- Đại diện Việt Nam so tài tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 Trương Thị Maydo không chịu được thời tiết lạnh giá của nước Nga nên đã bị cảm và sốt cao.Người đẹp viết cả thơ trên trang cá nhân của mình.
- Đại diện Việt Nam so tài tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 Trương Thị Maydo không chịu được thời tiết lạnh giá của nước Nga nên đã bị cảm và sốt cao.Người đẹp viết cả thơ trên trang cá nhân của mình.
Chuyến đi không chỉ là dịp để Lý Thùy Chang tham gia các cuộc họp và sự kiện của ngành làm đẹp tại Nhật Bản mà còn là khoảnh khắc để gia đình thư giãn, khám phá địa điểm mới và thưởng thức không khí se lạnh của mùa đầu đông ở đất nước Phù Tang. Sau những ngày làm việc, họ cùng nhau thực hiện bộ ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đẹp làm kỷ niệm.
![]() | ![]() | ![]() |
Lý Thùy Chang hiện kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, nổi bật với gu thời trang sang trọng và đẳng cấp. Cô thường xuyên tạo dựng mối quan hệ thân thiết với nhiều người nổi tiếng trong showbiz và doanh nhân như ca sĩ Bảo Thy, diễn viên Kim Thư.. Trang cá nhân của Lý Thùy Chang cũng thu hút đông đảo người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ.
![]() | ![]() |
Con trai Chi Bảo - bé Gia Khang (tên thân mật Zorba) - cũng được nhiều người yêu mến nhờ vẻ ngoài bụ bẫm, đáng yêu. Vợ chồng diễn viên Chi Bảo và Lý Thùy Chang đón con trai đầu lòng đầu tháng 1/2022. Nhóc tỳ còn nhỏ nhưng đã được bố mẹ đưa đi vi vu khắp nơi để trải nghiệm, tìm hiểu những điều mới lạ. Bé cũng được bố mẹ "phủ kín" hàng hiệu từ những thương hiệu cao cấp trên thế giới trong tủ đồ ở nhà.
![]() | ![]() | ![]() |
Lý Thùy Chang tiết lộ trong chuyến đi Nhật vợ chồng cô tranh thủ thực hiện bộ ảnh cưới làm kỷ niệm. Bé Gia Khang đã cứng cáp nên họ dự định sẽ có con thứ hai trong năm 2024.
Minh Nguyễn
Ảnh: Huỳnh Trí Nghĩa
Sau 18 năm, vợ chồng NSND Thu Quế và NSƯT Phạm Cường mới tái ngộ trên màn ảnh trong phim Trạm cứu hộ trái timdù họ chỉ đóng vai phụ và ít có cảnh diễn cùng nhau. Trên trang cá nhân, NSND Thu Quế chia sẻ hình ảnh và clip hậu trường trong quá trình đi quay phim cùng chồng và NSND Thu Hà, nhận sự quan tâm của khán giả.
NSND Thu Quế vào vai mẹ của Vũ (Trương Thanh Long), trong khi NSND Thu Hà và NSƯT Phạm Cường vào vai bố mẹ của Hà (Hồng Diễm). Đến nay, vẫn chưa rõ cả ba người có nhiều phân đoạn đóng cùng nhau hay không bởi các diễn viên vẫn giấu kín.
Clip hậu trường NSND Thu Hà tập thoại với NSƯT Phạm Cường do NSND Thu Quế ghi lại:
Do tập phim có sự xuất hiện của NSND Thu Hà, NSND Thu Quế và NSƯT Phạm Cường chưa lên sóng nên clip hậu trường trong quá trình quay được NSND Thu Quế chia sẻ trên trang cá nhân thu hút sự chú ý của khán giả. Hai NSND bằng tuổi nhau, vốn chơi khá thân ngoài đời xuất hiện trong các bức ảnh chụp chung hay clip cho nhau ăn khiến người xem thích thú chờ đợi cuộc hội ngộ trên phim của họ. Theo những diễn biến gần đây khán giả dự đoán NSND Thu Quế sẽ trở thành thông gia với NSND Thu Hà và NSƯT Phạm Cường ở những tập cuối.
