóm đối tượng chính.
Thứ nhất là nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động (các nhà mạng di động) sẽ là những người cảm nhận tác động rõ nhất với việc sửa đổi, bổ sung quy định về cho phép cấp lại giấy phép sử dụng băng tần sau khi hết hạn để ổn định kinh doanh, yên tâm đầu tư phát triển công nghệ mới; giới hạn tối đa tổng độ rộng một doanh nghiệp được cấp phép tránh tích tụ tài nguyên, bảo đảm cạnh tranh công bằng; đấu giá băng tần dành cho thông tin di động, cấp phép cho thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông...
Thứ hai là nhóm tổ chức tham gia vào công tác đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên cũng nhận được tác động tích cực khi mà đến ngày 1/7/2024 chính thức xã hội hóa việc đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên để các doanh nghiệp thực hiện thay vì Bộ TT&TT như hiện nay, mang lại lợi ích cho hàng vạn khai thác viên vô tuyến điện được rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ.
Thứ ba là nhóm các doanh nghiệp nghiên cứu, thử nghiệm phát triển công nghệ mới cũng được hưởng lợi khi mà Luật đã bổ sung quy định cho phép cấp phép sử dụng các tần số ngoài phạm vi quy hoạch để phục vụ những mục đích này.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
" alt=""/>Luật Tần số vô tuyến điện sẽ tạo nền tảng chuyển đổi số quốc giaDựa vào bảng xếp hạng, tài sản ròng của Zuckerberg “bốc hơi” 11,2 tỷ USD chỉ trong ngày 27. Cổ phiếu của Meta mất 1/4 giá trị sau khi công ty công bố doanh thu quý gần nhất. Doanh thu công ty mẹ Facebook tăng chậm quý thứ hai liên tiếp và lỗ ròng tăng do đặt cược vào metaverse.
Cho tới nay, tài sản của CEO Meta giảm hơn 87 tỷ USD, chỉ còn 37,7 tỷ USD, đứng thứ 28 trên thế giới. Hồi đầu năm, ông vẫn nằm trong top 10.
Các hãng công nghệ vốn tận hưởng tăng trưởng mạnh từ đầu dịch Covid-19 nay đã cảm nhận nỗi đau của lạm phát sao, lãi suất tăng và chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số giảm. Nhiều công ty đang kiểm soát chi phí, đóng băng tuyển dụng hay thậm chí sa thải nhân sự.
Với nhiều lãnh đạo và nhà sáng lập, tài sản ròng của họ gắn liền với cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa bất kỳ biến động nào của giá cổ phiếu cũng tác động đến tài sản của họ.
Chẳng hạn, Elon Musk và Jeff Bezos, mỗi người bị “thổi bay” hơn 58 tỷ USD từ đầu năm. Musk không chỉ là CEO Tesla mà còn điều hành công ty hàng không vũ trụ SpaceX, công ty đào đường hầm Boring Company, startup khoa học thần kinh Neuralink. Tuần trước, ông thâu tóm thành công Twitter với giá 44 tỷ USD. Hiện nay, ông “đáng giá” 212 tỷ USD.
Tài sản ròng của Bezos là 134 tỷ USD. Hai nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page mất hơn 40 tỷ USD trong cùng kỳ.
Hầu hết các doanh nhân công nghệ giàu nhất thế giới đều đến từ Mỹ, chỉ có một số là người nước ngoài. Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, mất 9,3 tỷ USD năm nay và tài sản ròng hiện nay là 29,1 tỷ USD.
Người phụ nữ duy nhất trong top 20 tỷ phú công nghệ là MacKenzie Scott, vợ cũ Bezos. Tài sản ròng của bà giảm hơn 29 tỷ USD, một phần do các khoản đóng góp lớn làm từ thiện. Bà đã quyên góp hàng tỷ USD cho các tổ chức như ngân hàng lương thực, các trường cao đẳng và đại học.
Trong top 20, chỉ có hai người giàu hơn đầu năm, đó là Zhang Yiming, sáng lập viên ByteDance – công ty mẹ TikTok và Robert Pera, nhà sáng lập và sản xuất thiết bị không dây Ubiquiti.
Du Lam(Theo WSJ)
" alt=""/>20 tỷ phú công nghệ mất gần nửa nghìn tỷ USD năm nayTại Twitter, Musk đang dựa vào các đồng minh thân cận và nhân viên trung thành để quyết định xem ai bị loại bỏ và ai được giữ lại. Ông cũng yêu cầu họ tìm hiểu mọi thứ có thể về Twitter nhanh chóng, từ mã nguồn đến quản trị nội dung và yêu cầu bảo mật dữ liệu để thiết kế lại nền tảng.
Musk tự nhận là người ủng hộ tự do ngôn luận song phải cân bằng giữa cá tính với trách nhiệm pháp lý và kinh doanh. Trong lá thư công khai gửi nhà quảng cáo tuần trước, ông khẳng định Twitter“tuyệt đối không trở thành địa ngục miễn phí cho tất cả mọi người, nơi có thể nói mọi thứ mà không lãnh hậu quả”.
