Đề thi môn Toán năm nay được đánh giá là vừa sức, điểm phố biến của môn Toán sẽ từ 6,5 đến 7 và không hiếm điểm 10 bởi với đề thi này, học sinh trường chuyên hoàn toàn có thể giành điểm tuyệt đối.
Thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên dạy Toán Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), nhận định đề phù hợp với mục tiêu tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi trải đủ kiến thức trong 2 học kỳ năm lớp 12. Chỉ có 3 câu hỏi nằm ở chương trình lớp 11. So với năm ngoái, mức độ câu hỏi năm nay dễ hơn. Chỉ cần 40-45 phút đầu tiên học sinh đã có thể giải quyết được 2/3 đề thi.
Câu hỏi phân loại thí sinh từ câu số 40 đến 50. Tuy nhiên trong 10 câu hỏi này chỉ có khoảng 5 câu tương đối khó và trộn lẫn nhau, chứ không sắp xếp theo thứ tự.
Thầy Chính cho hay, trong 50 câu hỏi của đề thi môn Toán chỉ có 1 câu hỏi liên quan đến thực tế. Vấn đề này học sinh hoàn toàn làm được và đây là cách đặt vấn đề khá hay, dù phù hợp với mục tiêu là an toàn chứ không quá sáng tạo.
30 câu hỏi đầu tiên không phải vận dụng cao nhưng có những câu hỏi cũng đòi hỏi học sinh phải dừng lại suy nghĩ mới có thể chọn đáp án, do vậy đây cũng là đề thi phù hợp với tuyển sinh đại học. Thầy Chính dự đoán, điểm phố biến của môn Toán sẽ từ 6,5 đến 7 và không hiếm điểm 10 bởi với đề thi này học sinh trường chuyên hoàn toàn có thể giành điểm tuyệt đối.
Cô Lương Thị Hải Yến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận xét, như với mã đề 119, cấu trúc đề thi đã bám sát yêu cầu tinh giản của Bộ GD-ĐT.
Mức độ đề sắp xếp từ dễ đến khó theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình làm bài.
Đề thi có 5 câu vận dụng và 5 câu vận dụng cao để phân loại học sinh.
“Để làm được 5 câu vận dụng thì học sinh ngoài kiến thức chắc chắn còn cần có sự cẩn thận. Đối với 5 câu vận dụng cao đòi hỏi học sinh có những kỹ năng phân tích, tổng hợp và có tư duy cao thì mới xử lý tốt được những câu cuối cùng của đề”, cô Yến nói.
Còn thầy Lê Thế Duy, giáo viên Trường THPT Anhxtanh Hà Nội đánh giá những câu khó nhất của đề thuộc về phần Đại số và Giải tích.
Những câu dễ và rất dễ chiếm 70% đề thi, học sinh có học lực trung bình và làm cẩn thận có thể dễ dàng đạt được 7 điểm. Học sinh khá giỏi thì không khó để được 8 hoặc 9.
“Đề có 5 câu hơi khó, ở mức độ vận dụng thấp mà học sinh học trung bình khá có thể làm được. Đề có 5 câu khó để phân loại, dành cho học sinh khá giỏi. So với đề thi của năm trước thì độ khó giảm”, thầy Duy nói.
Lo lắng, anh chị đưa con đi khám tại một cơ sở y tế địa phương. Ngay lập tức, bác sĩ khuyên gia đình chuyển Thịnh lên bệnh viện lớn để kiểm tra, vì bệnh có dấu hiệu nặng.
Tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, sau khi làm các xét nghiệm, chụp MRI, bác sĩ cũng phải thảng thốt giật mình bởi lúc này, 2 mắt của con đã hỏng hết. Tức là, đứa trẻ đã không nhìn thấy gì từ khá lâu trước đó. Nghe kết luận con bị bướu nguyên bào võng mạc (ung thư võng mạc), cha mẹ chết lặng.
“Bác sĩ nói con có thể đã bị bệnh từ vài tháng tuổi, nhưng do vợ chồng tôi không nhìn ra điều khác thường nên đã không đưa đi khám sớm. Có những bé được phát hiện sớm may mắn sẽ giữ lại được một con mắt, còn không cũng mù lòa như Thịnh. Ở quê nghèo chúng tôi vốn yên bình, chưa từng nghe tới căn bệnh này nên chẳng phòng bị gì”, chị Trang nghẹn ngào.
