Một cô gái không mảnh vải che thân chạy đuổi theo bạn trai giữa phố đêm để đòi lại chiếc điện thoại di động.

Một cô gái không mảnh vải che thân chạy đuổi theo bạn trai giữa phố đêm để đòi lại chiếc điện thoại di động.
Khi trận đấu chỉ mới diễn ra được 15 phút, Mohamed Marhoon mở tỷ số cho chủ nhà Bahrain. Trong thời gian bù giờ hiệp 1, Ragnar Oratmangoen gỡ hòa cho đội khách.
Indonesia thi đấu rất hay và có bàn thắng vươn lên ở phút 74 nhờ công Rafael Struick ở phút 74. Tuy nhiên, Marhoon một lần nữa lập công cho Bahrain khi hiệp 2 bước sang phút bù giờ thứ 9.
Kết quả này khiến HLV Shin Tae Yong và các cầu thủ Indonesia không hài lòng. Một số thành viên đội bóng Đông Nam Á khiếu nại với trọng tài Ahmed Al Kaf.
Hiệp 2 có 6 phút bù giờ và không gặp nhiều gián đoạn trong thời gian này. Thế nhưng, ông Ahmed Al Kaf vẫn kéo dài trận đấu khi Bahrain không ngừng tấn công tìm bàn gỡ.
Kết quả, Bahrain ghi bàn ở phút 90'+9. Sau màn ăn mừng của đội chủ nhà, ông Ahmed Al Kaf cho trận đấu kết thúc khi đồng hồ trên sân bước sân phút 90'+11.
Một số tuyển thủ Indonesia, trong đó có Shayne Pattynama, người chỉ ngồi dự bị, cho rằng trọng tài đã cướp chiến thắng của Garuda.
Trong cuộc họp báo, HLV Shin Tae Yongcũng công khai chỉ trích trọng tài người Oman khiến Indonesia mất điểm.
"Cả hai đội đã thi đấu hết mình cho đến khi trọng tài thổi còi mãn cuộc. Tuy nhiên, tôi phải xác nhận lại một lần nữa về các quyết định của trọng tài trong trận đấu", nhà cầm quân người Hàn Quốc tuyên bố.
Chiến lược gia 53 tuổi cũng không quên nhắn nhủ LĐBĐ châu Á (AFC): "Nếu AFC muốn phát triển hơn thì các quyết định và khả năng điều hành của trọng tài cũng cần phải được cải thiện".
Shin Tae Yong nặng nề hơn khi cáo buộc trọng tài thiên vị, trong khi LĐBĐ Indonesia xem xét khả năng khiếu nại lên AFC.
"Về thời gian bù giờ, lẽ ra 6 phút nhưng cuối cùng lại kéo dài hơn 9 phút. Từ đó, tôi nghĩ các quyết định của trọng tài là thiên vị.
Tôi nghĩ mọi người đều có thể hiểu tại sao các cầu thủ của chúng tôi lại khó chịu với những quyết định này của trọng tài".
Trọng tài Ahmed Al Kaf là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất bóng đáchâu Á, ông từng là "tội đồ" trong mắt người hâm mộ Việt Nam lẫn Thái Lan.
Tờ Bola cũng không hài lòng:"Trận đấu thứ 50 của Shin Tae Yong với tuyển Indonesia đã bị hủy hoại bởi quyết định gây tranh cãi của trọng tài".
Với kết quả này, Indonesia hiện đứng thứ 5 bảng C. Đội quân của HLV Shin Tae Yong lỡ cơ hội lên nhì bảng, sẽ đấu Trung Quốc vào ngày 15/10.
Ông đạt chuẩn Phó giáo sư năm 2020 ở tuổi 35; là một trong 10 nhà nghiên cứu nhận Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019 và là công dân trẻ tiêu biểu của TPHCM năm 2020.
Sinh thời, chia sẻ với PV VietNamNet, PGS Đào Nguyên Khôi nói, người thầy đứng trên bục giảng đầu tiên phải chuẩn mực không chỉ về kiến thức mà còn nhân cách. Để dạy tốt, ngoài chuyên môn vững mà phải nghiên cứu tìm tòi cái mới để có thực tiễn. Người thầy phải thoát ra khỏi sách giáo khoa, thoát ra khỏi bản thân.
