Loạn thông tin rao bán Từ cuối năm 2019 đến , thông tin chào bán đất nền biệt thự, nhà liên kế tại dự án Hồ Tràm Riverside, ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất hiện nhiều trên Internet. Dự án được quảng bá toạ lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 55, nằm ven bờ biển đẹp và được xem là đẳng cấp trong tương lai.
“Với tổng diện tích quy hoạch lên đến 60ha, cung ứng 586 nền, trong giai đoạn 1 mở bán 100 nền, ngay từ khi ra mắt thị trường, Hồ Tràm Riverside đã chiếm trọn lòng tin của khác hàng, giới đầu tư trong cả nước…”, website của Danhkhoireal rao.
 |
Cổng vào của "dự án" Hồ Tràm Riverside. |
Trên website của một sàn giao dịch BĐS có trụ sở trên đường Cao Thắng, quận 10, TP.HCM, khi quảng bá dự án Hồ Tràm Riverside, sàn này trưng ra sơ đồ phân lô cụ thể từng nền, giá bán chỉ từ 7 triệu đồng/m2. Khách hàng thanh toán 200 triệu đồng sẽ ký hợp đồng nhận nền và tối đa 6 tháng sau nhận sổ, khi đó mới thanh toán tiếp.
Một số sàn giao dịch BĐS khác như Tây Nam Group, HTland, Homelandsg, Khoiphatland, HDProland… cũng rầm rộ chào bán dự án Hồ Tràm Riverside. Hầu hết các sàn đều cam kết những nền đất tại dự án này đều có sổ hồng riêng, thổ cư 100%, hỗ trợ vay ngân hàng đến 60% giá trị lô đất.
Không chỉ quảng cáo dự án Hồ Tràm Riverside nằm ở vị trí đắc địa, dễ dàng kết nối với các tuyến cao tốc trọng điểm của khu vực, các sàn còn quảng cáo nhiều tiện ích nội khu trong dự án, như hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, vườn hoa quảng trường, nhà hàng phục vụ hải sản địa phương và ẩm thực quốc tế.
Theo ghi nhận, khu đất được cho là dự án Hồ Tràm Riverside đang được san lấp mặt bằng, ngoài các đường lớn còn có nhiều đường nhánh đã san ủi.
Lộ diện dự án “ma”
Tuy được quảng bá rầm rộ như nói trên, thế nhưng thông tin từ UBND xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc cho biết, khu đất đặt tên dự án Hồ Tràm Riverside của ông N.Q.V (SN 1972, ngụ quận 3, TP.HCM) sử dụng với mục đích là đất nuôi trồng thuỷ sản.
Theo UBND xã Phước Thuận, tháng 12/2019 ông N.Q.V có đơn gửi UBND huyện Xuyên Mộc xin làm đường giao thông trong khu đất của mình với lý do để thuận tiện cho việc đi lại. Một phần khu đất phía mặt tiền Quốc lộ 55 được chủ đất chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư để xây dựng cổng, một phần đất khác được chuyển mục đích sang đất lúa, còn phần lớn vẫn là đất nuôi trồng thuỷ sản.
 |
Bên trong khu đất 60ha “gắn mác” dự án Hồ Tràm Riverside của ông N.Q.V. |
Trước tình trạng nhiều sàn giao dịch BĐS rao bán dự án Hồ Tràm Riverside trên mạng và có dấu hiệu lừa đảo khách hàng, bà Lê Thị Trang Đài – Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc đã có chỉ đạo khẩn.
Cụ thể, huyện Xuyên Mộc giao đoàn kiểm tra phối hợp cùng UBND xã Phước Thuận rà soát hồ sơ pháp lý đã kiểm tra tại khu đất có diện tích khoảng 60ha thuộc ấp Gò Cát, xã Phước Thuận của ông N.Q.V. Đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát các phản ánh về đất đai, xây dựng, hình thành đường giao thông, san lấp mặt bằng tại khu đất trên. Trường hợp có xảy ra sai phạm thì khẩn trương lập hồ sơ xử lý theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Xuyên Mộc còn yêu cầu Công an huyện, Phòng Văn hoá – Thông tin huyện sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm việc rao bán dự án trên các trang mạng xã hội khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép tại khu đất trên.

