Một trong những lễ hội được chờ đón nhất trong năm là Tết Nguyên đán - khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, cùng thưởng thức những món ăn ngon và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, may mắn nhất sẽ đến trong năm mới.
Phiên chợ Tết 30 cũng hối hả, đông vui với dòng người chen nhau mua sắm thực phẩm, đồ trang trí, cây cối, hoa quả... để chuẩn bị cho một cái Tết chu đáo và trọn vẹn nhất có thể. Dưới đây là những hình ảnh về phiên chợ ngày 30 tết ở North Point hay còn gọi là Bắc Cọp - là một trong những chợ dân sinh lớn nhất ở Hong Kong.
1. Fai chun - tức là những lời nguyện ước được viết trên giấy màu đỏ hoặc vàng là một trong những đặc sản không thể thiếu trong phiên chợ Tết của người dân ở Hong Kong. Những lời chúc, ước nguyện đẹp đẽ này sẽ được treo lên cửa nhà hoặc phòng khách với những thông điệp về sức khoẻ, tình yêu, hạnh phúc, thành công trong năm mới. Chữ “Phúc” viết ngược có nghĩa là “phúc đáo”( may mắn đến nhà) là thông điệp được xin nhiều nhất trong dịp Tết. |
2. Lai see hay còn gọi là phong bao lì xì là một trong những mặt hàng được bày bán nhiều nhất với đủ kích thước, hình dáng, màu sắc. Người dân ở Hong Kong thường lì xì cho em bé, người già, người độc thân, hoặc giúp việc, bảo vệ toà nhà, lao công, phục vụ... với mệnh giá 50 đô, 100 đô và nhất quyết không được có số “4” in trên tờ tiền. Bên cạnh đó, là câu đối, đèn lồng, tranh dán... với màu đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa. |
3. Một trong những phong tục lâu đời của người dân nơi đây là đến chợ mua một chậu hoa như quất, đào hoặc các loại hoa ly, cẩm chướng, lay ơn... với ý nghĩa cây cối sẽ đem đến luồng sinh khí và năng lượng tích cực cho năm mới. Một chậu quất mini giá tầm 600 nghìn tiền Việt Nam. |
4. Cam, quýt - những hoa quả màu vàng - màu tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng là loại trái cây được bày bán nhiều nhất. |
5. Hàu khô nấu với rau cải choysum là một trong tám món trong mâm cơm tất niên của người Hong Kong. Tất cả các món ăn đều có phát âm đồng nghĩa với những từ may mắn, sức khoẻ, phát đạt, sinh con đẻ cái..... Ví dụ, hàu khô có phát âm là “hou si” đồng âm với từ hou sih (phát đạt) theo tiếng Quảng Đông. |
6. Người Hong Kong rất thích quây quần bên nhau quanh nồi lẩu vào bữa ăn ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết. Vì vậy những nguyên liệu dành cho món lẩu cay Tứ Xuyên hoặc lẩu nấm, lẩu sữa... được bày bán nhiều ở sạp hàng đồ khô. |
7. Cần tỏi, hành, mùi tàu... là những rau gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Hong Kong. Vào dịp Tết, những loại rau này được gói trong giấy đỏ để người dân mua làm quà biếu hoặc dùng trang trí trong căn bếp. |
8. Turnip cake - hay còn gọi là bánh củ cải với nguyên liệu từ củ cải bào mỏng, thịt hun khói, lạp xường, tôm khô, nấm... là món bánh cổ truyền trong đêm giao thừa. Ngoài ra, một món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên là bánh trôi tàu hay còn gọi là “neen go”, mang ý nghĩa năm mới tấn tới. |
9. Zong zi- loại bánh giống bánh chưng hoặc bánh tét Việt Nam. Gạo nếp được gói bên trong một lớp lá trúc hoặc lá sậy, sau đó đun sôi trong nước cho đến khi chiếc bánh chín và mềm. |
10. Bánh bao, nến, nhang, đồ vàng mã... bày ban thờ cũng là mặt hàng bán chạy trong phiên chợ. |
![]() |
11. Hộp kẹo may mắn với hạt dưa đỏ, mứt sen, mứt bí, sô - cô - la tròn, các loại kẹo nhiều màu sắc... được người dân ở Hong Kong bày tiếp khách trong dịp Tết. Mỗi một thứ bánh kẹo được lựa chọn đều mang một thông điệp ý nghĩa. |
Nhiều người dân Trung Quốc dần thay đổi quan điểm Tết phải sum họp ở nhà bằng cách du lịch ở nước các nước láng giềng.
