Học sinh lớp 1 cần có phụ huynh hướng dẫn khi sử dụng thiết bị học tập nên trường bố trí lịch học vào buổi tối. Tuy nhiên, nhà trường cũng chỉ xếp học 3 tiết để khả năng tiếp nhận của trẻ và thời gian của phụ huynh.
“Tối nay 2/1, các học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu buổi học trực tuyến đầu tiên của đợt này với 3 tiết Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh”, bà Liên nói.
Riêng học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, thời khoá biểu học như trên lớp và bố trí vào ban ngày bởi năm ngoái các em đã được làm quen. Tuy nhiên, nhà trường rút gọn từ 35 tiết xuống còn 30 tiết/tuần, lược bỏ các tiết hướng dẫn học, thư viện, sinh hoạt lớp,... Thời lượng 1 tiết học cũng giảm từ 45 phút xuống còn 35 phút và nghỉ giải lao 10 phút giữa các tiết để tránh học sinh nhìn máy tính hoặc điện thoại quá lâu.
“Nhiều phụ huynh nói rằng, sắp đến Tết rồi, sao không cho học sinh nghỉ hẳn. Tuy nhiên, nhà trường giải thích rằng giờ không khởi động mà ra Tết nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp thì sẽ rất bị động và không kịp kế hoạch năm học. Việc này như là bước chạy đà, để chuẩn bị tinh thần, đặc biệt khối lớp 1, bởi các khối trên dù sao cũng đã làm quen rồi”, bà Liên nói.
![]() |
Ảnh minh họa |
Mặc dù vậy, chị N.T (phụ huynh có con học lớp 1) cho hay, việc con nghỉ ở nhà lại thêm chuyện học trực tuyến khiến nhà chị đang vào cảnh “rối như canh hẹ”.
“Còn mấy ngày nữa là học sinh được nghỉ Tết rồi, không hiểu học thì được mấy hiệu quả. Tết đến phụ huynh như chúng tôi bận đi làm còn phải bố trí thời gian hoặc nhờ người trông con buổi ngày đã khốn đốn, giờ đi làm về, buổi tối còn phải xoay xở ngồi mấy tiếng đồng hồ cùng con học online nữa” - Chị T nói.
![]() |
Giáo viên Tiếng Anh của Trường Liên cấp THCS - Tiểu học Vietschool Pandora trong giờ học trực tuyến |
Trong khi đó, theo bà Đặng Thanh Hằng - Giám đốc Trường Liên cấp THCS - Tiểu học Vietschool Pandora, các tiết học trực tuyến của trường diễn ra khá sôi nổi. Trường sử dụng phần mềm Zoom có bản quyền, phụ huynh và học sinh được hướng dẫn tận tình về cách sử dụng phần mềm để kết nối, tương tác, trò chuyện.
"Chính những lớp học trực tuyến này đã giúp cô trò xích lại gần nhau hơn, động viên nhau cùng cố gắng vượt qua khó khăn" - bà Hằng chia sẻ.
Không còn bất ngờ với dạy - học trực tuyến
Trong khi đó, các các lớp học lớn hơn, mọi việc có vẻ khá thuận lợi. Chị Thanh Nga (Cầu Giấy) cho hay, cả 2 bé nhà chị đã trải qua ngày học trực tuyến đầu tiên suôn sẻ. Có con lớn học lớp 6, con nhỏ học lớp 3, chị Nga cho biết các cháu đã quen với việc học trực tuyến từ đợt dịch Covid lần trước. Vì vậy, vợ chồng chị yên tâm đi làm.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa cho hay, sau khi nhận được thông báo cho học sinh nghỉ học của Sở GD-ĐT, trường đã ngay lập tức xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến.
Thời khóa biểu học trực tuyến được thiết kế từ ngày 1/2 và được áp dụng theo thời khóa biểu học tại trường.
Tuy nhiên, với một số môn giáo viên có thể giao nội dung kiến thức và nhiệm vụ để học sinh tự học. Ngoài ra, lược bỏ học chuyên đề, CLB và thể dục.