Dự án chuẩn bị bàn giao mới phát hiện chủ đầu tư “quên” đánh giá môi trường
- Dự án có quy mô hơn 7,2ha và chuẩn bị bàn giao giai đoạn 3 thì cơ quan chức năng mới phát hiện chủ đầu tư không có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
" alt=""/>Khu đất 60ha “gắn mác” dự án Hồ Tràm Riverside rồi phân lô bán nền

 |
|
Đó có thể là điều khiến phần lớn những người mua xe Ford lần đầu rời xa thương hiệu này. Bởi sau khi đã bán được chiếc xe, họ dường như chỉ nhìn thấy ở bạn “có những vấn đề khác mà họ cần phải giải quyết”, chứ không phải là những “khách hàng có giá trị về lâu dài”.
Nội thất giá rẻ
Trong những năm qua, Ford đã liên tục cắt giảm mọi thứ để tiết kiệm những chi phí nhỏ lẻ ở bất cứ phần nào có thể trong khâu sản xuất.
 |
Chất liệu nội thất nghèo nàn. |
Họ đã dần bỏ mất dấu ấn đối với phần nội thất của chiếc xe. Nhiều vật liệu thậm chí không đạt tiêu chuẩn, ví dụ như các nút điều khiển và bảng điều khiển có thể bị nứt, cong vênh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Việc kiểm soát chất lượng không đảm bảo
Là một công ty đa quốc gia với nhiều nhà máy sản xuất trên toàn thế giới và hàng nghìn nhân viên, việc kiểm soát chất lượng là một việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác dường như đã làm tốt điều này.
Còn Ford có vẻ vẫn chưa tìm ra cách làm đúng đắn. Bởi thực tế, hãng có một số mẫu xe có thể cạnh tranh với những chiếc xe tốt nhất từ châu Âu, nhưng cũng có những chiếc khác lại khiến công chúng có suy nghĩ: “có vẻ xe Trung Quốc trông còn đẹp hơn”.
Các vấn đề về cơ học
Trong những năm qua, Ford đã cải thiện đáng kể về vấn đề này. Nhưng sự cải thiện ấy không áp dụng với những sản phẩm được sản xuất từ những năm 80, 90 hoặc thậm chí những năm đầu 2000 của Ford.
 |
Các vấn đề về cơ học |
Hầu hết các vấn đề chủ yếu liên quan đến hộp số tự động hoạt động không tốt, một số trường hợp khác là vấn đề hỏng động cơ do hệ thống làm mát yếu.
Tính năng an toàn bị đánh giá thấp
Một lỗi khó có thể bào chữa liên quan đến tính năng an toàn của những chiếc Ford, đặc biệt là đối với những chiếc xe phổ biến trên toàn cầu. Hãng này đứng thứ 24 trên tổng số 30 thương hiệu được thử nghiệm theo Euro NCAP - chương trình đánh giá tính năng an toàn xe hơi của châu Âu.
 |
Tính năng an toàn bị đánh giá thấp |
Cụ thể, Mustang là một thất bại rõ ràng khi trên bảng xếp hạng chỉ được đánh giá ở mức 2 sao, mức đánh giá còn tệ hơn một chiếc Fiesta của thập niên 90.
Các vấn đề về điện
Một thực tế là trong những chiếc ô tô hiện đại sẽ luôn có một số vấn đề về điện. Phần lớn những trục trặc này không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho người sử dụng chiếc xe, tuy nhiên chúng vẫn là những mối quan tâm rất thực tế.
 |
Các vấn đề về điện |
Những chiếc xe cũ được trang bị công nghệ với một loạt cảm biến. Theo thời gian, chúng cũng sẽ dần xuống cấp, xuất hiện lỗi hoặc hỏng, gây ra nhiều khó chịu cho người sử dụng.
Cách giải quyết khi bị chỉ ra lỗi xe
Một điều không bao giờ công chúng có thể quên là cách Ford đã xử lý các vụ việc liên quan đến những lỗi gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
Vụ việc liên quan đến nguy cơ cháy của mẫu Ford Pinto là một ví dụ điển hình. Khi đó, hãng đã chọn phương án theo đuổi các vụ kiện hơn là giải quyết triệt để gốc rễ vấn đề. Tương tự, gần đây là sự cố đối với lốp xe Firestone/Explorer dẫn đến một số trường hợp tử vong và hàng trăm người đã bị thương.
Hỏng phanh
Một vấn đề đe dọa tính mạng khác đến từ những chiếc Ford ngay trong hiện tại, đó là lỗi phanh xe. Hãng đã buộc phải thu hồi hàng nghìn chiếc F-150 do lỗi bộ trợ lực phanh, đòi hỏi người lái phải nỗ lực nhiều hơn khi phanh gấp. Chắc chắn, bất cứ vấn đề gì liên quan đến hệ thống phanh cũng đều được đánh giá là nghiêm trọng.
