Mùa hè năm nay, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Samsung Display bắt đầu xuất tấm nền OLED cho Galaxy S9 vào tháng 11, sớm hơn 2 tháng so với thông lệ. Do đó, flagship tiếp theo của hãng được phát hành trước khung tháng 3-4 như mọi năm. Cũng nguồn tin này tiết lộ cả 3 “át chủ bài” 2018 là Galaxy S9, S9+ và Note 9 đều dùng kích thước màn hình tương tự như các phiên bản 2017, ám chỉ thiết kế màn hình vô cực Infinity Display còn được duy trì ít nhất một đời nữa.
" alt=""/>Galaxy S9 lên kệ sớm vì hiệu ứng iPhone XẢnh minh họa: Internet
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ cũng xác định các chỉ tiêu cụ thể cho phát triển CPĐT theo 2 giai đoạn 2018-2020 và 2021-2025. Trong đó, với giai đoạn 2018-2020, nhóm chỉ tiêu xây dựng các văn bản pháp lý và xây dựng hệ thống nền tảng phát triển CPĐT gồm: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tạo lập, quản lý và chia sẻ dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử, đầu tư ứng dụng CNTT; hoàn thành xây dựng các hệ thống nền tảng (hệ thống kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; trục liên thông văn bản quốc gia; Cổng dịch vụ công quốc gia; hệ thống xác thực định danh điện tử; hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư và Bảo hiểm xã hội, Tài chính).
Nhóm chỉ tiêu cụ thể đối việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp bao gồm: 10% người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống CPĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 30% trở lên; tăng tối thiểu 20% thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; các TTHC được chuẩn hóa, điện tử hóa, bảo đảm mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về TTHC đạt mức trên 70% vào năm 2020.
Nhóm chỉ tiêu cụ thể đối với việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước gồm có: 60% phần mềm quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương được kết nối, liên thông với nhau qua trục liên thông văn bản quốc gia, trên 50% phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các bộ, ngành, địa phương được kết nối, liên thông phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trực thuộc bộ, ngành, địa phương; 60% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh, 30% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 20% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; bảo đảm 50% báo cáo được gửi, nhận qua hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; rút ngắn từ 30-50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua việc ứng dụng các giải pháp chính phủ không giấy tờ, văn phòng điện tử; hoàn thành đánh giá và đề xuất giải pháp giảm chi phí đầu tư, triển khai, vận hành, quản trị hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tái cấu trúc và tối ưu hóa hạ tầng CNTT.
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn 2018-2020, tại dự thảo Nghị quyết mới, Văn phòng Chính phủ cũng đề xuất mục tiêu tiếp tục nâng cao Chỉ số về CPĐT (EGDI), bao gồm 3 nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2020, Việt Nam nằm trong Nhóm 4 quốc gia đứng đầu ASEAN về Chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và Chỉ số phát triển CPĐT của Liên hợp quốc.
Đối với giai đoạn 2021-2025, các chỉ tiêu cụ thể được đề ra trong dự thảo Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” gồm có: 100% Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử phải được xác thực điện tử;
" alt=""/>Văn phòng Chính phủ đề xuất mục tiêu nâng cao 3 chỉ số về Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2018Bảo mật thông tin là nhu cầu thiết yếu của khách hàng hiện đại
Những năm gần đây, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với việc CNTT được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào mọi mặt của đời sống và mang lại nhiều lợi ích thì cũng kéo theo những nguy hại. Một trong số những nguy hại đó là việc bảo mật thông tin cá nhân.
Không nằm ngoài xu thế chung trên toàn cầu, công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, bởi các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin gia tăng mạnh mẽ cả về quy mô cũng như mức độ phức tạp, tinh vi, khó dự đoán.
Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT tình hình an toàn thông tin khách hàng trên thế giới và Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp đau đầu tìm cách bảo đảm thông tin khách hàng không rò rỉ trên không gian mạng.
Bàn về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, đại diện MobiFone cho biết: “Bảo mật thông tin là nhu cầu thiết yếu của khách hàng hiện đại. Bên cạnh sản phẩm, dịch vụ chất lượng và chế độ chăm sóc chu đáo, khách hàng ngày càng quan tâm đến việc bảo mật, an toàn thông tin. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt yếu tố an toàn cho khách hàng lên trên hết”.
MobiFone mạnh tay đầu tư, nâng cấp chất lượng hệ thống bảo mật
" alt=""/>Bảo mật thông tin: nhà mạng mạnh tay, khách hàng an tâm