Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT: “Việc tích luỹ kinh nghiệm, năng lực công nghệ sau 20 năm làm việc tại nước ngoài đã giúp chúng tôi trưởng thành về nguồn lực”.
Nhờ vậy, Tập đoàn FPT đã có thể đứng ra đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Trong số đó có thể kể tới dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM, Hệ thống quản lý thuế TMS, Hệ thống vé tàu điện tử, Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital.
“Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành CNTT, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Với vai trò tập đoàn tiên phong CNTT, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Khoa nói.
Rikkeisoft sang Mỹ, Úc bằng nhân tài công nghệ Việt
Trở về Việt Nam sau một thời gian dài kinh doanh tại thị trường Nhật Bản, công ty phần mềm Rikkeisoft đã gây dựng được không ít thành tựu với việc sở hữu 8 chi nhánh tại các thành phố lớn ở Việt Nam và Nhật Bản.
Công ty phần mềm này hiện có hơn 1.600 nhân sự, nhiều người trong số đó đang học tập và sinh sống tại nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng của Rikkeisoft tăng từ 1,5-2 lần mỗi năm với tập khách hàng lớn chủ yếu tại Nhật Bản và thị trường quốc tế.
Chia sẻ về dự định cho năm mới 2023, ông Tạ Sơn Tùng - Chủ tịch hội đồng thành viên Rikkeisoft cho biết, mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển đối tác vẫn là trọng tâm trong năm tới của công ty.
“Năm 2023, chúng tôi đặt kế hoạch đưa nguồn lực CNTT Việt ra nước ngoài, tới những thị trường quốc tế mà công ty đang khai phá như Singapore, Australia và Mỹ. Hiện tại, Rikkeisoft đã đang làm việc với các đối tác trong khu vực để mở rộng cơ hội hợp tác nhằm xúc tiến kế hoạch này”, ông Tạ Sơn Tùng chia sẻ.
Tiết lộ thêm về kế hoạch kinh doanh, ông Ngô Minh Quân - Giám đốc Chuyển đổi số Rikkeisoft cho biết, về công nghệ AI, hiện Rikkeisoft đã có những tự chủ ban đầu về công nghệ lõi. Định hướng của công ty sẽ là đầu tư hơn nữa vào sản phẩm ứng dụng AI như camera thông minh, loa thông minh.
Trong năm 2023, Rikkeisoft sẽ triển khai thêm về công nghệ Blockchain, đi sâu vào việc khai phá những tiềm năng của công nghệ phi tập trung và chú trọng hơn vào ứng dụng thực tế.
“Robotics là một lĩnh vực được Rikkeisoft đầu tư nghiên cứu từ năm 2019. Sắp tới Rikkeisoft sẽ đẩy mạnh việc tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tế nhờ công nghệ robot, từ đó áp dụng trong một số môi trường thực tế như khách sạn, resort và sân golf. Trong năm tới, Rikkeisoft sẽ hưởng ứng xu hướng xe điện bằng cách phát triển các ứng dụng AI và tạo ra các ứng dụng cài đặt trên xe”, Giám đốc Chuyển đổi số Rikkeisoft nói.
VNG đưa ngành game Việt vươn ra châu Á
Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam - Tập đoàn VNG cũng đặt ra nhiều kỳ vọng trong năm mới 2023. Theo định hướng chiến lược kinh doanh của VNG, trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến, tập đoàn này có dự định sẽ đầu tư vào một số game studio ở thị trường các nước châu Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Đài Loan...
Theo chia sẻ từ VNG, ZingPlay Game Studios (ZPS) sẽ phát hành ở những thị trường hoàn toàn mới. Tập đoàn này cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào các studio như MPS và ZPS để có các sản phẩm toàn cầu.
Đối với các nền tảng kết nối, VNG định hướng Zalo sẽ trở thành nền tảng tích hợp đa dịch vụ và là một sản phẩm thiết yếu. Doanh nghiệp này cũng hướng đến việc trở thành công ty công nghệ nội dung, dùng data và Al làm cốt lõi.
Trong lĩnh vực thanh toán, VNG đặt mục tiêu đưa ZaloPay trở thành ví điện tử thông dụng và không thể thiếu trong đời sống người Việt. Ở mảng dịch vụ đám mây, VNG Cloud hướng tới việc trở thành nhà cung cấp tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ tạo ra các nền tảng và sản phẩm công nghệ mà còn phát triển và xây dựng các giải pháp công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề trong chuyển đổi số.
Sau 18 năm hoạt động trong ngành công nghệ Việt Nam, VNG xác định sứ mệnh của mình không chỉ là tập trung phát triển bản thân công ty, mà còn phải giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp khác của Việt Nam phát triển và lớn mạnh, hình thành nên một hệ sinh thái các công ty công nghệ trong nước.
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ Việt và những mục tiêu đầy tham vọng năm 2023Năm 2002, Hồ Thi Trạch thi đậu chuyên ngành kỹ thuật thông tin điện tại Đại học Diễm Sơn với kết quả xuất sắc.
