Tỷ phú Warren Buffett vừa công bố một bức thư gửi cổ đông. Trong đó, ông cho biết sẽ thực hiện đổi 1.600 cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A sang 2,4 triệu cổ phiếu hạng B (loại có ít quyền biểu quyết hơn).
Sau đó, 1,5 triệu cổ phiếu sẽ được quyên góp cho quỹ Susan Thompson Buffett Foundation mang tên người vợ đã mất của Buffett. 3 quỹ do các con của ông quản lý sẽ nhận mỗi nơi 300.000 cổ phiếu. Tổng cộng, lần này Buffett cho đi 1,2 tỷ USD.
"Tôi hiểu rõ 3 người con và hoàn toàn tin tưởng họ", ông khẳng định.
Vị tỷ phú năm nay đã 94 tuổi. Ông cũng tiết lộ rằng đã chọn 3 người ủy thác tiềm năng để quản lý các quỹ từ thiện trong trường hợp 3 người con là Susie (71 tuổi), Howard (69 tuổi) và Peter (66 tuổi) không thể tiếp tục công việc. Những người này trẻ và quen thân với các con của ông tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ.
Năm 2006, ông ký cam kết cho đi, nhằm quyên góp 99% tài sản làm từ thiện. Theo Forbes, Buffett hiện sở hữu hơn 150 tỷ USD. Sau khi ông qua đời, các con của ông sẽ có 10 năm để cho đi toàn bộ phần tài sản còn lại. Họ phải thống nhất số tiền này phục vụ mục đích từ thiện nào.
Đến nay, ông đã quyên góp hơn 58 tỷ USD. Số tiền này được đưa vào nhiều quỹ khác nhau. Nhiều nhất là Bill & Melinda Gates Foundation với hơn 43 tỷ USD.
Tỷ phú Warren Buffett (Ảnh: Bloomberg).
Hồi tháng 6, Buffett đã sửa đổi di chúc. Sau khi ông qua đời, quỹ này sẽ không nhận được thêm tiền quyên góp. Thay vào đó, tài sản của Buffett chuyển vào một quỹ từ thiện mới do 3 người con của mình giám sát.
"Tác động thực sự của lãi kép diễn ra trong 20 năm cuối đời. Bằng cách không mắc sai lầm nào, giờ đây ở tuổi 94 tôi vẫn còn hoạt động với khoản tiết kiệm khổng lồ và có thể chuyển cho những người không may mắn ngay từ khi sinh ra", ông chia sẻ.
Warren Buffett đã lãnh đạo công ty đầu tư Berkshire Hathaway từ năm 1965. Ông hiện sở hữu 14,4% cổ phần công ty này.
Với vị thế khổng lồ tại Berkshire, việc bán ra cổ phiếu của ông Buffett có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Berkshire Hathaway. Buffett cũng dặn dò con cái nên phân phối cổ phiếu dần dần, theo cách không phản bội lòng tin đặc biệt mà các cổ đông Berkshire đã trao cho ông và Charlie Munger.
Theo Reuters, WSJ, CNN" alt=""/>Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren BuffettCâu chuyện về sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt đã khiến nhóm phóng viên ấn tượng.
Khởi nghiệp lần thứ hai nhờ Samsung
Trong các bài viết với tiêu đề "Đổi mới sản xuất 2.0 cùng với cường quốc công nghiệp thông minh", "Khởi nghiệp lần thứ hai nhờ Samsung", "Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chuyển đổi nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh", tờ báo Maeil Business cho biết đã tới thăm Thăng Long - một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất bao bì đặt tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Theo Maeil Business, ngay khi vừa đến nơi, ấn tượng đầu tiên với nhóm phóng viên là mùi nhựa đúc chảy thoang thoảng, bên trong nhà máy, hàng loạt máy in đang hoạt động nhộn nhịp. Các cảm biến kỹ thuật số được lắp đặt khắp bàn làm việc thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực. Trên màn hình lớn gắn trên tường, các con số thay đổi liên tục.
Đây là thành quả sau quá trình hỗ trợ xây dựng hệ thống sản xuất thông minh của Samsung tại Thăng Long. Samsung đã cử các chuyên gia kỹ thuật đến các doanh nghiệp tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp tùy chỉnh, tối ưu hóa hiệu quả nhà máy và chuyển đổi số.
"Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Samsung khởi xướng, triển khai thành công tại Hàn Quốc giờ đây đã vượt qua biên giới và được mở rộng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam", Maeil Business nhấn mạnh.
Bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó tổng giám đốc công ty Thăng Long chia sẻ cùng chuyên gia tư vấn của Samsung cạnh máy in trong xưởng sản xuất.
Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên Maeil Business, trước khi nhận được sự hỗ trợ của Samsung, tất cả các quy trình, từ vận hành máy in, sản xuất in ấn, quản lý kho, bảo trì thiết bị tại Thăng Long đều phụ thuộc vào phương pháp thủ công. Toàn bộ các thông tin thu thập từ các khâu sản xuất đều được ghi tay rồi nhập vào Excel để lưu trữ. Trong khi đó, máy in thường hỏng đột ngột gây ra nhiều trở ngại.
Nhờ dự án hỗ trợ của Samsung, Thăng Long đã cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng và tăng cường quản lý ESG (môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị minh bạch). Các thiết bị sẽ tự động tắt nguồn khi không hoạt động, tối ưu hóa việc vận hành máy sấy in, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng. Quy trình sản xuất cũng được tái cấu trúc để phù hợp với luồng công việc, từ đó nâng cao hiệu suất tổng thể.
Trong cuộc phỏng vấn với Maeil Business, bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó tổng giám đốc công ty Thăng Long cho biết: "Nhờ sự hỗ trợ của Samsung mà nhà máy của chúng tôi đã tái sinh thành một nhà máy thông minh khác biệt so với trước đây, điều này chẳng khác gì như một lần khởi nghiệp thứ hai".
Thay đổi sau khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh của Samsung
Nhóm phóng viên Maeil Business cũng đã tới thăm Công ty TNHH Bình Minh TMC - doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí chính xác (CNC). Công ty này cũng được tái sinh nhờ tham gia dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh của Samsung.
Maeil Business nêu rõ, từ một không gian chỉ khoảng 150m² vào năm 2008, Bình Minh TMC đã phát triển thành một doanh nghiệp với quy mô 10.000m² với tổng 320 nhân viên. Dự án nhà máy thông minh của Samsung đã mang đến cho công ty những bước ngoặt quan trọng.
Các quy trình ghi chép và quản lý thủ công lặp đi lặp lại hàng ngày nay đã được số hóa. Toàn bộ thông tin sản xuất đều có thể kiểm tra theo thời gian thực, giúp giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty Bình Minh TMC chia sẻ với nhóm phóng viên: "Chúng tôi đã thử nhiều cách để giảm tỷ lệ lỗi và tăng năng suất, nhưng sự thay đổi thực sự chỉ đến sau khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh của Samsung".
Nhờ sự hỗ trợ của Samsung, tỷ lệ hoạt động của thiết bị đã tăng đáng kể. Công ty dự kiến doanh thu năm nay sẽ tăng hơn 30% so với năm trước.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty Bình Minh TMC đang trao đổi cùng nhân viên vận hành về máy gia công chính xác.
Chia sẻ với Maeil Business, ông Nguyễn Văn Tuấn nói: "Việc đổi mới quy trình sản xuất trong thời gian ngắn đã giúp chúng tôi tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Dự án này mở ra cơ hội để công ty vươn lên một tầm cao mới, trở thành doanh nghiệp sản xuất linh kiện chính xác chất lượng cao".
Theo Maeil Business, trong 3 năm qua, Samsung Việt Nam đã hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh cho khoảng 72 doanh nghiệp Việt Nam. Khác với Hàn Quốc, các doanh nghiệp tại Việt Nam không nhận hỗ trợ tài chính mà sẽ nhận được tư vấn phù hợp nhằm cải thiện tối đa quy trình sản xuất.
Samsung không chỉ hỗ trợ tái cấu trúc hệ thống sản xuất và cải tiến hiện trường mà còn giúp các doanh nghiệp này có khả năng tự vận hành và phát triển về sau một cách độc lập. Nghiên cứu đã chỉ ra triết lý phát triển đồng thịnh vượng trên toàn cầu của Samsung là mô hình tiêu biểu về mối quan hệ tuần hoàn, đồng phát triển giữa các doanh nghiệp địa phương và Samsung. Trong tương lai, mô hình này được mong đợi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sản xuất thông minh tại Việt Nam.
Maeil Business cũng cho biết, Samsung sẽ không ngừng đẩy mạnh các dự án nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu suất cũng như năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp. Samsung dự kiến mở rộng hỗ trợ tư vấn nhà máy thông minh trên phạm vi toàn cầu, với điểm khởi đầu từ Việt Nam.
" alt=""/>Báo kinh tế Hàn Quốc kể câu chuyện tái sinh của doanh nghiệp Việt Nam