" alt=""/>Khám phá chợ Tết ở Hong KongQuý bà Hà Nội đeo mặt nạ bí ẩn xuống phố giữa đêm
Vẻ đẹp kỳ thú của những địa danh có thật trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung
Vợ Đăng Khôi diện bikini gợi cảm trong chuyến du lịch ở Hội An
![]() |
Cách Hà Nội khoảng 300 km về phía bắc, qua những dãy núi cao trập trùng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc hiện lên rực rỡ bởi sắc hồng phủ khắp rừng thông Yên Minh, thị trấn Phó Bảng, dinh thự họ Vương, cột cờ Lũng Cú… Ảnh: Thiên Sơn. |
![]() |
Năm nay, lễ hội tam giác mạch lớn nhất ở Hà Giang sẽ được tổ chức vào ngày 23/11. Với khung cảnh rừng núi hùng vĩ và thiên đường hoa bạt ngàn đẹp tuyệt, sự kiện nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc được rất nhiều bạn trẻ yêu du lịch quan tâm. Ảnh: The_late20s_wildhorse. |
![]() |
Cuối thu đầu đông, Hà Giang đượm một màu yêu thương với con sông uốn lượn nên thơ, núi rừng bạt ngàn và đâu đó trên những sườn đồi điểm xuyết sắc màu của tam giác mạch. Những cánh hoa hồng phớt rung rinh trong gió, lung linh dưới cái nắng tinh khôi tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động. Ảnh: Bi_tabu |
![]() |
Trở về từ Hà Giang, anh Nguyễn Công Mạnh (Hà Nội) chia sẻ: "Hình ảnh của những đứa trẻ vùng cao đọng lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt và có thể sẽ nhớ mãi. Đó là khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi cùng ánh mắt rạng ngời khi nhìn thấy những vị khách phương xa, điều mà tôi khó có thể bắt gặp ở nơi phố thị". Ảnh: Tâm Đỗ. |
![]() |
Có lẽ, mọi thứ thuộc về mảnh đất này đều bình dị, mộc mạc, thuần túy. Ánh mắt, nụ cười của các em nhỏ nơi đây luôn toát lên vẻ hồn nhiên như cây cỏ, trong trẻo như sương mai, nguyên sơ như núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Tâm Đỗ. |
![]() |
Trên những bản làng xa xôi, hẻo lánh, tam giác mạch gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân vùng cao, trở thành hình ảnh đặc trưng cho mảnh đất Hà Giang. Thân cây khi còn non dùng để luộc ăn như rau, hạt có thể tạo thành bột làm lương thực. Ảnh: Lolarozenwajn. |
![]() |
Nảy lên từ mày lúa, mày ngô, lá có hình chóp nón, cái tên “tam giác mạch” ra đời xuất phát từ ý nghĩa rất đơn giản đó. Loài hoa tuy nhỏ bé nhưng đã cứu đói cả làng người Mông trong những năm mất mùa, đói kém. Ảnh: Bi_tabu. |
![]() |
"Mặc dù phải di chuyển liên tục trong 2 ngày, không có thời gian vãn cảnh, dọc đường đi, mình được ngắm tam giác mạch nở rộ khắp núi đồi, rất đã mắt”, phượt thủ Nguyễn Tài Đức chia sẻ. Ảnh: Nguyenduchongduong. |
![]() |
Vào mùa tam giác mạch, nơi đây thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia, phượt thủ, những bạn trẻ đam mê du lịch đến tham quan, khám phá. Giữa khung cảnh hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, loài hoa dại khoe sắc, làm say lòng du khách thập phương. Ảnh: Chaupham2910. |
![]() |
Mùi hương của loài hoa núi rừng lan toả theo gió, nắng thu đi vào lòng người bao xúc cảm xuyến xao, lưu luyến. Đứng trước nơi này, con người cảm thấy tự do, quên đi những muộn phiền của cuộc sống, hòa mình vào thiên nhiên để thấy yêu đời hơn. Ảnh: Truong_dinhduy. |
Tỉnh Giang Tô của Trung Quốc nổi tiếng với những thị trấn đẹp mướt mát và có lịch sử phong phú nằm ở đồng bằng sông Dương Tử, tạo thành một liên kết đan xen giữa các kênh rạch, sông và hồ.
" alt=""/>Tháng 11, đừng quên ghé Hà Giang ngắm mùa tam giác mạch tuyệt đẹpViệc trước tiên các chị yêu cầu là đàn ông phải chia sẻ việc nhà từ nấu ăn, đi chợ, đưa đón con, đi đổ rác… Tuy nhiên tất cả sự “vùng dậy” của các chị chỉ là bằng những… bài viết. Hành động của phụ nữ thì hoàn toàn ngược lại, không tin để tôi chỉ ra nhé.
