Theo báo Daily Mail, tay súng bị cáo buộc sát hại 49 người từng là một cậu bé nhà quê, sống trong một thị trấn nhỏ ở bang New South Wales, Australia. Những người biết hắn ta cho rằng đã có điều gì đó xảy ra trong 7 năm đi phiêu bạt nhiều nơi trên thế giới khiến tên này biến chuyển thành một kẻ cực đoan, căm ghét người Hồi giáo. |
Brenton Tarrant trong bức ảnh khi còn là đứa trẻ được cha bế trên tay; mẹ và chị gái của hắn được cho là vẫn sống ở quê nhà. Ảnh: Dailymail |
Sáng 16/3, tên Brenton Tarrant đã lần đầu tiên xuất hiện tại Tòa án quận Christchurch để nghe cáo buộc buộc tội giết người sau khi hắn xông vào một nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, xả đạn từ một khẩu súng ngắn bán tự động và một khẩu súng trường vào khoảng 100 người đang tham dự lễ cầu nguyện chiều thứ sáu.
Kinh hoàng hơn là sát thủ đã dùng bodycam (camera gắn trên người) phát trực tiếp vụ xả súng do chính hắn tiến hành trong đoạn video kéo dài 17 phút được đăng trên Facebook.
Giới chức New Zealand xác nhận số người thiệt mạng trong hai vụ xả súng liên tiếp tại hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch là 49 người và 42 người khác bị thương. Hai trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch, bao gồm một em bé 4 tuổi đang được đưa từ thành phố Starship đến bệnh viện chuyên khoa nhi Starship ở Auckland.
 |
Sát thủ Tarrant trong đoạn video phát trực tiếp cảnh xả súng. |
Brenton Tarrant, 28 tuổi, lớn lên ở Grafton, vùng Northern River, là khu vực ở cực đông bắc của bang New South Wales. Trong cái được hắn gọi là bản “tuyên ngôn” dài tới 74 trang đăng trên mạng xã hội, Tarrant tự mô tả mình là một 'người đàn ông da trắng bình thường', sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động nghèo có tổ tiên là người Anh và Ailen.
Cho đến lúc này, những chi tiết về lai lịch của kẻ khủng bố đang dần xuất hiện, bao gồm cả quá trình học hành của hắn ở thị trấn Grafton, nơi Tarrant đã rời đi vào năm 20 tuổi không lâu sau khi cha hắn là Rodney qua đời vì bệnh ung thư.
Tay súng máu lạnh viết trên trang cá nhân rằng khi lớn lên hắn "ít quan tâm đến giáo dục" và không theo học đại học vì không có hứng thú lớn với bất cứ điều gì được dạy tại các ngôi trường.
Tarrant dường như đã dành tới 7 năm để đi khắp thế giới kể năm 2011, và một người phụ nữ biết hắn khi còn ở Grafton suy đoán với tờ Daily Mail Australia rằng "có chuyện gì đó đã xảy ra với anh ta" trong thời gian này. Cô cũng nhận ra anh ta là người đàn ông trong video thảm sát lan truyền trên mạng.
 |
Ngôi nhà nơi Brenton Tarrant lớn lên ở Grafton, bang New South Wales, Australia. Ảnh: Dailymail |
Người phụ nữ cho biết trước khi rời Grafton, Tarrant từng làm một huấn luyện viên cá nhân ở phòng gym, người bị ám ảnh về vấn đề thể lực nhưng có vẻ là một chàng trai trẻ được dạy dỗ tốt. Thời gian đó, Tarrant tuân theo chế độ tập luyện và ăn kiêng nghiêm ngặt. Hắn làm thêm tại phòng gym sau khi học xong.
Trong bản “tuyên ngôn”, Tarrant tuyên bố đã kiếm tiền từ các giao dịch tiền ảo Bitcoin, từ đó có tiền đi khắp thế giới. Hắn cũng nói về việc đã đi du lịch một loạt các quốc gia bao gồm Pakistan, và một bức ảnh cho thấy Tarrant trong một chuyến đi đến Triều Tiên.
Nhưng bằng cách nào đó, Tarrant dường như bị ám ảnh bởi các cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra ở châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2017. Bản “tuyên ngôn” của hắn mang nặng tư tưởng ủng hộ chủ nghĩa phát xít và sự căm thù đối với người Hồi giáo.
