











=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thúy Ngọc

=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thúy Ngọc
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Lê Hữu Hoàng (31 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về một lần đi mượn xe đồng nghiệp của mình:
Tôi năm nay 31 tuổi, đang sinh sống và làm việc cùng gia đình ở Hà Nội. Dù có bằng lái xe đã 5-6 năm nhưng tôi vẫn chưa tậu xe ô tô, phần vì chưa dư dả về tài chính, nhưng phần nữa là do nhu cầu sử dụng ô tô của tôi không nhiều. Hàng ngày, tôi đi xe máy đến cơ quan, còn lễ tết cần về quê thì vợ chồng tôi hay đi xe khách hoặc thuê taxi.
Dịp tết Dương lịch vừa rồi được nghỉ 3 ngày nên tôi quyết định thuê xe tự lái đưa vợ và con trai 3 tuổi về quê Thanh Hoá thăm ông bà ngoại, tiện thể đi "lượn lờ" chỗ này chỗ kia. Tuy vậy, do sát ngày mới tìm xe nên một số cơ sở cho thuê ô tô tự lái gần nhà đã cho thuê hết hết các dòng bình dân, chỉ còn các xe gầm cao tiền tỷ với giá đến hơn 2 triệu mỗi ngày. Kế hoạch của hai vợ chồng đứng trước nguy cơ lỡ dở vì nếu "cắn răng" thuê xe sẽ rất tốn kém và lãng phí.
Đúng thời điểm đó, trong bữa liên hoan cuối năm với cơ quan, một anh bạn đồng nghiệp khi được tôi chia sẻ dự định tự lái xe về quê nhưng chưa thuê được đã mở lời rằng nếu cần thì cứ lấy xe của anh mà đi, bởi mấy ngày nghỉ lễ anh chỉ ở nhà không đi đâu. Anh còn nói vui "xe cỏ của anh có người đi hộ cho là tốt rồi".
Thấy anh rất nhiệt tình, tôi như "mở cờ trong bụng", cảm ơn và hẹn cuối tuần sẽ qua nhà anh để mượn. Xe của anh là một chiếc Honda Civic số sàn đời cũ. Tuy nhiên với tôi, xe nào mượn được trong thời điểm đó cũng là rất quý giá vì vừa có phương tiện chủ động đưa vợ con về quê lại vừa tiết kiệm được kha khá tiền. Thực sự, nhờ chiếc xe của anh đồng nghiệp cho mượn, gia đình chúng tôi đã có những ngày nghỉ tết Dương lịch đáng nhớ ở quê ngoại.
Tuy vậy, trong những ngày ở quê, anh đồng nghiệp liên tục nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm tình hình chiếc xe có vấn đề gì không cũng như hỏi xem khi nào tôi ra Hà Nội. Dù đã hẹn trước là đến chiều tối ngày nghỉ cuối cùng gia đình tôi mới từ quê ra, nhưng mỗi lần gọi điện anh đều hỏi như vậy khiến tôi hơi bối rối.
Ngày trở lại Thủ đô, do đường rất tắc nên gia đình tôi ra đến nơi khá muộn. Đưa vợ con về nhà trong tình trạng mệt mỏi, tôi lập tức lái xe qua nhà anh đồng nghiệp để trả xe, không quên mang theo một chút quà quê biếu anh chị gọi là cảm ơn. Chỉ có điều, do đã muộn và trên đường không có cây xăng nào nên tôi đành trả xe trong tình trạng bình xăng khá cạn, chiếc xe cũng không được sạch sẽ sau chuyến đi xa.
Khi nhận xe, anh đồng nghiệp tỏ thái độ khá "khinh khỉnh", kèm theo chút bực tức ra mặt, khác hẳn với tính cách hào sảng hàng ngày. Tôi cũng nói với anh rằng rất ngại khi chưa kịp mua xăng và đưa anh 1 triệu coi như nhờ anh đổ giúp, tuy nhiên anh nhất định không lấy.