Cậu là sinh viên đại học đầu tiên và duy nhất ở làng Từ Than vào thời điểm đó. Vì hoàn cảnh tài chính của gia đình không mấy khả quan nên dân làng mỗi người đã gom góp cho Thi Trạch 10 NDT hay 20 NDT (khoảng 35-70 nghìn đồng) để chi trả cho việc đi học.
“Tôi đã nhận được hàng nghìn NDT vào thời điểm đó, tất cả nhờ vào dân làng mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Làng Từ Than là một ngôi làng nghèo có lịch sử hơn 500 năm với phong cảnh hữu tình. Trước khi Hồ Thi Trạch trở về quê hương, người dân đã rời đi đáng kể vì nhiều lý do. Nhiều dân làng đã đi làm hoặc hoàn toàn chuyển đi nơi khác sinh sống. Từ Than vì vậy mà trở lên vắng vẻ.
"Thật ra tôi chưa bao giờ rời quê hương. Ngay cả khi còn học đại học, tôi cũng tranh thủ những ngày nghỉ để về quê làm từ thiện".
‘Tôi muốn dân làng nhìn thấy tương lai’
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2006, Thi Trạch làm việc cho một công ty công nghệ ở Thượng Hải. Bằng nỗ lực của bản thân và tín nhiệm của cấp trên, anh đã được bổ nhiệm vào giám đốc khu vực mức lương hậu hĩnh.
Năm 2015, Hồ Thi Trạch quyết định nghỉ việc và trở về quê cùng vợ. “Tôi nói rằng, tôi muốn về quê khởi nghiệp và cô ấy rất ủng hộ tôi”. Thi Trạch cho biết, việc về quê khởi nghiệp khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. “Tôi về sống và quan sát gần một năm”.
Vào năm thứ hai sau khi trở về quê hương, Hồ Thi Trạch nảy ra ý tưởng khởi nghiệp, phát triển kinh tế rừng và trồng trọt sinh thái.
Anh chủ trì thành lập hợp tác xã chuyên nghiệp về tham quan và du lịch làng quê. Trong số 9 thành viên ban đầu của hợp tác xã chuyên nghiệp, có 5 người là dân làng ở làng Từ Than và 4 người là sinh viên đại học đã trở về quê hương.
Họ đã quyên góp 250.000 NDT (khoảng 879 triệu đồng) và thành lập một "vườn rau đô thị" và "trường học thiên nhiên" trong làng, thu hút nhiều người dân thành phố đến trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn và cho phép nhiều trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.
"Dân làng lúc đó không hiểu. Thấy ngày càng nhiều người ngoài đến làng tham quan và trải nghiệm, một số người nói rằng tôi đang dùng tài nguyên của làng để kiếm lợi cá nhân", Hồ Thi Trạch nói.
“Tôi muốn dân làng có thể nhìn thấy tương lai chân thực. Nếu vì lý do cá nhân, tôi sẽ chẳng quay lại đây”.
Thi Trạch cũng nảy ra nhiều ý tưởng phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, phát triển các sản phẩm văn hóa phù hợp với điều kiện và thế mạnh địa phương.
Sản phẩm nông nghiệp được trồng bởi các hợp tác xã chuyên nghiệp trong làng được cung ứng cho các nhà hàng Michelin đạt tiêu chuẩn đặc biệt cao ở thành phố Thượng Hải và Nam Kinh. Diện mạo làng quê đổi thay, thu nhập của dân làng tăng gấp vài lần.
Hồ Thi Trạch luôn trăn trở về việc người trẻ lập nghiệp ở quê hương. Anh cho rằng khó khăn và trở ngại lớn nhất lúc đầu là nhiều bạn trẻ về quê lập nghiệp với sự nhiệt tình, nhưng thực tế cuối cùng đã khiến họ bỏ cuộc và quay trở lại thành phố.
"Một ngôi làng không có người trẻ thì không có hy vọng". Hồ Thi Trạch xúc động, nói rằng sự kiên trì là niềm tin tốt nhất đối với anh.
"Khó khăn, trở ngại lớn nhất đối với những người trẻ khi về quê khởi nghiệp là liệu sự kiên trì có phải là niềm tin lớn nhất của họ hay không. Tôi tin rằng, người trẻ sẽ giúp vùng nông thôn ngày càng phát triển tốt hơn".
Tử Huy
" alt=""/>Dân làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc, về quê báo ơn![]() |
Cháu Huệ con anh Đạt nằm viện sau tai nạn khiến gãy xương quai xanh và phải theo dõi phần bụng. |
Liên quan đến sự việc cháu P.K.Huệ học lớp 1 bị cửa sắt của trường đè gãy xương nhưng hiệu trưởng bảo không có trách nhiệm, ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tam Đảo cho hay, phòng đã nắm được sự việc và xử lý theo đúng trách nhiệm.
