Hôm nay, em Hoàng T.T.N., học sinh lớp 10, Trường Trường THPT Lệ Thủy cũng đã lên tiếng về việc mình bị nhóm Hóa, Diệu đánh. Theo em N., sự việc diễn ra vào 17h30 ngày 11/5, tại khu vực Trung tâm Văn hóa huyện Lệ Thủy.
![]() |
Nữ sinh Hoàng T. T.N. đang học trường THPT Lệ Thủy |
“Do quen biết nên bạn Hóa có nhắn tin bảo em ra chở đi có việc, nhưng em bận học nên từ chối. Bạn ấy bảo thế học xong thì ra. Khoảng 17h30 em ra gặp thì Hóa nói em gây chuyện với bạn của Hóa nên cùng với Diệu đánh em. Em đã giải thích là không gây chuyện với ai và không biết người kia nhưng 2 bạn không nghe”, em N. kể lại.
Bị túm tóc, tát vào mặt nên em N. bị sưng vùng mặt và tổn thương tinh thần. Do lo sợ nên em không dám kể lại với gia đình và nhà trường. Trong khi N., bị đánh, có người đã quay clip tung lên mạng xã hội.
![]() |
Em N. bị nhóm của Hóa và Diệu đánh vào chiều ngày 11/5 (Ảnh cắt từ clip) |
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Trường THPT Lệ Thủy, nơi em N. đang theo học cho biết đã nắm được thông tin, đồng thời có báo cáo lên Sở GD-ĐT.
Trước đó, ngày 13/5, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng đã ký công văn gửi hiệu trưởng các trường THPT Lệ Thủy, THPT Kỹ thuật Lệ Thủy, THPT Nguyễn Chí Thanh kịp thời kiểm tra, xử lí vụ việc theo thẩm quyền, đảm bảo sự nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật.
Sở yêu cầu các trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Công an huyện Lệ Thủy trong giải quyết, xử lí vụ việc, tổ chức chấn chỉnh việc chấp hành nội quy, quy định trong nhà trường và quy tắc ứng xử trong cở sở giáo dục đối với học sinh.
Đại uý Lê Đức Tâm, Trưởng Công an thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, cũng cho biết đơn vị đã vào cuộc, mời học sinh và phụ huynh liên quan lên làm việc để có biện pháp giáo dục, răn đe phù hợp.
Hải Sâm
L. đã can ngăn nhóm nữ sinh đánh bạn mình, kết quả em này cũng bị đánh bầm tím mặt mày chỉ vì “tội nói nhiều”.
" alt=""/>Thêm một nữ sinh ở Quảng Bình bị bạn tát và tung clip lên mạng xã hộiHuyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có hàng trăm chợ, cửa hàng tiện ích, tiện lợi và cửa hàng kinh doanh: điện máy, may mặc, thiết bị tiêu dùng… Hầu hết các cửa hàng đều đã cài đặt tài khoản ngân hàng và mã quét QR, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại, mua sắm không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số trên địa bàn. Huyện đã xây dựng thành công 6 mô hình "chợ 4.0”.
Với mô hình "chợ 4.0”, các tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện chỉ với chiếc điện thoại Smartphone.
Chị Trần Thị Lan - tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ thị trấn Mậu A chia sẻ: "Từ khi cài đặt ứng dụng ngân hàng và sử dụng mã quét QR, tôi thấy rất thuận tiện, khách hàng trả tiền không phải lo tiền giả hay lo tiền lẻ để trả lại khách, khi đi lấy hàng cũng không cần mang theo tiền mặt”.
Sau thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên là địa phương thứ 2 trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình "chợ 4.0”, được thực hiện thí điểm tại thị trấn Mậu A vào 7/2023, người dân được trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm.
Bà Lê Thị Thu, thị trấn Mậu A cho biết: "Lúc đầu tôi cũng không định sử dụng tài khoản thanh toán vì nghĩ cài đặt và sử dụng phức tạp nhưng khi sử dụng thành thạo lại có "chợ 4.0” thì việc đi chợ của tôi nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Khi mua hàng, tôi chuyển khoản hoặc quét mã chuyển tiền, không chỉ nhanh gọn, tiện lợi mà còn an toàn".
Hiện nay, hầu hết các quầy hàng, ki-ốt kinh doanh tại thị trấn Mậu A đều có mã quét QR và tài khoản ngân hàng.
Cùng với thị trấn Mậu A, "chợ 4.0” tại xã Xuân Ái dù mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2024 nhưng hầu hết các hộ kinh doanh tại đây đều đã đăng ký kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và mở tài khoản thanh toán (ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Viettinbank...). 20 hộ/41 hộ kinh doanh trong chợ đăng ký cài đặt sử dụng dịch vụ Vietel money, số hộ còn lại sử dụng tài khoản tại các ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietbombank, Viettinbank... và được trang bị bảng mã quét QR.
"Để xây dựng thành công "chợ 4.0”, tổ công tác chuyển đổi số xã Xuân Ái đã phối hợp với Viettel Chi nhánh Văn Yên trực tiếp xuống chợ, rà soát, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và mở tài khoản thanh toán. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, nhóm Zalo các thôn và tuyên truyền lưu động tại các phiên chợ", ông Trịnh Quách Côn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Ái cho biết.