Ông Nhâm cho hay, trường không gặp bất cứ khó khăn gì.
“Hàng ngày, nhiều nội dung trường vẫn sử dụng hình thức dạy học trực tuyến, chứ không phải đến khi có dịch Covid-19 mới dùng. Do triển khai quen nên nhà trường không bị động”.
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, từ tối 31/1, các giáo viên của trường đã bắt tay vào việc xây dựng lịch học trực tuyến cho các lớp.
“Chúng tôi đang tổ chức các cuộc họp trực tuyến để thống nhất nội dung ôn tập trong toàn trường. Hôm nay, học sinh sẽ nhận phiếu ôn tập và thực hiện làm bài ở nhà. Lịch dạy học đang được các giáo viên chủ nhiệm họp online thống nhất với cha mẹ học sinh, bởi hình thức học này cần sự kiểm soát từ 2 phía. Trước mắt chúng tôi sẽ ôn tập kiến thức. Sau Tết, nếu học sinh vẫn chưa thể đến trường, sẽ tiến hành dạy bài mới”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, để dạy học trực tuyến, phải chuẩn bị rất nhiều việc từ phần mềm, thiết bị, tập huấn lại, điều chỉnh lại chương trình, nội dung....
Tuy nhiên, theo ông Cường, trường không bị động bởi đã hướng tới việc dạy trực tuyến ổn định.
Thanh Hùng
Trước thông tin học sinh Hà Nội được nghỉ từ ngày 31/1 cho đến hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh, giáo viên băn khoăn về việc có hay không tổ chức dạy và học trực tuyến.
" alt=""/>Hà Nội cho học sinh nghỉ học phòng chống CovidSau khi biết sự việc, hiệu trưởng đã mời những học sinh liên quan làm tường trình, đồng thời phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 9A5 mời phụ huynh đến trao đổi, phối hợp nhà trường để giải quyết và yêu cầu học sinh xóa đoạn clip.
Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh đề nghị Trường THCS Đống Đa thành lập hội đồng kỷ luật xử lý vụ việc nhằm răn đe và giáo dục học sinh.
Các hình thức xử lý như sau: Đối với học sinh T.N.L và T.T.Đ có hình thức kỷ luật tùy mức độ vi phạm như tạm dừng học tại trường từ 1-2 tuần, hạ bậc hạnh kiểm học kỳ I và tiếp tục theo dõi quá trình học tập để đánh giá sự tiến bộ của trong học kỳ II.
Đối với các học sinh quay clip và đứng xem, tùy theo mức độ vi phạm, trường sẽ có hình thức kỷ luật khiển trách, thông báo với cha mẹ nhằm phối hợp giúp đỡ các em nhận ra khuyết điểm. Ngoài ra, trong buổi sinh hoạt dưới cờ, hiệu trưởng sẽ nhắc nhở, giáo dục học sinh toàn trường không để xảy ra sự việc tương tự.
Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh cũng nghiêm túc phê bình Ban giám hiệu Trường THCS Đống Đa. Đồng thời, Phòng yêu cầu tất cả các trường học tăng cường giám sát nhằm ngăn ngừa hiện tượng bạo lực học đường cũng như tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh...
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày hôm qua, trên mạng xã hội lan truyền clip dài khoảng 15 giây ghi lại cảnh một nam sinh vừa chửi thề vừa đánh tới tấp vào mặt, vào đầu một nam sinh khác ngay trong lớp học. Clip cũng ghi cảnh nhiều học sinh chứng kiến nhưng chỉ một nữ sinh lên tiếng can ngăn.
Trước đó, nam sinh bị đánh có nhặt được tiền và nam sinh đánh bạn cho rằng đó là tiền của mình. Nam sinh đánh bạn đã hỏi nhiều lần nhưng em kia không trả lại với lý do đó là tiền nhặt được. Từ đó, giữa các em xảy ra mâu thuẫn.
Xác minh nhóm nữ sinh mặc đồng phục hành hung bạn
Clip dài 16 giây ghi lại cảnh 3 học sinh đang đánh hội đồng một học sinh khác. Trong đó, một em mặc quần áo thể dục được cho là của Trường THCS Trảng Dài (phường Trảng Dài, TP Biên Hoà).