Trạm cứu hộ trái timlà bộ phim thứ 2 NSND Thu Hà đóng chung với NSƯT Phạm Cường sau Hướng dương ngược nắng. Nếu như ở phim trước, NSƯT Phạm Cường đóng vai người đàn ông luôn yêu thương và đứng sau hỗ trợ NSND Thu Hà thì trongTrạm cứu hộ trái tim,họ vào vai vợ chồng. Tuy vậy, do hôn nhân trục trặc nên hai nhân vật do NSND Thu Hà và NSƯT Phạm Cường đóng luôn ở thế đối đầu, hoàn toàn không có cảnh tình cảm như phim trước.
NSND Thu Quế từng chia sẻ với VietNamNet vì quá quen công việc của nhau nên chị không thấy chạnh lòng khi chồng đóng cảnh tình cảm với người khác. "Nếu còn trẻ như thời mới lấy nhau có thể chạnh lòng chứ giờ chúng tôi quá quen công việc, diễn mà không hết mình khán giả bảo diễn viên kém. Điều quan trọng nhất là vợ chồng cùng nghề phải hiểu và thông cảm cho nhau. Chỉ có như thế mới sống an yên, gia đình ổn định được. Còn nay vợ đóng cùng người này, mai chồng đóng với người kia mà cứ dằn vặt nhau thì khó sống lắm", chị nói.
NSND Thu Quế cho NSND Thu Hà ăn trên xe đoàn phim, 'bỏ mặc' chồng Phạm Cường:
Quỳnh An
Ảnh, clip: FBNV
Tác động lớn nhất của quy định dùng tên thật là cá nhân sẽ không còn viết nội dung hay tham gia tranh luận mà không nghĩ đến hậu quả ngoài đời thật. Tuy ẩn danh là một phần của Internet và mang đến những lợi ích nhất định cho cả người nói lẫn người nghe, những ý kiến ẩn danh hoàn toàn có thể gây phương hại đến người khác. Do đó, quản lý nội dung độc hại, thù địch là điều cần làm. Chẳng hạn, người đăng ẩn danh không phải chịu trách nhiệm về lời nói của họ, khiến họ cảm thấy an toàn vì không bị trả thù dù lan truyền thông tin phỉ báng, quấy rối. Ngoài ra, từ góc độ tiếp nhận thông tin, lời nói ẩn danh có thể không có giá trị bằng lời nói của những tài khoản đã được định danh.
Thực tế, chính sách đăng ký tên thật trên mạng nhằm kích hoạt khả năng truy vết hoặc cấm ẩn danh khá phổ biến trên thế giới. Chẳng hạn, năm 2007, Hàn Quốc thi hành luật tên thật, yêu cầu mọi người dùng mạng xác minh danh tính bằng cách nộp mã số đăng ký công dân (RRN) cho ISP. Năm 2011, tại Đức, Bộ trưởng Nội vụ Hans-Peter Friedrich khi ấy ủng hộ chính sách tên thật sau vụ xả súng tại Nauy. Xét tới tác động của ẩn danh với thực thi pháp luật và trật tự xã hội, không ngạc nhiên khi Trung Quốc quyết định mở rộng quy định về Internet vào năm 2012, yêu cầu người dùng Internet thực hiện đăng ký tên thật.
Yêu cầu tên thật để bảo đảm môi trường Internet lành mạnh
Chính phủ Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến thiết lập chính sách đăng ký tài khoản Internet bằng tên thật từ năm 2003 khi yêu cầu các phòng cung cấp dịch vụ mạng thu thập thông tin định danh của khách hàng. Mục tiêu là chống lại tội phạm và bảo vệ trẻ vị thành niên. Sau đó, thí điểm đăng ký tên thật triển khai tại một số thành phố lớn.
