Nơi chị Xuân sinh sống cùng gia đình cách tâm dịch Daegu (tỉnh Gyeongsang) khoảng một tiếng rưỡi đi xe ô tô.
Chị Xuân chia sẻ, những ngày qua, dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nơi đây.
Mỗi ngày, chính quyền sở tại đều gửi nhiều tin nhắn khẩn cấp đến điện thoại người dân, thông báo số lượng ca nhiễm bệnh, cách phòng tránh dịch an toàn và đưa ra lời cảnh báo: 'Nếu không có việc gì cần thiết, không nên ra ngoài'.
![]() |
Khẩu trang và nước rửa tay khô là hai vật dụng không thể thiếu với gia đình chị Xuân trong những ngày này. |
‘Hơn một tuần nay, đường phố vắng tanh. Các hộ dân đóng cửa kín mít, ít người ra đường.
Chồng tôi kinh doanh trong một khu chợ nhưng đã tạm thời đóng cửa, nghỉ ở nhà, theo dõi tình hình qua các phương tiện truyền thông. Nhiều tiểu thương cũng lo sợ, quyết định nghỉ bán.
Con trai lớn của tôi học lớp 1 cũng đang được nghỉ ở nhà. Bản thân tôi luôn có cảm giác bất an. Đêm đến đang ngủ, giật mình tỉnh giấc, tôi cũng sờ tay lên trán mình và chồng con, xem có ai bị sốt không’, chị Xuân nói.
![]() |
Chị Xuân liên tục cập nhật tin tức về dịch bệnh Covid-19 qua tivi. |
Theo lời chị Xuân, sau khi sinh, nhiều phụ nữ Hàn Quốc ở nhà chăm con. Bởi vậy, các gia đình không phải lo lắng tìm nơi gửi con hay bố trí thời gian trông con khi học sinh được nghỉ dài ngày.
Thứ 5 tuần trước, nghe thông tin về dịch bùng phát, chị Xuân cũng đã đi siêu thị mua gạo, mì tôm và nhiều thực phẩm khác, tích trữ.
Chỉ một ngày sau đó, mức độ lây lan của dịch lên đỉnh điểm, mọi người bắt đầu đổ xô mua đồ tích trữ, dẫn đến ‘cháy’ các mặt hàng thực phẩm. Nhiều siêu thị, quầy hàng rau, củ quả trống trơn.
![]() |
Nhiều ngày trước, khi có thông tin về người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc, chị Xuân đã bắt đầu tích trữ thực phẩm. |
Chị Xuân cũng cho biết, hiện ở nơi chị sống, khẩu trang và nước rửa tay khô khan hiếm. Khẩu trang phòng dịch tăng giá lên 50 nghìn đồng, có nơi bán 70 nghìn đồng/chiếc. Nhiều địa điểm, trung tâm thương mại, hàng dài người xếp hàng mua khẩu trang.
![]() |
Cảnh tượng người dân tại Daegu xếp hàng dài mua khẩu trang và nước rửa tay khô được người thân chị Xuân chụp. |
Do đề phòng từ trước, gia đình chị Xuân không gặp khó khăn gì về lương thực và đồ phòng hộ. Khi có việc ra ngoài, lúc trở về nhà, chị và chồng thường dùng nước sát khuẩn rửa tay, thay hết quần áo, mang đi giặt bằng nước nóng. Khẩu trang dùng một lần là bỏ.
Ngoài biện pháp tránh xa nơi đông người, sử dụng đồ phòng hộ theo đúng hướng dẫn, xịt nước sát khuẩn, chị Xuân chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho gia đình bằng chế độ ăn đủ chất, uống nhiều nước, nhiều sữa chua, hoa quả giàu vitamin C. Thực phẩm được nấu chín.
![]() |
Tin nhắn cảnh báo của các nhà chức trách gửi đến người dân về tình hình dịch Covid-19 ở thành phố Tongyeong. |
‘Tính đến thời điểm này, Hàn Quốc xác định có hơn 900 người nhiễm Covid-19.