3 học sinh có những hành vi như dùng chân đạp vào vùng bụng, đầu, dùng tay tát vào mặt bạn. Đáng nói, sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng không ai can ngăn.
Sáng nay (31/10), trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch phường Trảng Dài thông tin, chính quyền địa phương sẽ làm việc với nhà trường và phụ huynh các học sinh liên quan để xác minh sự việc.
Trước đó ít hôm, cũng tại Trường THCS thuộc Trảng Dài đã xảy ra sự việc học sinh xô xát. Theo nhà trường, xuất phát từ việc một em không có mẹ, bị các học sinh khác chế giễu dẫn đến mâu thuẫn.
Hoàng Anh
" alt=""/>Sẽ khiển trách cả học sinh đứng xem bạn đánh nhau nhưng không can ngănTrao đổi với VietNamNet, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay đã có những tính toán khi quyết định tổ chức 8 đợt thi trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 đến 4/6.
“Bởi khoảng thời gian này, các học sinh ở các trường trên toàn quốc về cơ bản đã hoàn thành chương trình THPT. Ngoài ra, khoảng thời gian này dự kiến sẽ trước thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (dự kiến vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7).
Như vậy, việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào khoảng thời gian đó cũng nhằm không ảnh hưởng đến việc ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng cơ hội tham dự các kỳ thi cho các em”.
Việc chia làm 8 đợt thi với các mốc thời gian cách nhau khoảng 2 tuần, theo ông Thảo, nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị hạ tầng cơ sở ở các điểm thi khác nhau.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại địa chỉ là mục khảo thí trên trang web của nhà trường và chọn ca thi tương ứng.
ĐH Quốc gia Hà Nội giới hạn thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023) nhằm tạo bình đẳng về cơ hội dự thi cho các thí sinh. Hai lượt thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục giữ 17 địa điểm thi tại các tỉnh, thành như năm 2022, gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Đồng thời dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Về thời gian, năm 2023, kỳ thi này dự kiến tiếp tục tổ chức 2 đợt. Đợt 1 vào ngày Chủ nhật (26/3/2023) và đợt 2 vào ngày Chủ nhật (28/5/2023). Cổng đăng ký dự thi (đợt 1) sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM mở vào ngày 1/2/2023 trên trang https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.
Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội
Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023 của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức làm 3 đợt: đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội; đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội; đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…
Ở kỳ thi của ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức, thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành, các thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm và được đăng ký xét tuyển vào trường đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Năm 2023, kỳ thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/5/2023.
Lịch thi theo các ca thi cụ thể như sau:
Về địa điểm thi, thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại 1 trong 2 điểm sau:
- Điểm thi Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn, địa chỉ: 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Mỗi thí sinh sẽ đăng ký 1 tài khoản truy cập Hệ thống để kê khai/chỉnh sửa thông tin, tải các minh chứng trong quá trình đăng ký.
Thí sinh cũng sử dụng tài khoản này để tra cứu kết quả thi; đăng ký và tra cứu kết quả phúc khảo (nếu có).
Thời gian đăng ký dự thi từ 20/2 đến 9/4/2023.
Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Năm 2023, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, vào tháng 4 và tháng 6. Hình thức, nội dung bài thi và địa điểm tổ chức vẫn được giữ như năm 2022.
Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến được tổ chức trong khoảng 3 ngày, gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển. Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do trường quy định.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
2023 là năm đầu tiên mà Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức tổ chức để xét tuyển cho tất cả các ngành thuộc chương trình đào tạo chuẩn của trường.
Lịch thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức sẽ được công bố trên các kênh thông tin của trường và website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc trường tại địa chỉ: https://flic.edu.vn/
Thí sinh được tham gia nhiều đợt thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Kết quả thi của các đợt thi trong năm chỉ được xét tuyển vào đúng năm tuyển sinh và đúng thời gian quy định nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức này.