Tháng 8/2009, các cổng tin tức lớn như Sina, NetEase, Sohu bắt đầu yêu cầu người dùng mới cung cấp tên thật và mã số định danh. Tháng 2/2012, bốn công ty mạng xã hội của nước này - bao gồm Sina, Sohu, NetEase, Tencent – đặt ra thời hạn 16/3/2012 để người dùng xác minh danh tính. Hiện nay, người dùng mọi nền tảng mạng xã hội trong nước đều phải đăng ký tài khoản bằng danh tính thật, bao gồm tên tuổi, số ID do chính phủ cấp, số điện thoại di động. Dù vẫn dùng được biệt danh, họ không thể che giấu danh tính với các công ty hay chính phủ. Những người dùng không đăng ký chỉ có thể xem mà không được phép đăng nội dung.
Theo ông Vương Thần, quan chức từng phụ trách thông tin trực tuyến tại Trung Quốc, Trung Quốc cần tạo ra một hệ thống tên thật để giảm thiểu hoặc loại bỏ ẩn danh trên không gian mạng. Tháng 12/2012, quốc hội thông qua đạo luật có tên Tăng cường bảo vệ thông tin trực tuyến, ra lệnh cho “các nhà cung cấp dịch vụ mạng nên yêu cầu người dùng cung cấp thông tin định danh chính xác khi ký thỏa thuận để cung cấp dịch vụ truy cập website, điện thoại cố định, điện thoại di động hoặc đăng thông tin qua mạng”.
Đạo luật có hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, đưa chính sách tên thật lên cấp độ luật pháp quốc gia; thứ hai, bao trùm nhiều loại dịch vụ trực tuyến vì hầu hết các doanh nghiệp Internet đều cung cấp dịch vụ “truy cập website” và “đăng thông tin qua mạng”. Do đó, yêu cầu đăng ký bằng tên thật đã trở thành nghĩa vụ pháp lý, không chỉ với nhà cung cấp dịch vụ blog, mạng xã hội mà còn với phần lớn nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến khác. Sau này, chính phủ mở rộng quy định với người dùng ứng dụng nhắn tin tức thời như WeChat. Năm 2015, Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin thi hành yêu cầu đăng ký bằng tên thật. Thuê bao di động phải xác minh căn cước, nếu không sẽ bị đình chỉ số điện thoại.
Từ 1/3/2015, Trung Quốc yêu cầu người dùng blog và phòng chat đăng ký tên thật với nhà mạng và cam kết không tham gia vào hoạt động “phi pháp, không lành mạnh”. Theo Cơ quan quản lý không gian mạng (CAC), quy định này là cần thiết để chống lại “hỗn loạn tên người dùng”. Chẳng hạn, nhiều người dùng đặt tên tài khoản theo tên các lãnh tụ như Tổng thống Nga Putin; quảng bá văn hóa thô tục; lừa đảo bằng cách giả vờ là quan chức nhà nước. Các công ty phải bổ nhiệm nhân sự đánh giá và theo dõi thông tin người dùng để bảo đảm người dùng tuân thủ quy định. Sina từng bị phạt 815.000 USD vì cho phép “nội dung không lành mạnh và đứng đắn” trên các nền tảng của mình, cũng như bị tước hai giấy phép xuất bản Internet và truyền tải trực tuyến các chương trình nghe nhìn.
Theo thời gian, Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan tới tên thật. Từ 1/10/2017, các công ty và nhà cung cấp dịch vụ Internet chịu trách nhiệm yêu cầu và xác minh tên thật từ người dùng khi họ đăng ký và phải báo cáo nội dung bất hợp pháp ngay cho nhà chức trách. Tháng 9/2020, nước này triển khai hệ thống xác minh tên thật đối với game thủ nhằm ngăn chặn tình trạng nghiện game ở thanh thiếu niên. Năm 2021, CAC cập nhật quy định, cấm chủ nhân của các tài khoản mạng xã hội bị cấm đăng ký tên tương tự trên nền tảng khác.
Chính phủ Trung Quốc tin rằng quy định đăng ký bằng tên thật có thể bảo đảm Internet lành mạnh hơn và an toàn hơn, bảo vệ lợi ích cộng đồng và trật tự xã hội khỏi nội dung phi pháp như phỉ báng, lừa đảo, khiêu dâm, tin đồn. Ngôn ngữ độc hại, chỉ trích và quấy rối sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
(Tổng hợp)