Nguy cơ cháy
Một vụ thu hồi gần đây khác liên quan đến Lincoln Aviators do nguy cơ bị đứt cáp pin và tiếp xúc với ròng rọc A/C gây bắn tia lửa và có thể cháy lớn.
 |
Nguy cơ cháy |
Đó là một trong những nguyên nhân thu hồi phổ biến mà nhiều nhà sản xuất đã phải chấp nhận trong thời gian gần đây.
Thông tin không minh bạch về tuân thủ phát thải
Mặc dù kết quả điều tra không cho thấy điều bất thường gì, nhưng nhiều người vẫn tin rằng chắc chắn họ đã làm gì đó. Có thể công chúng sẽ không bao giờ biết được những nội dung này.
 |
Thông tin không minh bạch về tuân thủ phát thải |
Quân Hiếu(Theo Hotcars)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

12 hãng ô tô lớn phải cung cấp dữ liệu hệ thống trợ lái
Những dữ liệu này sẽ được NHTSA sử dụng để điều tra, phân tích.
" alt=""/>10 vấn đề tồi tệ thường gặp của những chiếc Ford
. Cứ như vậy, khoản lỗ 1,7 tỷ USD được “hô biến”. </p><table class=)
 |
|
Tháng 4/2011, Olympus đưa nhân viên kỳ cựu Michael Woodford làm CEO. Đây là lần đầu tiên một người nước ngoài làm lãnh đạo tại công ty. Dù đã công tác tại Olympus 30 năm, ông Woodford không hề biết về mọi chuyện đang diễn ra. Khi nghe được tin đồn về những điều bất thường, ông yêu cầu một lời giải thích. Đáp lại, ông bị hội đồng quản trị sa thải chỉ sau 8 tuần tại vị. Ngay sau đó, ông công khai những lo ngại của mình.
Từ giữa tháng 10/2011, khi ông Woodford bị đuổi, đến đầu tháng 11/2011, cổ phiếu Olympus giảm hơn 80%, nhiều nhân sự phải nghỉ việc khi Olympus cắt giảm chi phí. Cổ đông Olympus đã đâm đơn kiện nhằm đòi tiền bồi thường. Sáu bị đơn bao gồm 5 cựu quan chức cấp cao cũng như ông Kikukawa với số tiền phạt lên tới 520 triệu USD. Do một người qua đời, tiền phạt sẽ được chuyển sang người thừa kế.
Các điều tra viên gọi bê bối là “thối rữa từ trong ra ngoài”. Một điều may mắn với Olympus là không bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ hoàn toàn sụp đổ. Dù vậy, vết nhơ mà vụ việc để lại không dễ gì lãng quên.
Từ bỏ vinh quang
Bất chấp những thất bại trong quản trị, Olympus vẫn là một trong các tên tuổi hàng đầu của thị trường máy ảnh kỹ thuật số trong hàng thập kỷ. Có thời điểm, công ty thuê cả siêu mẫu thế giới để quảng bá cho sản phẩm của mình trên sóng truyền hình.
Năm 1936, công ty sản xuất chiếc máy ảnh đầu tiên sau nhiều năm làm kính hiển vi. Mẫu Semi-Olympus I khi đó có giá bằng cả tháng lương ở Nhật Bản. Những thập kỷ tiếp theo, máy ảnh Olympus được cải tiến không ngừng và đều mang tính cách mạng. Chúng nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt và trang bị ống kính chất lượng. Olympus cũng đón làn sóng máy ảnh kỹ thuật số từ sớm. Xét về thị phần, hãng chỉ đứng sau Sony vào đầu thế kỷ 20.
Tính đến năm 2007, buổi bình minh của kỷ nguyên smartphone, máy ảnh kỹ thuật số đóng góp khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho Olympus. Song, chỉ sau vài năm, hầu hết thị trường biến mất do mọi người sử dụng điện thoại chụp ảnh thường xuyên hơn. Trong năm tài khóa 2020, doanh thu từ máy ảnh của Olympus chỉ đạt hơn 400 triệu USD và lỗ liên tục 3 năm.
Dù áp dụng nhiều biện pháp chống đỡ, Olympus chấp nhận sự thật không thể cạnh tranh trong kỷ nguyên smartphone. Tháng 6/2020, công ty thông báo bán bộ phận máy ảnh OM Digital Solutions cho Japan Industral Partners. Việc chuyển giao hoàn tất vào ngày 1/1 năm nay, khép lại 84 năm vinh quang gắn liền với máy ảnh của Olympus.
