Ông chồng gọi cảnh sát đến nhà của hai người ở Tampa và bà vợ sau đó đã thừa nhận đã hành động khi chồng chưa cho phép. Người vợ nói bà không cố ý gây bạo lực.
Người vợ bị bắt và bị phạt 1.500 USD, sau đó được thả.
Khi nam giới là nạn nhân của bạo lực gia đình
Chuyên gia về giới và phát triển ThS. Ngô Hà nhận định trên truyền thông: "Các số liệu thống kê ở trên thế giới và Việt Nam chỉ ra rằng, nữ giới bị bạo lực hơn so với nam giới, nhưng không có nghĩa rằng nam giới ở Việt Nam không bị bạo lực trên cơ sở giới...".
Một người đàn ông cảm thấy mình bị tổn hại về thể chất, tinh thần do những hành vi, thái độ và lời nói mà người khác gây ra thì được gọi là nạn nhân của bạo lực. Người gây ra bạo lực có thể bất kỳ ai ở trong gia đình.
Cũng như phụ nữ, nam giới có thể bị bạo lực ở các dạng như quấy rối tình dục trực tiếp hoặc qua tin nhắn điện thoại, email, facebook hay bị lăng mạ, đánh đập. Trong gia đình, phụ nữ là người hay gây ra bạo hành nhưng không giống đàn ông. Họ ít khi bạo hành trên cơ thể chồng mà thường bạo hành tinh thần.
Ai cũng có thể là nạn nhân
Một người đàn ông họ Li (sống tại TP Bắc Hải, khu tự trị Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc) đã nộp đơn thỉnh cầu cơ quan chức năng ban hành lệnh bảo vệ ông khỏi hành vi bạo lực thể xác do người vợ họ Bai gây ra.
Theo đơn, ông khá lo lắng cho sự an toàn của bản thân vì đã bị vợ bạo hành trong một thời gian dài. Từ lúc kết hôn năm 1997, cặp đôi đã có mối quan hệ không tốt đẹp. Suốt hai thập niên qua, ông Li bị vợ tấn công liên tục, ngoài ra bà còn theo dõi và quấy rối, thậm chí ông từng bị vợ cắn.
Không thể chịu đựng nổi nữa, người đàn ông 49 tuổi quyết định làm đơn tố cáo sự việc với cảnh sát địa phương. Sau khi thu thập các bằng chứng, cảnh sát đã đề nghị ông cần thêm sự can thiệp hỗ trợ từ các cơ quan tư pháp. Lập tức tòa đã ra phán quyết áp dụng các biện pháp bảo vệ ngay trong ngày ông Li nộp đơn.
Tin tức vụ việc được đưa lên Weibo đã khơi mào cho cuộc tranh luận về bạo lực gia đình, đặc biệt là quyền của các nạn nhân nam, điều hiếm khi được bàn luận ở Trung Quốc.
Một người dùng mạng xã hội tự xưng là giáo viên viết: "Tôi rất ủng hộ việc thành lập một ủy ban bảo vệ quyền hợp pháp của những người đàn ông đã kết hôn".
Tuy nhiên, một số người khác lại tìm cách đổ lỗi cho nam nạn nhân bằng các định kiến về vai trò giới.
Người đàn ông bị bạo hành gia đình bị tổn thương tâm lý nặng nề hơn phụ nữ do các định kiến xã hội đặt lên họ. Ảnh minh hoạ
Một luật sư có trụ sở tại Quảng Châu nói rằng các nạn nhân là nam giới thường che giấu vấn đề của mình do quan niệm cổ hủ của xã hội về bạo lực gia đình và giới.
"Tỷ lệ bạo hành gia đình do phụ nữ gây ra ít hơn so với nam giới, nhưng điều đó không có nghĩa là không có nạn nhân nam. Xã hội chúng ta rất dễ nghiêng về sự sai trái của đàn ông khi có bạo lực gia đình, ngay cả khi anh ta là nạn nhân. Tuy nhiên, bất luận nạn nhân là nam hay nữ, tình trạng bạo lực gia đình phải bị ngăn chặn và trừng phạt", vị luật sư này nói.
Elizabeth Bates - nhà nghiên cứu tại Đại học Cumbria (Anh) cho biết, xã hội không thừa nhận rằng cũng có những người đàn ông dễ bị tổn thương, những người đàn ông là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Cô chia sẻ:"Chuyện đàn ông bị bạo lực đôi khi được miêu tả trên TV hoặc trong các chương trình hài, với bối cảnh hài hước. Chúng ta có thể cười nhạo bạo lực của phụ nữ với nam giới, và điều này vô tình ngăn cản nam giới tìm kiếm sự giúp đỡ, xuất phát từ nỗi sợ rằng không ai tin họ".
Nghiên cứu của Bates cho thấy, do cách nhìn nhận của xã hội, nam giới khó coi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Trên thực tế, điều này có thể khiến các nạn nhân nam phải trả một cái giá rất lớn: "Tất cả các nạn nhân đều mô tả các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài do bạo lực mà họ đã phải gánh chịu",Bates giải thích.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Nghe tiếng loa truyền thanh, 350 hộ dân cử đại diện, có mặt đông đủ tại nhà văn hóa để họp bàn việc quyên góp, hỗ trợ kinh phí vào học đại học cho Thắng.
Ông Nhật cho biết, Thắng là con trai cả trong gia đình có 3 anh em, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố mẹ Thắng là nông dân, kinh tế gia đình phụ thuộc vào vài sào ruộng và một số gia súc, gia cầm.