Sự việc những hôm sau đó còn khiến tôi bất ngờ và thất vọng hơn khi mọi người ở cơ quan đã "lời ra tiếng vào" về việc tôi mượn xe của anh đồng nghiệp 3 ngày liền mà lúc trả lại trong tình trạng xe bẩn, xăng cạn. Tôi cố gắng tìm gặp anh để nói chuyện và giải thích nhưng anh đều lánh mặt, thậm chí gọi điện không nghe máy và còn chặn luôn zalo của tôi.
Hiện giờ tôi rất khó nghĩ bởi dù có đi mượn xe thật nhưng tôi cũng không làm gì đến mức quá đáng để bị anh đồng nghiệp đối xử như vậy. Có lẽ, đây là lần đầu nhưng cũng là lần cuối tôi mượn xe của người khác.
Độc giả Lê Hữu Hùng
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, nhằm khẳng định vai trò của sách và đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam.
Năm 2021, trước yêu cầu mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg đưa ngày này thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Những năm qua, các bộ, ngành, địa phương, nhà xuất bản, đơn vị phát hành, thư viện, doanh nghiệp và nhiều cá nhân đã nhiệt tình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, làm cho ngành xuất bản có bước phát triển nhanh, văn hóa đọc được khôi phục.
Phong trào đọc sách, tặng sách diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: “Phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là 'nền tảng tinh thần', 'động lực phát triển' và 'soi đường cho quốc dân đi'; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”.
“Sự kết hợp hài hòa giữa những nét văn hóa truyền thống cùng yếu tố hiện đại là một cách để chúng ta tôn vinh sách và khẳng định vai trò trung tâm của văn hóa đọc trong đời sống văn hóa. Tôi tin tưởng rằng, các chuỗi hoạt động và sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai được tổ chức hôm nay và trong những ngày tới tại thành phố Huế cũng như khắp mọi miền Tổ quốc thực sự phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng đề nghị, Bộ TT&TT quan tâm xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị xuất bản phát triển theo hướng tinh gọn, chất lượng và hiện đại hóa; Bộ VH-TT&DL tập trung đẩy mạnh văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng; các bộ, ngành, địa phương tích cực lồng ghép văn hóa đọc trong tất cả phong trào như xây dựng văn hóa, khuyến học... Tiếp tục tạo môi trường khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách để có nhiều tác phẩm tốt, làm phong phú thêm nguồn sách; tôn vinh các tác giả, văn nghệ sĩ, những tấm gương vì cộng đồng đã đưa sách, văn hóa đọc đến với mọi người, mọi nhà.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, gốc của sách là tri thức, mà tri thức là sức mạnh của mỗi con người, cũng là sức mạnh của cả một quốc gia, một dân tộc. Gốc để phát triển sách, phát triển xuất bản là sách phải có nhiều người đọc, tức là có thị trường lớn. Muốn vậy, phải thực hiện khuyến đọc.
Những việc phải làm là khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách ở gia đình, trường học, cơ quan; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
Các thông điệp chính của Ngày Sách và Văn hoá đọc năm nay là Sách: nhận thức - đổi mới - sáng tạo; Sách cho tôi, sách cho bạn; Thời đại mới đòi hỏi phải có nhận thức mới, cách làm mới.
Đổi mới trong nhận thức, đổi mới trong sáng tạo, đổi mới trong phương thức xuất bản, đổi mới trong cách tiếp cận bạn đọc để sách vẫn là sách, nhưng đa dạng hình tướng, đến được hàng triệu người, để xuất bản phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng dân tộc hoá nhưng vẫn phải hiện đại hoá bằng công nghệ số, vẫn phải đại chúng hoá thông qua đa nền tảng số.