Quyết định của Olympus phản ánh khó khăn chung của cả ngành máy ảnh kỹ thuật số trong thập kỷ qua. Ước tính, từ năm 2010 tới 2018, thị trường sụt giảm 84% và càng tồi tệ hơn do suy thoái toàn cầu, ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Hồi tỉnh nhờ y tế
Một phần trong chiến lược vực dậy Olympus năm 2012 là đầu tư R&D để mở rộng bộ phận thiết bị y tế, cải thiện hiệu quả tại các thị trường vốn đã mạnh như nội soi tiêu hóa. Để củng cố vị trí và lấn sang thị trường mới, công ty xây dựng 4 cơ sở đào tạo tại Trung Quốc và châu Á, giúp các bác sỹ nâng cao năng lực nội soi.
 |
|
Để cắt giảm chi phí, Olympus đóng cửa 9 nhà máy tại châu Á và Bắc Mỹ, cơ cấu lại chức năng thu mua và sa thải khoảng 4.500 nhân sự. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận gộp và hoạt động tăng ổn định. Ban lãnh đạo cũng đặt ra mục tiêu tài chính tham vọng như tỷ suất lợi nhuận trên 10%, dòng tiền tự do khoảng 650 triệu USD. Đến năm 2017, công ty đã đạt mục tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Nhằm tránh lặp lại các sai lầm trong quá khứ, Olympus cố gắng tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp mới, nơi mọi người có thể thảo luận những lo ngại một cách cởi mở hơn.
Olympus nổi tiếng nhất với máy ảnh nhưng thực tế thiết bị y tế mới giúp công ty duy trì sự sống. Trong bảng xếp hạng 30 nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới năm 2021 của tạp chí MPO, hãng đứng thứ 19 với doanh thu 5,66 tỷ USD. Khi bê bối kế toán 2011 nổ ra, hãng tin Reuters nhận xét mảng thiết bị y tế của Olympus lớn tới mức khó có thể thất bại. Vào lúc ấy, lợi nhuận hoạt động từ bộ phận nội soi vào khoảng 70 tỷ yen (900 triệu USD), tỷ suất lợi nhuận 19%, trong khi lỗ của bộ phận camera là 15 tỷ yen. Olympus quan trọng với các bệnh viện và chuyên gia y tế đến nỗi một số khách hàng không thể tưởng tượng viễn cảnh bộ phận bị tổn hại.
Từ khi thành lập năm 1919, mục tiêu của Olympus là phát triển và sản xuất kính hiển vi trong nước. Hãng ra mắt kính hiển vi Asahi năm 1920. Thời điểm đó, họ có tên là Takachiho Seisakusho và dăng ký thương hiệu Olympus năm 1921. Olympus là công ty đầu tiên trên thế giới phát triển ống nội soi dạ dày thực tiễn, GT-I, bán ra năm 1952. Công ty đã dành nửa thập kỷ xây dựng mảng kinh doanh thiết bị nội soi và doanh số mảng này chiếm tới 80%. Đặc biệt, trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, bao gồm nội soi dạ dày và đại tràng, Olympus là số 1 với hơn 70% thị phần toàn cầu.
Chiến lược doanh nghiệp mới nhất được Olympus công bố năm 2019 tiếp tục đặt trọng tâm vào y tế. Chìa khóa để thành công vẫn là đổi mới. Theo Chủ tịch kiêm CEO Yasuo Takeuchi, đây là thay đổi đáng kể nhất mà công ty thực hiện trong hàng chục năm, nằm duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ y khoa. Cấu trúc doanh nghiệp mới giúp họ có cách tiếp cận linh hoạt hơn trước các điều kiện của thị trường.
Nhờ tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, tích cực cắt giảm chi phí, đặt ra mục tiêu rõ ràng và áp dụng quản trị doanh nghiệp đúng đắn, Olympus đã hồi phục mạnh mẽ từ sau bê bối 2011. Đúng như cựu Chủ tịch Olympus Hiroyuki Sasa từng nói, thách thức khôi phục lòng tin của nhà đầu tư và mở rộng công ty là “nỗ lực không mệt mỏi”. “Chúng tôi có thể chặn đứng một bê bối nào khác nữa không? Không ai dám chắc 100%. Suy cho cùng, với tư cách những nhà quản lý, chúng tôi đặt vào 100% nỗ lực và hướng tới mục tiêu mọi nhân viên đều tuân thủ quy định”.
Du Lam
" alt=""/>Olympus 'hồi tỉnh sau cú sốc gian lận kế toán lớn nhất Nhật Bản