Để phòng tránh dịch, nhiều công ty, cơ sở sản xuất, nhà hàng, quán ăn đóng cửa tạm thời. Những khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ăn uống ngày thường đông nghịt người, nay trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Phương tiện xuất hiện nhiều trên đường phố có lẽ là xe cứu thương’, người phụ nữ 28 tuổi thông tin thêm.
![]() |
Một người đi đường bị ngất, được xe cứu thương đến đưa đi. |
Mặc dù Việt Nam đang kiểm soát dịch khá tốt nhưng chị Xuân cho biết, sẽ ‘án binh bất động, không về nước trong thời gian này.
‘Tôi xác định ở nhà là cách tốt nhất để bảo vệ mình. Sân bay là nơi đông người, mình không bị bệnh nhưng ra đó, ai dám khẳng định là không bị lây chéo. Nhỡ mắc bệnh, mang về Việt Nam lại khổ mình, khổ người thân.
Gần nơi tôi ở cũng có nhiều du học sinh Việt. Một vài người đặt vé về nước nhưng một số bạn ở lại, vì muốn tránh đến sân bay và tránh di chuyển bằng các phương tiện công cộng như: Xe buýt, xe taxi', chị Xuân nói.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc, nhiều du học sinh Việt ở tâm dịch Daegu đã đặt vé máy bay về nước.
" alt=""/>Cô gái Việt làm dâu Hàn Quốc: ‘Khẩu trang tăng giá, xe cứu thương đầy đường’Thực tế bao năm nay, thói quen của nhiều người đã quen từ trong bữa cơm của gia đình Việt Nam, quen cách dùng chung một chén gia vị: nước mắm, nước tương, hay cả tương ớt. Và cứ thế cả nhà cùng chấm.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chia sẻ tại Hội thảo Tầm soát Vi khuẩn HP đề phòng ung thư dạ dày, ngày 1/7/2017, việc có thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" đều có thể làm lây vi khuẩn HP- một loại vi khuẩn có nguy cơ dẫn người nhiễm bệnh đến ung thư dạ dày.
![]() |
Dùng chung một chén chấm là một trong số những nguồn lây nhiễm vi khuẩn |
Ngoài ra, trước khi biết đến virus Corona đang gây khủng hoảng toàn nhân loại có thể lây qua đường giọt bắn của nước bọt đường miệng, thì các thói quen “chung đụng” khác, bao gồm cả thói quen sử dụng son môi chung của các bạn gái, cũng là “đường truyền” dẫn vi khuẩn, virus gây bệnh đau miệng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc người Việt phải hạn chế những thói quen xấu trong sinh hoạt, có nguy cơ hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt trong những bữa cơm gia đình quây quần, khi gắp thức ăn cho nhau, chỉ nên sử dụng một đôi đũa chung không thuộc về ai để gắp. Không dùng đũa đang ăn của mình gắp cho người khác. Càng tuyệt đối không nên chấm chung trong một chén nước mắm, nước tương. Trước mỗi bữa ăn, cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm nhỏ hơn, của ai nấy chấm.
![]() |
Cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm khi ăn |
Thói quen mới dùng chén chấm riêng này đang được khuyến khích xây dựng xuất phát từ trong nhu cầu cấp thiết phải giữ khoảng cách an toàn về vệ sinh, ăn uống, trước tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19. Nhưng hy vọng lâu dần từ thói quen mới, sẽ trở thành nét văn hóa mới và được duy trì cả trong đời sống bình thường. Đó là nét đẹp văn hóa càng tô đậm thêm không khí ấm cúng, gắn bó tình thân mà không kém phần văn minh của bữa ăn gia đình Việt.
Từ bỏ những thói quen xấu khác
Bắt tay sau nhậu, hoặc gào vào điện thoại trong thang máy, đi vệ sinh xong quên không rửa tay …, đó là những thói quen còn “ít văn minh” nhưng khá phổ biến trong đời sống thường ngày của chúng ta, trước khi xảy ra đại dịch.
