Đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ ném đứa trẻ xuống ruộng nhiều lần,ẹnémconnhỏxuốngruộnghànhhạcondãmangâysốmàu xám chì mặc cho đứa trẻ gào khóc sợ hãi gây sốc cư dân mạng.

Đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ ném đứa trẻ xuống ruộng nhiều lần,ẹnémconnhỏxuốngruộnghànhhạcondãmangâysốmàu xám chì mặc cho đứa trẻ gào khóc sợ hãi gây sốc cư dân mạng.
Nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,9 lần
Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Ireland công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy thời gian ngủ trưa trên 1 giờ mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,9 lần so với những người không có thói quen đó.
Nguy cơ tử vong tăng 30%
Tiến sĩ Pan Zhe (Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc) từng phát biểu tại hội nghị thường niên về Tim mạch châu Âu rằng thời gian ngủ trưa trên 1 giờ có liên quan đến nguy cơ tử vong tăng 30% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 35%. Kết luận dựa trên dữ liệu của khoảng 313.000 người trong hơn 20 nghiên cứu.
Nên ngủ trưa trong bao lâu?
Nhiều dữ liệu cho thấy khoảng thời gian ngủ trưa khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau cho cơ thể.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sleepcủa Mỹ chỉ ra những người ngủ trưa ngắn khoảng 10 phút có được sự tỉnh táo thấy rõ, hiệu quả suốt 2 đến 2,5 giờ sau khi thức dậy.
Các nhà khoa học của NASA phát hiện một giấc ngủ ngắn kéo dài 24 phút có thể cải thiện hiệu suất làm việc lên 24% và tinh thần minh mẫn lên 54%. Thói quen này cũng tốt cho tim mạch.
Tác dụng của ngủ trưa
Cải thiện tình trạng mỏi mắt: Sau một buổi sáng học tập và làm việc, đôi mắt của bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi. Một giấc ngủ ngắn thích hợp giúp mắt được nghỉ ngơi, giảm mỏi mắt, khô mắt.
Bồi bổ gan thận: Giấc ngủ trưa là giai đoạn năng lượng dương mạnh mẽ, có thể nuôi dưỡng gan thận ở một mức độ nhất định, đặc biệt khi bạn ngủ ngon trong khoảng 11h tới 13h hoặc từ 23h tới 1h sáng hôm sau.
Giảm các bệnh về tim mạch: Ngủ trưa thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, hạ huyết áp.
Cải thiện trí nhớ: Những giấc ngủ ngắn giúp chuyển thông tin đã thu nạp vào buổi sáng từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
Những người không nên ngủ trưa
Bác sĩ Peng Zhiping, Bệnh viện Công an Bắc Kinh (Trung Quốc), nhắc nhở rằng ngủ trưa đúng cách có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người sau đây nên cân nhắc:
Người bị mất ngủ: Những người dễ mất ngủ vào ban đêm không nên ngủ vào ban ngày, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng mất ngủ.
Người bị huyết áp thấp: Những giấc ngủ ngắn có thể làm giảm huyết áp và người bị huyết áp thấp dễ dàng xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn như khó thở.
Người bị rối loạn tuần hoàn máu: Sau bữa trưa, một lượng lớn máu tập trung ở dạ dày để tiêu hóa, lượng oxy cung cấp lên não sẽ giảm, dễ gây chóng mặt.
Theo chia sẻ của chị Thục, những con cua Cà Mau tươi sống sau khi được chất vào các hũ thuỷ tinh thì sẽ được ngâm trong 4 loại nguyên liệu chính: sữa tươi, xá xị, dừa tươi, bia. Trong đó, cua ngâm sữa tươi và xá xị là hai hình thức mới nhất do chủ quán nghĩ ra cách đây hơn một tháng để phục vụ thực khách.
"Có một lần mình thấy người nước ngoài chế biến hải sản với sữa, rượu, nước ngọt. Họ có vẻ rất chuộng kiểu kết hợp này. Vậy là mình tự hỏi sao không thử làm như vậy tại Việt Nam. Nghĩ là làm, mình thử dùng sữa, xá xị để ngâm cua”, chị Thục chia sẻ.
Sau thời gian “tắm”, cua sẽ được mang đi hấp chín rồi dùng liền hoặc chế biến thành món khác tuỳ theo ý khách. Chị Thục cho biết, sau khi "tắm", cua hấp không thêm bất kỳ gia vị gì nhưng lại có vị đậm đà, thơm ngọt hơn. "Lúc bắt tay vào làm, mình cũng sợ khách không hợp khẩu vị, nhưng may mắn là sau khi ăn thử lần đầu, thực khách đều phản hồi tốt rồi quay lại tiếp hoặc giới thiệu thêm. Nhờ vậy mà món này cũng được đón nhận hơn”, chủ quán cho hay.
Chủ quán cho biết, quán chủ yếu sử dụng loại cua yếm vuông ở Cà Mau (hay còn gọi là cua trinh nữ). Loại này có gạch vàng, béo và thơm, khó tìm nhưng lại được đại đa số khách ưa chuộng. Cua được tuyển chọn kỹ rồi đóng thùng xốp, vận chuyển đến TP.HCM trong 8 tiếng. Cua khi tới quán vẫn phải khỏe.