Các công tố viên ở Bulgaria đã mở một cuộc điều tra về chuyến thăm gần đây của Tarrant tới đất nước này. Hắn đến Bulgaria từ ngày 9 đến 15/11 năm ngoái và tuyên bố rằng muốn ‘đến thăm các di tích lịch sử và nghiên cứu lịch sử của đất nước Balkan’”, công tố viên nhà nước Sotir Tsatsarov cho hay.
Trong khi vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ người thân nào của sát thủ - bao gồm cả mẹ hắn ta - còn sống trong khu vực hay không, gia đình Tarrant khá nổi tiếng ở quê nhà hắn. Thừa hưởng tình yêu thể thao từ cha mình, người đã chết vì một bệnh ung thư liên quan đến amiăng, Tarrant tiếp tục trở thành một huấn luyện viên cá nhân.
Cơn điên loạn của kẻ xả súng bắt đầu khi hắn vào trong xe ô tô mặc áo giáp kiểu quân đội, đội mũ bảo hiểm và nói "hãy bắt đầu bữa tiệc này". Sau khi lấy được một trong ít nhất sáu khẩu súng trường tấn công được cất giữ trong xe, hắn bước tới cửa trước và bắt đầu bắn vào người đầu tiên nhìn thấy.
 |
Những khẩu súng viết chẳng chịt tên các sát thủ hàng loạt trong những vụ xả súng trước đây. |
Sáng 16/3, Tarrant đã bị đưa ra Toà án ở Christchurch, New Zealand để nghe cáo buộc tội danh giết người sau khi tiến hành vụ xả súng đẫm máu tại hai nhà thờ Hồi giáo.
Theo tờ NZ Herald, tên Tarrant xuất hiện trong bộ quần áo tù màu trắng, tay bị còng, đi chân trần nhưng gương mặt vẫn cười nhạo trong lúc đứng trước bục tại toà. Môi trên của hắn có một vết rách.
Hai cảnh sát áp giải bị cáo ra trước toà, và trong suốt phiên toà, Tarrant im lặng. Bị cáo sẽ bị giam giữ không có quyền bảo lãnh cho đến ngày 5/4.
Hồ sơ về hắn cho thấy địa chỉ sinh sống của Brenton Tarrant là ở Andersons Bay, thành phố Dunedin, nhưng không ghi rõ nghề nghiệp.
Thẩm phán Kellar đã cho phép được quay phim, chụp ảnh tại phiên toà đầu tiên sau vụ tấn công khủng bố ở Christchurch nhưng ông yêu cầu mặt của bị cáo phải được xoá mở để đảm bảo quyền xét xử công bằng.
 |
Brenton Tarrant tại toà án vào sáng 16/3 trong bức hình được xoá mờ mặt theo yêu cầu của thẩm phán. Ảnh: NZHerald |
Hiện tại, hai nghi phạm khác vẫn bị giam giữ và cảnh sát New Zealand đang cố gắng "phác thảo một bức tranh về bất kỳ cá nhân nào có liên quan và tất cả các hoạt động của họ trước sự kiện kinh hoàng này'.
Trong cuộc họp báo ngay trong ngày xảy ra vụ thảm sát, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã đây là "một trong những ngày đen tối nhất" của đất nước, đồng thời tuyên bố thủ phạm "sẽ không có chốn nương thân ở New Zealand". Thủ tướng Ardern cũng nhận định "vụ tấn công khủng bố" đã được "lên kế hoạch hoàn hảo". Các đối tượng tấn công đều không nằm trong danh sách theo dõi của cảnh sát.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Xả súng ở New Zealand: Thanh niên chán học phiêu bạt trở thành sát thủ đẫm máu ở New Zealand
Thế nhưng, cuộc khủng hoảng này không phải của riêng quốc gia Nam Á, mà còn là của tất cả mọi người. Tiến sĩ Soumya Swaminathan từng nói: “Virus không phân biệt biên giới, quốc tịch, tuổi tác, giới tính hay tôn giáo. Và những gì hiện đang diễn ra ở Ấn Độ, thật không may, đã và đang gây tác động đến nhiều quốc gia khác". |
Ấn Độ đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ 2. Ảnh: Reuters |
Theo trang tin BBC, dịch Covid-19 đã cho thấy cả thế giới được kết nối chặt chẽ với nhau như thế nào. Nếu một quốc gia có mức độ lây nhiễm rất cao, nó sẽ có khả năng lây lan sang những nước khác.
