"Tôi nhận ra kể cả có bằng tiến sĩ vẫn phải học thêm khóa kỹ năng sư phạm, đồng thời tích lũy các chuyên môn liên quan đến giảng dạy và trau dồi kinh nghiệm, như vậy mới có thể thăng tiến", Rasberry nói.
Từ chối cơ hội tốt, Rasberry tiếp tục tìm việc đúng ngành học trong vô vọng. Vì ngoài yếu tố bằng cấp, hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng cho công việc. Nhận thấy tình hình không ổn, Rasberry xin việc sang cả lĩnh vực kế toán, kiểm toán, gia sư, quản lý nhân sự nhưng đều không khả quan.
Nguyên nhân đến từ việc nữ tiến sĩ thiếu kinh nghiệm. Trong quá trình học, Rasberry đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, nhân sự và kế toán nhưng đối với nhà tuyển dụng vẫn chưa đủ. "Tôi đủ điều kiện ứng tuyển đầu vào nhưng thiếu khả năng cho vị trí quản lý hoặc lãnh đạo. Lúc này, tôi nhận ra bằng cấp mang lại cơ hội nhưng cũng là một sự thất bại", Rasberry bất lực nói.
Qua câu chuyện thực tế của bản thân, nữ tiến sĩ khuyên những người theo đuổi bằng cấp nên dành nhiều thời gian nghiên cứu cơ hội việc làm, tìm cơ hội thực tập trước khi học. Đặc biệt là mở rộng quan hệ xã hội, nâng cao kỹ năng mềm và định hướng nghề nghiệp.
Ngoài làm điều dưỡng, hiện nay Rasberry còn tham gia vào một số công việc bán thời gian để có thêm thu nhập. Thời gian rảnh, nữ tiến sĩ cũng học hỏi thêm kiến thức ngành này nhằm tận dụng mọi cơ hội trong hoàn cảnh hiện giờ.
Hiện nay, nhiều fanpage, hội nhóm lớn trên các nền tảng mạng xã hội đã chia sẻ, lên án, đồng thời kêu gọi người dùng tẩy chay ứng dụng Snapchat. Song song với hành động trên, người dùng mạng Việt Nam cũng đã liên tục “vote” một sao cho Snapchat trên các kho ứng dụng.
Đến sáng ngày 7/11, trên chợ ứng dụng Google Play của Android, điểm đánh giá trung bình của Snapchat đã tụt xuống còn 3,5 sao. Trên chợ App Store của Apple, điểm trung bình của Snapchat hiện chỉ còn ở mức 2,8 sao.
Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều bình luận của người dùng khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam” và yêu cầu Snapchat phải chỉnh sửa lại hình ảnh bản đồ.
Trước câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về vụ việc này, tại họp báo tháng 11 của Bộ TT&TT, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cho hay, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin, tuy nhiên Snapchat hiện không có đầu mối tại Việt Nam.
Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử đã liên hệ với một số cơ quan đại diện cho các công ty Mỹ và nhận được phản hồi rằng Snapchat hiện không quan tâm tới thị trường Việt Nam nên không có đại diện.
“Trong trường hợp xấu nhất, nếu không liên hệ được với Snapchat, Bộ TT&TT sẽ có biện pháp kỹ thuật để xử lý”, Cục trưởng Lê Quang Tự Do khẳng định.