Nghĩ rằng đưa con đi khám xong sẽ về nên gia đình không có sự chuẩn bị. Khi có kết quả, bác sĩ khuyên nên đưa con sang Bệnh viện Ung bướu để kết hợp điều trị. Buồn thay, vì không có tiền, vợ chồng chị Trang bàn nhau đưa con về chữa thuốc Nam.
“Chúng tôi dự định cho con uống thuốc Nam cầm cự, rồi đi làm kiếm tiền, gom góp chữa bệnh sau”, chị Trang giãi bày.
![]() |
Lúc nào gương mặt của Phúc Thịnh cũng rạng rỡ. |
Đầu năm 2020, một bên mắt của con bị lồi ra đau đớn. Đến lúc này, cha của Phúc Thịnh đi làm để dành được ít tiền, quyết định đưa con đi chữa. Bác sĩ khuyên nên hóa trị để gom khối u rồi mới mổ mắt, giảm thiểu sự đau đớn cho đứa trẻ. Thế nhưng sau vài đợt hóa trị, khối u chẳng thể teo hết, bác sĩ quyết định mổ bên mắt chưa bị đẩy lồi, sau đó sẽ xạ trị để tiêu diệt khối u.
Trải qua những đợt hóa trị đau đớn, mệt mỏi, có những lúc tưởng chừng con không chống chọi nổi, nhưng rồi đứa trẻ lại “hồi sinh”. Tiếng cười giòn tan của Phúc Thịnh vang vọng ra tận ngoài hành lang, khiến nhiều người đi qua phải ngước lại nhìn. Bởi ở nơi vốn nhiều tiếng khóc than ai oán, rên la đau đớn ấy, sự lạc quan của con như một điểm sáng lạ kỳ.
Phúc Thịnh được đánh giá là đáp ứng thuốc tốt. “Bác sĩ nói 10 bé thì mới có được 1 bé đáp ứng thuốc tốt như con. Mới vô đợt thuốc hóa trị đầu tiên, khối u đã gom hết lại, mắt không còn bị lồi khiến ba mẹ cũng đặt nhiều hi vọng. Chúng tôi chỉ mong giữ được con ở lại bên mình”, chị Trang
Tuy nhiên, thật khó khăn đối với vợ chồng chị Trang, bởi căn bệnh của Phúc Thịnh cần chữa trị lâu dài. Dù đứa trẻ đã được bảo hiểm y tế chi trả 100% nhưng vẫn còn những lọ thuốc đặc trị ngoài danh mục bảo hiểm, cũng như rất nhiều khoản chi phí khác mà gia đình phải tự lo liệu.
![]() |
Căn nhà gia đình chị Trang ở được dựng tạm trên mảnh đất của người thân. |
Không có đất đai, nhà cửa, vợ chồng chị Trang ở tạm trong căn nhà bằng tôn chỉ 12m2. Hằng ngày, chị ở nhà trông con còn chồng đi khắp nơi làm mướn. Chẳng mấy chốc mà số tiền gom góp trong cả năm trời tiêu tán hết. Đến nay, gia đình chị đã phải vay mượn khắp người thân, hàng xóm. Số tiền nợ lên tới gần trăm triệu đồng.
Ở vùng quê nghèo, nội ngoại hai bên đều hiền lành, thật thà, tu chí làm ăn. Nếu không có bệnh tật thì cuộc sống cứ bình lặng trôi như vậy. Tiếc thay bất hạnh ập đến khiến gia đình chị Trang kiệt quệ, mang mọi tài sản đi bán cũng không đủ cứu chữa.
Đợt này, bé Thịnh đủ điều kiện để xạ trị, chi phí cần thiết khoảng 20 triệu đồng. Sau hơn nửa năm theo con chữa bệnh, chiếc xe máy cũ cũng đã phải mang đi bán. Đây là thời gian vàng để xạ trị cho con nhưng vợ chồng chị Trang đã chẳng còn xoay sở nổi.
Phước Như
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC:
Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trả lời Báo VietNamNet