Không rõ các kỹ sư Tesla sẽ phân chia thời gian thế nào giữa hai nơi. Thông thường, khi làm việc cho một công ty khác của Musk, họ sẽ được trả lương cố vấn. Một số nhân viên sẽ có chức vụ toàn thời gian tại nhiều hơn một nơi. Chẳng hạn, Phó Chủ tịch Vật liệu Tesla Charlie Kuehmann cũng là Phó Chủ tịch SpaceX.
Theo hai nhân viên Tesla giấu tên, họ chịu áp lực phải hỗ trợ các dự án ở công ty khác của ông chủ mà không được trả lương vì nó giúp ích cho sự nghiệp hoặc công việc ấy được xem như hỗ trợ giao dịch, dự án liên quan.
Đánh giá mã nguồn và ca làm việc 12 tiếng
Cuối tuần qua, một số nhân viên Twitter tiết lộ với CNBC rằng các nhân viên Tesla tại Twitter tham gia vào việc đánh giá mã nguồn, ngay cả khi kỹ năng của họ khi làm cho Autopilot và các phần mềm Tesla khác không đúng với ngôn ngữ cũng như hệ thống xây dựng và duy trì mạng xã hội.
Chẳng hạn, hầu hết kỹ sư tại các hãng xe không có kinh nghiệm thiết kế và vận hành các công cụ tìm kiếm, nền tảng được công chúng sử dụng rộng rãi. Twitter có nhiều codebase với hàng triệu dòng code và vô số hệ thống 10 hay thậm chí 100 truy vấn mỗi giây (QPS). Tại Tesla, Python là một trong những ngôn ngữ được yêu thích, còn lập trình viên Twitter dùng Scala.
Twitter cũng chịu nhiều quy định quốc tế về phát ngôn thù địch, quyền riêng tư dữ liệu như GDPR của EU.
Nhân viên Twitter được yêu cầu cho nhóm của Musk xem tất cả tài liệu kỹ thuật để chứng minh giá trị và công việc của họ trong công ty. Họ có nguy cơ mất việc nếu không gây ấn tượng. Họ lo lắng sẽ bị sa thải mà không có cảnh báo hay lý do gì. Vài người lo sợ không được thưởng cổ phiếu vào tuần đầu tháng 11.
Trong khi đó, nhân viên Twitter nói không nhận được kế hoạch cụ thể nào từ Musk hay nhóm của ông, hầu hết đều mù mờ về việc cắt giảm nhân sự trong các bộ phận, ngân sách và chiến lược dài hạn.
Dù vậy, Musk đưa ra các hạn chót gần như bất khả thi với một vài đầu việc. Chẳng hạn, ông ra lệnh thiết kế lại phần mềm đăng ký thuê bao Twitter Blue và hệ thống xác minh (tick xanh) và hoàn thành ngay trong tuần đầu tháng này. The Verge đưa tin Musk muốn tăng giá lên 20 USD/tháng và chỉ cấp tick xanh cho những tài khoản trả tiền, thu hồi huy hiệu với những ai không đăng ký Twitter Blue.
Quản lý tại Twitter chỉ đạo một số nhân viên làm ca 12 tiếng, 7 ngày/tuần để đáp ứng thời hạn sít sao của Musk mà không nhắc đến lương làm ngoài giờ hay bảo mật công việc. Có hoàn thành công việc vào đầu tháng hay không là bước ngoặt trong sự nghiệp của họ tại đây.
Trong không khí bất mãn và lo sợ, nhiều nhân viên Twitter dừng liên lạc với nhau qua hệ thống nội bộ về các vấn đề công việc. Vài kênh liên lạc Slack gần như im lặng. Theo CNBC, Musk và cộng sự lại đang lục lọi tin nhắn lưu trữ trong hệ thống để tìm kiếm người cần sa thải hay những dự án cần loại bỏ.
Tối 30/10, Musk đăng ảnh chụp màn hình một tin nhắn nội bộ từ tháng 5/2022 của Giám đốc Toàn vẹn và An toàn Yoel Roth lên Twitter cho 112 triệu người theo dõi xem. Thời điểm đó, Musk đang muốn rút khỏi thương vụ mua Twitter. Tại tòa và trước công chúng, ông liên tục chỉ trích “chim xanh” làm giả số liệu về tài khoản ảo, giả mạo.
Sau khi công khai tin nhắn nội bộ này, Musk tố cáo Ban quản trị Twitter đang che giấu các bằng chứng trước tòa. Ông còn úp mở: “Đừng chuyển kênh, sẽ còn nữa…”.
Du Lam (Theo CNBC)
" alt=""/>Elon Musk huy động hàng chục thân tín tại Tesla cho vụ tiếp quản Twitter