Nghiên cứu khoa học không phải là 'con đường trải hoa hồng'. Bản thân ông từng nhiều va vấp nhưng sau mỗi lần thất bại lại có thêm động lực. Khi nghiên cứu ông từng bị từ chối nhiều công bố, thậm chí có một bài báo bị từ chối không dưới 2 lần và phải mất 2 năm chỉnh sửa và được công bố lại. Những lần như thế, ông rút ra bài học là nhìn vào sự nỗ lực, kiên trì.
Điều PGS Đào Nguyên Khôi hướng tới là thông qua các quỹ nghiên cứu để hỗ trợ bạn trẻ trên con đường khoa học, đầu tư những đề tài thực tế và có tính ứng dụng cao.
Hiện, ĐBSCL triển khai dự án VnSAT - chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - trên cây lúa. Theo đó, nông dân tham gia dự án VnSAT được cán bộ kỹ thuật tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến, điển hình nhất là "1 phải, 5 giảm": phải sử dụng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch.
Ông Cao Thăng Bình - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới, cho biết, dự kiến của ngân hàng với Bộ NN-PTNT, trong năm 2024 có thể cấp chứng chỉ carbon đầu tiên cho những nông dân tham gia VnSAT và hy vọng dòng tiền từ việc mua bán tín chỉ carbon sẽ đến với nông dân ĐBSCL từ năm nay.
Chia sẻ cụ thể hơn về trồng lúa giảm phát thải trong đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL, ông Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), cho hay, ngoài bán thóc, để thu được tiền tín chỉ carbon, người trồng lúa và doanh nghiệpcần hiểu và tham gia vào các quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải.
Cụ thể, phải giảm giống, vật tư nông nghiệp, chuyển đầu vào từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học sang một phần vi sinh và hữu cơ, bắt buộc áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và lấy rơm ra khỏi đồng ruộng. Trong đó, ngập khô xen kẽ và lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng là 2 giai đoạn có thể tạo ra nhiều tín chỉ carbon hơn các giai đoạn khác.
Ngoài ra, nông dân hay doanh nghiệp còn phải thực hiện cải tiến quy trình sản xuất và lắp đặt hệ thống thẩm định giảm phát thải - MRV. Nếu nông dân sạ lúa từ 120-150kg giống/ha giảm xuống 80kg giống/ha, quản lý nước trên ruộng bằng hệ thống đo mực nước đến khi nào mực thủy cấp âm 15-19cm mới tiếp tục bơm nước (như vậy giảm từ 2-3 lần bơm nước /vụ).
Biện pháp này giúp mặt ruộng khô nứt làm giảm quá trình sản sinh ra khí Metan (CH4) trong canh tác lúa, quản lý rơm rạ bằng cách không đốt đồng, lấy rơm ra để trồng nấm, ủ phân compost và thay đổi cách quản lý rơm rạ như dùng vi sinh phân hủy...
Với quy trình canh tác này, tưới ngập khô xen kẽ, thu rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ra khỏi đồng ruộng và giảm lượng lúa gieo sạ là những công đoạn góp phần giảm lượng phát thải lớn nhất.
Bên cạnh đó, nông dân hay doanh nghiệp cần thuê công ty thẩm định và chứng nhận quy trình và số lượng phát thải nhà kính giảm, cấp chứng nhận về tín chỉ carbon. Lúc này các doanh nghiệp, nông dân tham gia có thể bán tín chỉ carbon và thu tiền về, ông Hải chia sẻ.
Ông Hải nhấn mạnh thêm, muốn bán được tín chỉ carbon phải có dự án được duyệt, những cam kết trong dự án phải được nông dân thực hiện nghiêm túc và phải có nhật ký giảm phát thải. Nếu người nông dân không hiểu và thực hành đúng những công đoạn trên thì lượng giảm thải carbon không đạt như cam kết ban đầu, số tín chỉ carbon thu được cũng không lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các đơn vị và địa phương ĐBSCL triển khai 5 mô hình điểm với ít nhất 250ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Quá trình thí điểm sẽ làm liên tục trong 3 vụ hè thu, thu đông 2024 và đông xuân 2025-2026.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8 năm nay, chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải” và Cục Trồng trọt sẽ công bố tiêu chuẩn cơ sở ban đầu.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Trong đó, yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. |