Ngay cả khi những biện pháp hạn chế đi lại, xét nghiệm và kiểm dịch nhiều lần được áp dụng, virus corona vẫn có thể bị rò rỉ ra bên ngoài. Nếu một du khách nào đó đến từ một nơi đang là tâm dịch, họ có đầy khả năng mang theo virus trong người. Minh chứng là gần đây, khoảng 50 hành khách trên một chuyến bay từ New Delhi đến Hong Kong, Trung Quốc, có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
 |
Các thi thể được đưa đi hỏa táng ở Ấn Độ. Ảnh: Times of India |
Một mối lo ngại khác bên cạnh tỷ lệ lây nhiễm cao ngất ngưởng ở Ấn Độ chính là các biến thể mới của virus corona. Trong số này, một biến thể đã được phát hiện ở Ấn Độ có tên gọi B.1.617, còn được gọi là "đột biến kép". Một số bằng chứng trong phòng thí nghiệm cho thấy, biến thể này dễ lây truyền hơn và khó bị các kháng thể ngăn chặn hơn.
Số ca nhiễm Covid-19 ở một quốc gia nào đó càng cao, thì những biến thể mới càng có khả năng xuất hiện nhiều hơn. Đó là vì mỗi ca nhiễm đều tạo cho virus corona cơ hội tiến hóa, và mối lo ngại lớn nhất là điều này có thể phát sinh nhiều biến chủng mới, khiến vắc-xin Covid-19 không còn hoạt động hiệu quả.
“Cách hạn chế các biến thể mới của virus corona xuất hiện ngay từ đầu là ngăn chặn khả năng nhân bản của chúng trong cơ thể chúng ta… Vì thế, phương án tốt nhất để kiểm soát các biến thể này là ngăn chặn số ca nhiễm toàn cầu ở thời điểm hiện tại”, Giáo sư Sharon Peacock, Giám đốc công ty Covid-19 Genomics UK (Cog-UK), giải thích.
Nhưng theo BBC, dù những biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể làm được điều này, thì việc tiêm chủng vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, nó lại đang diễn ra một cách chậm chạp ở Ấn Độ, khi cho đến nay, chưa đến 10% dân số của nước này được tiêm liều vắc-xin Covid-19 đầu tiên, và chưa đến 2% được tiêm chủng đầy đủ.
 |
Người Ấn Độ đi tiêm ngừa Covid-19 tại Mumbai. Ảnh: New York Times |
Điều này xảy ra bất chấp thực tế đây là cái nôi của nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ. Và đây cũng là một lý do khác giải thích tại sao sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 của Ấn Độ có thể tác động mạnh mẽ đến phần còn lại của thế giới.
Vào tháng 3, khi tình hình dịch Covid-19 ở Ấn Độ bắt đầu chuyển biến xấu, giới chức nước này đã ngưng việc xuất khẩu một lượng lớn vắc-xin AstraZeneca, trong đó bao gồm cả số vắc-xin cung cấp cho chương trình COVAX do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến việc triển khai tiêm chủng ở nhiều quốc gia, trong bối cảnh ngày càng nhiều vắc-xin Covid-19 của Ấn Độ được chuyển hướng để sử dụng trong nước. Tuy nhiên với tình cảnh bi đát đang diễn ra quốc gia Nam Á, các nhà khoa học cho rằng biện pháp này nên là một ưu tiên hàng đầu.
 |
Một người ngồi chờ đến lượt hỏa táng thi thể người thân chết vì Covid-19 ở New Delhi. Ảnh: AP |
Theo BBC, khi dịch Covid-19 vẫn tiếp tục càn quét hết quốc gia này đến quốc gia khác, thì tình hình hiện tại ở Ấn Độ giống như một lời nhắc nhở chua xót rằng, không một ai trong chúng ta sẽ được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều được an toàn.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng." alt=""/>Địa chấn Covid