Tai họa ập đến gia đình khi tháng 6 vừa qua, chị Lê Thị Thanh Tú (SN 1981, mẹ của Thắng) phát hiện mắc phải căn bệnh u não ác tính.
"Hai em của Thắng một cháu học lớp 10, một cháu học lớp 4. Khổ nhất là chị Tú đang hôn mê sâu, 15 ngày chưa hồi tỉnh. Sau một ngày Thắng biết điểm thi thì mẹ cháu lên bàn mổ u não. Thấy hoàn cảnh của cháu quá éo le, nên tôi đã dùng loa truyền thanh của xóm, kêu gọi bà con hưởng ứng, giúp đỡ để cháu Thắng có thêm kinh phí vào đại học. Đặc biệt hai em nhỏ của Thắng, nếu không có sự giúp đỡ của mọi người thì không thể học tiếp", ông Nhật cho hay.
Ngay trong đêm bàn bạc, các thành viên trong thôn của ít lòng nhiều, người có tiền góp tiền, người có gạo góp gạo, chúng tôi đưa đến nhà Thắng, động viên cháu.
"Do mẹ đau nên bố cùng đứa em trai kề Thắng phải ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Ngoài việc kêu gọi tiền, chúng tôi bàn bạc với nhau, gửi em út của Thắng (cũng đang mắc bệnh sán) tới một gia đình hàng xóm chăm sóc trong thời gian bố mẹ vắng nhà", Bí thư, Trưởng ban Mặt trận thôn Thượng Tứ kể.
Mong có phép màu để người mẹ bị u não chóng lành bệnh
Ngay sau lời kêu gọi trên loa truyền thanh, 350 hộ dân trong thôn đã tích cực ủng hộ, quyên góp được 45 triệu đồng trong ngày đầu tiên.
"Chúng tôi cũng đã họp ban liên lạc gồm Mặt trận, các chi hội trong thôn, hội Nông dân, hội Phụ nữ... cử ra một người ghi lại rành mạch từng đồng tiền của xóm làng và các mạnh thường quân ủng hộ. Ai góp gạo cũng được ghi rõ ràng vào sổ. Cả thôn quyết tâm ủng hộ, tiếp sức để Thắng có kinh phí vào đại học. Đến nay số tiền ủng hộ cháu Thắng đã lên tới hơn 80 triệu đồng", ông Bùi Văn Thuận, Trưởng thôn Thượng Tứ nói.
Nhắc đến hoàn cảnh và nghị lực của Thắng, chị Ngô Thị Hồng Hải (người dân thôn Thượng Tứ) cho biết, Thắng luôn nỗ lực học tập.
"Từ nhỏ đến lớn, Thắng là cậu bé ham học, ngoan ngoãn. Cảm thương hoàn cảnh của cháu, chúng tôi mỗi người đóng góp, hỗ trợ một ít để cháu không nghỉ học ngang giữa chừng. Mong có phép màu để mẹ cháu sớm lành bệnh", chị Hải kể.
Xúc động trước tình cảm ấm áp, nghĩa tình của bà con trong thôn, em Bùi Đình Thắng cho biết: "Bố em phải cùng em trai ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Còn em gái út thì sức khỏe yếu phải nhờ hàng xóm chăm sóc hộ. Em là con trai cả phải ở nhà giúp bố mẹ trông nom và chăm lo việc nhà. Thấy mẹ qua hình ảnh điện thoại, nằm bất động, em thương nhiều lắm. Rất may trong thôn, các ông bà, cô chú đều yêu thương, nâng đỡ gia đình em".
Nam sinh cho biết, với số điểm này, bản thân tự tin đậu vào nguyện vọng 1, ngành Giáo dục tiểu học của Trường Sư phạm - Đại học Vinh.
"Em từng nghĩ đến việc tạm dừng việc học, tìm việc làm gần nhà để kiếm tiền lo viện phí cho mẹ, nuôi các em ăn học, nhưng mọi người trong thôn động viên, nên em sẽ cố gắng để duy trì việc học tập, sau này thành công có cơ hội báo đáp ân nghĩa của xóm làng", Thắng trải lòng.
Bố của Thắng là anh Bùi Trung Kiên đau ốm thường xuyên. Cả gia đình sống phụ thuộc vào mấy sào ruộng. Trong thời gian mẹ của Thắng nằm viện, ngoài số tiền tích góp, gia đình phải bán hết trâu bò để lo kinh phí điều trị nhưng vẫn đang cần kinh phí điều trị dài ngày.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Bùi Đình Thắng, trú thôn Thượng Tứ, xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT 0944.846.053 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.199 (Em Bùi Đình Thắng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Thiện Lương - Sỹ Thông
- Triển lãm “Côn Đảo qua tài liệu lưu trữ” diễn ra từ 22/11/2013 đến30/4/2014 tại Nhà Tả Vu và Hữu Vu (Đền thờ Côn Đảo), huyện Côn Đảo, tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu.
Toàn cảnh chuồng cọp ở Côn Đảo
Góp phần tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tiềm năng, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam đối với an ninh, quốc phòng và sự nghiệp phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Ban Quản lý Di tích Côn Đảo tổ chức triển lãm “Côn Đảo qua tài liệu lưu trữ”.
Cuộc triển lãm lần này trưng bày bộ sưu tập gồm 100 văn bản được lựa chọn từ các phông tài liệu lưu trữ tiếng Pháp và Hán-Nôm bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Bên cạnh đó là hình ảnh một số nhà yêu nước và chiến sĩ cộng sản, hiện bảo quản tại Ban Quản lý Di tích Côn Đảo.
Huy Quân
" alt=""/>Triển lãm “Chốn địa ngục trần gian”