Để tăng hiệu quả tuyên truyền, UBND xã Xuân Ái phối hợp với Viettel Chi nhánh Văn Yên lắp đặt biển "chợ 4.0” thanh toán không dùng tiền mặt” tại 2 cổng, cổng chợ chính và cổng chợ phụ. Ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái cho hay: "Tôi đã được hỗ trợ cài đặt ứng dụng tài khoản ngân hàng, tôi thấy rất tiện lợi bởi việc mu bán hàng không cần phải dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn, lại không lo nhầm lẫn. Đi "chợ 4.0” chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh”.
"Chợ 4.0” là mô hình đã làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng công dân số để Văn Yên trở thành huyện chuyển đổi số trong năm 2023. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mô hình "chợ 4.0” đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của tiểu thương cũng như người tiêu dùng.
Qua đó, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi rút tiền tại ngân hàng, dễ dàng quản lý tiền bằng công nghệ, mở rộng lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng; giảm việc thanh toán bằng tiền mặt, từ đó cũng giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp bằng tiền mặt.
Với sự phối hợp chặt chẽ của huyện Văn Yên với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên và đơn vị liên quan để xây dựng, mô hình "chợ 4.0” đã hiện thực hóa mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đối với người dân.
Tham gia mô hình này, tiểu thương và người dân chỉ cần có căn cước công dân và số điện thoại chính chủ, sẽ có nhân viên của Viettel hỗ trợ tạo tài khoản để giao dịch và hướng dẫn sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt trong vòng vài phút.
Hơn thế, các điểm kinh doanh được trang bị bảng quét mã QR đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ quan sát để khách hàng dễ nhận biết. Điểm ưu việt khi mở tài khoản Viettel Money là ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet cũng vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại.
Nhờ những nỗ lực của chính quyền và các đơn vị chức năng, đến nay toàn huyện đã triển khai thành công 6 mô hình chợ 4.0 ở xã, thị trấn: Mậu A, An Thịnh, An Bình, Xuân Ái, Yên Phú và Lâm Giang.
Ông Hà Trung Kiên - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên, Phó Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện cho biết: "Huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị người dân và doanh nghiệp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Đặc biệt, triển khai xây dựng "chợ 4.0”, huyện đã phối hợp với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên trang bị tất cả các thiết bị nâng cấp đường truyền cũng như cấp wifi miễn phí tại các chợ để hỗ trợ các tiểu thương và người mua hàng thực hiện các giao dịch. Tiểu thương được tạo mã thanh toán QR-Code miễn phí, không mất phí duy trì, không mất phí sử dụng hàng tháng. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn huyện”.
Với mục tiêu đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ đô thị đến nông thôn, thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục phối hợp với Viettel Yên Bái Chi nhánh Văn Yên và các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ đã triển khai.
Đồng thời, phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt - nhất là vấn đề an toàn thông tin, bảo mật của dịch vụ tài chính số để người dùng yên tâm, cởi mở hơn với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán.
Mô hình "chợ 4.0” là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số, tiêu biểu cho lối tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn.
TheoMinh Huyền(Báo Yên Bái)
" alt=""/>Văn Yên nhân rộng mô hình 'chợ 4.0' nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sốTheo T.S Cường, hiện nay trường ĐH Thủ Dầu Một đang tiến hành rà soát, thống kê số lượng sinh viên bị ảnh hưởng (sinh viên có đăng ký tín chỉ thực hành bị thu vượt mức) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, do có nhiều sinh viên hiện đã tốt nghiệp cũng như không còn tham gia học nên việc rà soát cần có thời gian, cố gắng hoàn thành trong năm 2024.
Bên cạnh đó, do số tiền 37 tỷ đã nộp vào ngân sách nhà nước nên khi hoàn trả lại phải thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật.
“Số tiền thu sai theo kết luận của kiểm toán sẽ được nhà trường hoàn trả lại, tinh thần là đảm bảo quyền lợi cho sinh viên và đúng quy định của pháp luật. Hiện nay các bộ phận chuyên môn đang làm công tác dữ liệu.” – T.S Cường cho hay.
Trong khi đó, đại diện Sở Tài chính Bình Dương cho biết, số tiền Trường ĐH Thủ Dầu Một nộp vào ngân sách sẽ được trả lại khi nhà trường đầy đủ hồ sơ.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước có kết luận trường ĐH Thủ Dầu Một đã thu học phí vượt mức quy định đối với sinh viên vào năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 (vượt quy định khoảng 1,5 lần) với số tiền 37 tỷ đồng.
Với số tiền thu sai này, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu nhà trường hoàn trả cho sinh viên trước ngày 31/3/2023, trường hợp không hoàn trả được thì nộp ngân sách Nhà nước.
Sau khi có kết luận của kiểm toán, Trường ĐH Thủ Dầu Một đã quyết định chọn phương án nộp lại vào ngân sách. Việc này đã khiến hàng ngàn sinh viên và dư luận xôn xao.