Ngày 15/10 vừa qua, ông Tiến cũng đã cùng Hiệu trưởng Trần Xuân Ngọc đã tới bệnh viện tỉnh để thăm hỏi và động viên cháu Huệ.
“Phòng đã báo cáo sự việc này lên UBND huyện Tam Đảo và xử lý sự việc theo trách nhiệm. Quan điểm của phòng giáo dục là không bao che, dung túng cho những việc làm sai của bất kỳ cá nhân nào.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quan 1 đã phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước phòng giáo dục và hội đồng nhà trường về trách nhiệm người đứng đầu, sự quan tâm chưa kịp thời đối với học sinh bị tai nạn. Cũng như thái độ, lời nói, cách ứng xử, giao tiếp của ông Ngọc với phụ huynh chưa đúng chuẩn mực”, ông Tiến thông tin.
Trao đổi với VietNamNet, anh Phạm Văn Đạt, bố cháu Huệ cho hay Hiệu trưởng nhà trường có đến xin lỗi gia đình về những lời nói thiếu chuẩn mực khi nói chuyện với phụ huynh hôm 12/10 và anh cũng ghi lại cuộc nói chuyện này. Còn sự việc cánh cổng tự bị đổ thì nhà trường vẫn chưa nhận trách nhiệm và cho rằng do cháu Huệ trèo lên.
Anh Đạt cho biết, hiện tình hình sức khỏe của cháu Huệ đã có những tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn chưa thể đi lại nhiều vì sợ đau ở vết thương. Lúc ăn uống vẫn phải có người bón cho chứ chưa tự xúc được.
Anh Đạt cũng cho hay, khi nào con khỏe hẳn thì vẫn sẽ tiếp tục cho theo học tại trường Tiểu học Tam Quan 1 chứ không có ý định chuyển trường.
![]() |
Cửa sắt cổng Trường Tiểu học Tam Quan 1 trước khi đổ và đè vào cháu Huệ khiến cháu bé bị gãy xương quai xanh. |
Trước đó như VietNamNetđã đưa tin, chiều 12/10, sau khi tan học tại Trường Tiểu học Tam Quan 1 (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), cháu P.K.Huệ đang đi từ lớp ra cổng để mẹ đón về, thì bị cửa cổng sắt đổ ập xuống và đè lên người.
Sau khi được chuyển lên bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đảo, xác định cháu bị gãy xương quai xanh.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Phạm Văn Đạt, bố của cháu Huệ cho hay, chuyện xảy ra từ ngày 12/10, nhưng sau 1 ngày không thấy động thái gì từ phía nhà trường nên chiều hôm qua ngày 13/10, anh có lên gặp hiệu trưởng để nói chuyện.
Tuy nhiên sự việc không như anh mong muốn khi thầy hiệu trưởng Trần Xuân Ngọc trả lời rằng việc cháu Huệ xảy ra tai nạn là điều không ai mong muốn nên nhà trường không có trách nhiệm phải đến thăm hỏi cháu.
“Chúng tôi có hơn 800 học sinh, các thầy cô giáo chỉ có thể quan tâm đến việc dạy dỗ các cháu học tập, còn nếu ốm đau thì có thể giải quyết cho nghỉ ốm thôi. Còn nhà trường cũng không có cái quỹ nào để đến thăm hỏi cháu được.
Đến cha mẹ học sinh còn chưa thăm nom được các cháu thì nhà trường không có trách nhiệm đến để thăm hỏi các cháu ốm đau. Có chăng ở mỗi lớp có quỹ lớp, tôi không biết có đóng hay không nhưng nếu có thì sẽ có cân đường, hộp sữa đến thăm cháu thì đó là việc của lớp thôi. Còn nhà trường không thể đi thăm hết cả được, phụ huynh phải thông cảm thế… Cháu xảy ra tai nạn là điều không ai mong muốn nên nhà trường không có trách nhiệm phải đến thăm hỏi cháu. Còn những việc thấy tạo điều kiện gì được cho cháu thì chúng tôi làm…”, ông Ngọc trả lời được anh Đạt ghi lại clip.
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọc cho hay, ông trả lời phụ huynh như clip ghi lại vì trường không có một chế độ chính sách hay nguồn nào về vật chất để hỗ trợ gia đình cả.
“Nhà trường cũng nhiều việc, xảy ra sự việc mới 1 ngày tôi chưa thăm kịp thì đâu đã là bỏ bê. Bởi việc cũng đã rồi, chúng tôi để bình tĩnh rồi bố trí xuống thăm, dù có thể ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật. Thực tế tôi cũng đã bố trí đại diện lãnh đạo nhà trường xuống thăm. Phần tôi, vì bận việc riêng chưa xuống thăm được. Mong mỏi của gia đình thì ai cũng rất muốn nhưng phải bình tĩnh. Chúng tôi cũng sẽ làm những việc đó và các giáo viên cũng đã làm”, ông Ngọc nói.
Thanh Hùng
" alt=""/>Kiểm điểm hiệu trưởng nói không có trách nhiệm thăm hỏi học sinh bị cổng trường đổ đè