Nhiều người trong số chúng ta vẫn vô tình xem các thói quen này vô thức đã là một phần của đời sống và không hề nhận ra nó có thể gây hại cho sức khỏe, chưa nói đến tổn hại môi trường sinh hoạt chung, là biểu hiện của ứng xử kém văn minh ở nơi công cộng.
Lời khuyên của nhà dịch tễ học khiến chúng ta giật mình nhìn lại và nhận ra: Đã đến lúc nhiều thói quen cần phải thay đổi!
Châu Bút
" alt=""/>Dịch CovidTôi ở xa má và cậu con trai một tuổi rưỡi của mình. Mọi người vẫn hay hỏi, vậy có buồn lắm không? Tôi hay trả lời họ rằng, tất nhiên không vui bằng ở gần mỗi ngày nhưng cũng có những niềm vui riêng, không đến nỗi buồn!
Và tôi liệt kê những niềm vui mình nhận về, như mỗi ngày vẫn gọi video bằng Zalo hoặc Facebook để thấy mặt, nghe tiếng hai người thân thương.
Tôi cập nhật sức khỏe, hỏi những niềm vui mà má tôi cùng cậu con trai như cách tôi vẫn hỏi mỗi ngày với mình. Má tôi kể về việc thằng cháu nội đã biết đi và bi bô nói chuyện, với giọng bi bô đáng yêu thế nào. Tôi bảo con nói cho tôi nghe, gọi ba thử, nó gọi “ba ba” và cả nhà tôi cười vang qua điện thoại.
Tuy xa nhau nhưng chúng tôi vẫn kết nối. Thay vì nghĩ về việc xa cách và buồn, tôi nghĩ rằng mình và người thân mình còn khỏe mạnh để nói chuyện với nhau là một may mắn lớn. Thay vì xoáy sâu vào hoàn cảnh xa nhà, tôi và má mình nghĩ tới việc cùng nhau lo cho con tôi một cuộc sống bình yên dưới mái nhà của chúng tôi ở Quảng Nam.
Thằng con tôi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng không chỉ những bình sữa má tôi pha mỗi ngày mà còn bằng sự tích cực, bình an từ chính tôi và nội của nó. Tôi sẽ tưới tắm hạt giống an vui cho tôi và người thân thương của mình bằng câu hỏi hôm nay có gì vui không để cùng hướng về năng lượng tích cực.
Tôi nghĩ thế nên tôi luôn đồng tình với má, dù ở xa nhau nhưng không có nghĩa mình không thể có những tiếng cười, không thể có những niềm vui.
Má tôi vẫn là người lạc quan như bà đã lạc quan khi một mình vượt cạn, nuôi dạy tôi suốt mấy chục năm qua. Xa nhau, má tôi dạy thêm cho tôi bài học bình tâm trước mọi thay đổi, biến cố trong đời. 'Tình thương phải được biểu hiện một cách đúng đắn, nếu không sẽ mang lại hệ lụy, khổ đau'. Câu nói này tôi học được từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người vẫn thường gửi thông điệp 'hiểu và thương' trong những pháp thoại của mình trước Phật tử.
'Hạnh phúc là con đường chứ không phải là đích đến'. Đó cũng là lời nhắn nhủ của vị Thiền sư năm nay đã gần 95 tuổi, đang an dưỡng tại chùa Từ Hiếu (TP Huế). Tôi suy nghĩ nhiều về lời dạy đó. Để rồi, khi làm gì, tôi cũng luôn tự nhắc mình: làm việc này, mình phải có niềm vui ngay khi thực hiện chứ không phải đợi đến lúc đạt được hay thành công.
![]() |
Châu Văn Long - đầu bếp chọn về vườn - sống thuận tự nhiên - Ảnh: FB Long Chau |
Nhắc đến lý 'hạnh phúc là con đường' tôi còn nhớ Châu Văn Long - một đầu bếp sinh năm 1987 - là người đã thể hiện việc sống hạnh phúc như thế.