Theo chủ quán, mỗi ngày, chị nhập từ 70-100kg cua và chế biến hết trong ngày. "Nếu cua không bán hết trong ngày tôi sẽ tiến hành sơ chế, lọc thịt cua để chế miến các món khác. Khi cua đã chết hay kém chất lượng thì làm món gì cũng sẽ không ngon. Đó là lí do mà tôi không chế biến cua đã chết cho khách", chủ quán cho biết.
Sau khi cua “cập bến” sẽ được rửa qua nước muối pha loãng rồi phân theo loại, kích cỡ, chia vào từng khay nhựa có lỗ thông hơi. Xuất thân là người buôn cua có tiếng tại TP.HCM, chị Thục rất nhiều kinh nghiệm. "Mình dùng khăn, thấm nước cho ướt rồi đậy lên từng khay cua, vừa tạo độ ẩm vừa giúp cua không bị muỗi đốt mắt. Nếu muỗi đốt mắt là cua chết ngay, mất độ ngon và tươi vốn có”, chị Thục chia sẻ một bí quyết.
Cua sau khi sơ chế thật sạch với nước sẽ được đặt vào từng lọ thuỷ tinh, dung tích mỗi lọ khoảng 20 lít. Tuỳ vào loại cua, độ lớn nhỏ của từng con cua mà số lượng cua được ngâm trong mỗi lọ thuỷ tinh sẽ dao động khác nhau.
"Thường thì mỗi lọ như thế mình sẽ ngâm khoảng 15kg cua với 8-10 lít sữa tươi hoặc xá xị. Nếu loại cua to thì ngâm khoảng 6-7 con/lọ, còn với cua trung bình hay cua nhỏ hơn thì sẽ đến vài chục con mỗi lọ. Ngâm trong lọ thuỷ tinh để khách thấy ưng mắt, dễ chú ý, đồng thời cũng sạch sẽ, không gây hại cho sức khoẻ”, chị Thục chia sẻ.
Cũng theo lời chủ quán, những con cua được ngâm trong sữa và xá xị khoảng 15-20 phút, không nên sớm hơn hay lâu hơn, tránh làm mất độ ngon và mùi đặc trưng riêng của cua Cà Mau. "Ngâm như thế còn là cách giúp cua trao đổi chất, nhận phần sữa tươi và nước ngọt vào cơ thể, nhả phần nước biển và chất dơ trở ra ngoài. Mình chọn xá xị vì loại nước ngọt này có mùi thơm đặc trưng nhất trong tất cả loại nước ngọt, vị ngọt dễ chịu, khi ngâm xong cũng không làm thịt cua mất đi vị ngọt vốn có”, chủ quán chia sẻ.
Bạn Trần Tùng Linh (sinh năm 2002, TP.HCM) là một trong những khách hàng đến quán khá sớm để thưởng thức món cua. "Ngâm cua kiểu này giúp cua có mùi thơm đậm của sữa, mùi thơm đặc trưng của xá xị. Nhưng đôi khi cua ngọt mùi sữa quá thì lại khá ngấy, dễ khiến mình nhanh ngán. Nhưng nhìn chung món này lạ và bắt miệng", Linh nhận xét.
Mỗi ngày, quán của chị Thục mở bán từ trưa đến tận khuya. Món bán chạy nhất hiện tại là cua "tắm” sữa tươi hấp, vì nhiều thực khách chuộng mùi ngọt thơm dễ chịu của thịt cua sau khi đã ngấm sữa.
"Ngoài món này ra thì sắp tới tôi sẽ cho ra mắt trọn bộ cua chảo 18 vị, tức là cua chế biến trên 18 chiếc chảo với 18 vị hoàn toàn khác nhau", chị Thục chia sẻ.
Cua "tắm" sữa có an toàn?Khi món cua "tắm" sữa, xá xị của chị Thục được chia sẻ trên mạng xã hội, không ít thực khách tỏ ra lo ngại về sự kết hợp giữa hải sản và nước ngọt hay sữa tươi.
Chia sẻ với PV VietNamNet, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Về mặt khoa học chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh sự kết hợp giữa cua và sữa có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nếu xét về thành phần dinh dưỡng thì giá trị dinh dưỡng của cả cua và sữa đều khá cao, là những thực phẩm giàu protein. Cua khi ngâm cùng sữa tươi có thể hỗ trợ khử bớt mùi tanh. Vì thế, sữa có vai trò quan trọng trong việc giúp thịt cua thơm, không còn mùi tanh”.
Cũng theo TS.BS Trương Hồng Sơn, sự kết hợp này chỉ gây ra một số vấn đề về tiêu hoá và dị ứng đối với những ai có tiền sử dị ứng với hải sản như cua, dị ứng đạm sữa bò hoặc khi cua chưa được chế biến chín.
"Vậy nên khi kết hợp 2 loại thực phẩm cua và sữa trong một món ăn thì nguy cơ dị ứng không phải đến từ sự kết hợp chung mà có thể do bạn bị dị ứng với một hoặc cả 2 loại thực phẩm này", TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết.
" alt=""/>Cho cua Cà Mau 'tắm' sữa tươi, xá xị, chủ quán ở TP.HCM bán 100kg mỗi ngày