![]() |
Thay vì nhận hoa, nhiều phụ nữ Việt muốn đàn ông chia sẻ việc nhà hơn |
Ví dụ đơn giản, gần gũi nhất là vợ tôi. Cô ấy liên tục cáu gắt, yêu cầu chồng làm việc này việc kia nhưng với con trai cô ấy (cũng là con tôi) thì không.
Lịch trình một ngày của con trai tôi thế này: Sáng, mẹ gọi dậy vệ sinh cá nhân, mẹ chuẩn bị bữa sáng, mẹ đưa đi học. Buổi tối ăn cơm xong, con trai tôi được đi thẳng ra bàn ăn hoa quả rồi vào phòng học. Học xong cháu có mẹ cầm sẵn ly sữa, đồ ăn vặt chờ ở cửa phòng, sau đó cháu đánh răng rồi lên giường đi ngủ.
Mỗi lần tôi nhờ con làm việc này, việc kia vợ tôi đều gạt đi: “Anh tự làm đi hoặc đưa đây em làm cho nhanh, con còn bận học”.
Những ngày nghỉ, tôi muốn hai bố con cùng sửa đồ đạc trong nhà hay rửa xe máy cho mẹ thì vợ tôi nhắc nhở: “Con nó học cả tuần mệt, nay anh cho con nghỉ ngơi đi”.
Cứ như thế, đến nay, con trai tôi lớn tướng vẫn không phải động tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Tôi không hiểu với cách dạy con của vợ tôi, sau này con dâu tôi sao có thể giành phần thắng trong "cuộc chiến việc nhà"?
Tôi cũng từng chứng kiến những người đàn ông lớn xác nhưng vẫn là đứa trẻ trong mắt mẹ. Mỗi lần con trai vào bếp, các bà, các chị lại đuổi ra: “Vướng chân, làm thì chậm chạp, để tao làm một loáng là xong”.
Đơn cử là nhà hàng xóm của chúng tôi. Vốn có quen biết từ trước, ngày mua chung cư mới cùng tầng với chúng tôi, họ mời gia đình tôi sang ăn bữa cơm tân gia. Trong bữa ăn, cô con dâu của nhà ấy chạy tất tả, lúc thì lấy thêm nước mắm, lúc thì lấy thêm đôi đũa, múc thêm bát canh… Tôi biết, trước đó, chị cũng đã phải tất bật đi chợ để làm cơm, đãi khách.
Đến lúc bữa cơm xong, cánh đàn ông dọn dẹp mâm bàn, phụ nữ bê bát đĩa vào trong bếp để rửa. Thấy vợ mệt, người chồng vào bếp phụ cùng việc tráng bát. Tuy nhiên cô con dâu nhìn sắc mặt mẹ chồng không được vui, bèn gạt chồng ra: “Anh ra ngoài uống nước với các bác, em làm một lát là xong”.
Sau này, tôi mới biết, quan niệm của bà mẹ bên nhà đó là đàn ông không phải nhấc tay động chân vào việc nhà. Việc đàn ông rửa bát, nấu cơm trong bếp… khi nhà có khách càng tối kị. Mỗi lần, con dâu muốn nhờ chồng giúp việc này việc kia, bà đều giận dỗi: “Chị không làm được thì để tôi, sao phải sai nó như người ở?”.
Vì vậy cô con dâu không có cách nào để cải thiện tình hình. Lâu dần, người chồng cũng mất dần thói quen hỗ trợ vợ việc nhà.
Vậy đấy, ngày 8/3 thay vì chỉ trích các ông chồng lười, thụ động sao các chị, những người mẹ, không dành thời gian để “đào tạo” các ông chồng tương lai? Hãy bắt đầu bằng việc nhỏ nhất là để con trai tự làm các việc của bản thân, lớn hơn một chút yêu cầu con chia sẻ công việc chung của gia đình.
Đặc biệt các bà mẹ nên dạy con rằng, việc chia sẻ việc nhà với vợ không chỉ là trách nhiệm, lẽ đương nhiên mà còn là cách bày tỏ tình yêu, sự quan tâm chân thành nhất với người bạn đời của mình.
Một luật sư từng trò chuyện với tôi rằng, nhiều năm trong nghề, anh vẫn ấn tượng nhất về trường hợp vợ chồng đưa nhau ra tòa vì một lý do hy hữu “không chia sẻ việc nhà”.
" alt=""/>Đàn ông lười việc nhà ngày 8/3 đâu phải lỗi chúng tôi?