Tôi đã có duyên phỏng vấn cậu ấy cách đây vài năm. Trước đó, Long từng xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như Quán quen món ruột, Người nội trợ hoàn hảo, Vui sống mỗi ngày, Ẩm thực Sài Gòn..., là bếp trưởng 8020Fit VN Body Transformation - chương trình ăn để giảm cân và tốt cho sức khỏe đến từ Mỹ, đồng thời là admin của một fanpage được đông đảo cộng đồng mạng theo dõi.
Đùng một cái, Long chọn về quê Đắk Lắk để làm nông dân, sống gần gũi với thiên nhiên và tự nhận 'điên điên' trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với nhiều người, trong đó có tôi, khi dõi theo Long thì thấy, bạn đã truyền một cảm hứng tích cực qua những hình ảnh chân chất, những bài viết chia sẻ thẳng tính và thẳng thớm của mình, thực hiện ngay tại mảnh vườn, bờ rẫy nơi cậu sống.
Ví dụ như bài mới nhất trên Facebook cá nhân, Long viết: 'Long đã chuẩn bị cho sự khởi đầu này 3 năm trước rồi í! Làm tại nhà. Ăn uống địa phương. Ít tiếp xúc đám đông. Lên mạng se sua là chính. Không tiêu dùng công nghiệp. Không mua sắm, ưu tiên xài đồ cũ. Bớt xả rác. Trồng nhiều cây. Ít đi du lịch. Đã đi thì đi cho lâu luôn. Đi học hỏi là chính! Nuôi dưỡng miếng đất cắm dùi. Các bạn nào chưa chuẩn bị thì lo đi là vừa nha!;.
Nói đi đôi với làm, lúc nào người tiếp xúc cũng thấy Long luôn đầy năng lượng, vững chãi và có cái nhìn tích cực cho mọi tình huống của bản thân cũng như cuộc sống quanh mình. Viết Facebook truyền cảm hứng cũng là một việc lành, tôi nhận ra điều đó bên cạnh việc ý thức không lan truyền tin tức tiêu cực, tin giả - vốn là vấn nạn của thời nay. Đặc biệt là trong lúc dịch Covid-19 này, những kẻ tung tin giả càng hoạt động mạnh hơn.
Cách đây vài năm, tôi đọc cuốn sách của một nhà sư - thầy Viên Ngộ - tựa sách đã là một chìa khóa: Hạnh phúc tùy cách nhìn.
Xuyên suốt các bài viết trong sách gợi lên một suy nghĩ, là hạnh phúc không phải là những điều kiện thuộc về bên ngoài mỗi người. Không nhất thiết phải ở gần nhau mới vui, không cần phải mặc đẹp mới tự tin. Như Châu Văn Long, mặc đồ cũ và kể chuyện làm nông ở quê vẫn khiến người tiếp xúc thấy cậu ấy thật đẹp, thật đáng yêu, đáng ngưỡng mộ.
Trong hoàn cảnh bệnh dịch, nhiều người cùng trải qua một điều kiện như nhau, nhưng có người rối nùi, phiền lo tới nóc, nhưng những người khác đã bình yên đi qua, còn có nhiều chia sẻ giúp người bình tâm. Nhiều người khác còn xắn tay vận động, góp sức sẻ chia vì hiểu rõ, đây là phần việc của mình, chỉ có làm vậy mới giúp khó khăn qua mau, đại dịch và hạn mặn sớm cải thiện, có thay đổi tích cực.
Với những người truyền cảm hứng tích cực, khuôn diện họ lúc nào cũng mang một nguồn năng lượng mà tôi gọi tên đó là hạnh phúc.
Tôi nghĩ về họ và tự nhắc mình, rồi nói với má: 'Mình khổ nhưng có nhiều người khổ hơn mình nhiều đó má'. Má tôi bảo, nhìn vậy thì thấy mình không đến nỗi nào, tự nhiên thấy hạnh phúc hẳn lên.
Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dưng từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.
" alt=""/>Nghĩ về nỗi khổ của người để thấy mình hạnh phúc