“Nhân dịp này, tôi đề nghị các nhà xuất bản, các Sở TT&TT, các cơ quan báo chí, truyền thông, nhà mạng viễn thông có nhiều hoạt động thiết thực để phát triển văn hoá đọc nước nhà. Các nhà xuất bản tạo ra những phiên bản sách đa nền tảng. Các Sở tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng. Các báo đài có chuyên mục về sách. Các nhà mạng nhắn tin miễn phí giới thiệu sách”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo kế hoạch, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023 diễn ra tại thành phố Huế từ 21 đến 25/4 với nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi như: Tọa đàm giới thiệu sách Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong tiến trình đổi mới xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc; giao lưu khám phá Đất nước gấm hoa và cảnh Việt trong văn chương; giới thiệu tác giả, tác phẩm của Huế và viết về Huế; tọa đàm Dư luận nữ quyền tại Huế xưa và nay…
Bên cạnh đó, các đơn vị xuất bản cũng có nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, giá ưu đãi giờ vàng…
" alt=""/>Đưa sách vào cộng đồng, lồng ghép văn hóa đọc trong khuyến họcTôi và cô bạn chơi thân với nhau từ hồi học trung học. Một mùa hè, tôi tình cờ gặp và thầm yêu anh trai của bạn. Anh lớn hơn chúng tôi 3 tuổi, là sinh viên đại học ở thành phố, thường chỉ về nhà vào mùa hè. Từ lúc đó, tôi hay kiếm cớ đến nhà bạn học bài, để được gặp anh.
Hoàn cảnh của chúng tôi khác nhau rất xa. Bố mẹ anh làm kinh doanh, nhà đầy đủ vật chất. Trong khi bố tôi mất sớm, nhà còn mẹ, tôi và em gái. Mẹ tôi là người trông coi thư viện cho xã. Khó khăn lắm mẹ mới lo đủ tiền ăn học cho chị em tôi.
Tôi và cô bạn thân đỗ đại học, lên cùng thành phố với anh. Cô ấy ở cùng anh trai, còn tôi thuê trọ với một người bạn khác. Tôi tìm nơi trọ gần chỗ anh để được gặp anh nhiều hơn. Lấy cớ mới lên thành phố, còn nhiều bỡ ngỡ, chuyện gì tôi cũng hỏi anh và luôn được anh giúp đỡ nhiệt tình. Đi học về muộn, tôi cũng gọi anh tới đón. Lúc tôi thiếu tiền học, tôi cũng vay anh, rồi trả lại đầy đủ.
Người ta thường nói lửa gần rơm lâu ngày cũng bén quả không sai, ít nhất là với trường hợp của tôi. Tôi cảm thấy tình cảm của mình dành cho anh ngày một lớn, nên quyết định nói thật với anh. Thật không ngờ, anh nhận lời. Khỏi phải nói, tôi hạnh phúc thế nào.
Suốt thời gian yêu nhau, tôi đề nghị anh giấu kín gia đình và cả em gái anh. Ra trường được 1 năm, anh nói muốn đưa tôi về giới thiệu gia đình. Tôi đồng ý ngay lập tức. Trước ngày tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã nói bóng gió về chuyện này. Tôi không rõ cô bạn tôi biết nhưng cố tình làm ngơ hay thực sự không biết gì.
Nhưng khi tôi đến nhà với tư cách bạn gái của anh trai, cô bạn tỏ vẻ không thoải mái lắm. Bố anh đón chúng tôi với nụ cười tươi, còn mẹ cơm nước dưới bếp nên không nói chuyện nhiều. Từ lúc đến nhà cho đến khi về, tôi không phải làm việc gì, mặc dù đã ngỏ ý giúp đỡ.
Kể từ hôm đó, cô bạn thường xuyên làm những điều khiến tôi cảm thấy thử thách và khó chịu. Khi thì mượn tôi 20 triệu đồng nhưng mãi không trả. Khi nói với tôi rằng có một người đàn ông thích tôi, muốn tiến đến hẹn hò với tôi. Rồi có khi rủ tôi đi mua sắm nhưng người trả tiền là tôi.
Tôi không kể hết cho người yêu, vì tôi cho đó là những "thử thách" cô ấy dành cho tôi. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa hai anh em.
Cô ấy cho rằng tôi không xứng với anh, chê nhà tôi nghèo và khẳng định lấy tôi, anh không có "tiền đồ" gì. Cô còn bịa đặt tôi đi lại với người đàn ông khác. Và nếu anh lấy tôi, cô sẽ không đến dự đám cưới, cũng coi như không có chị dâu.
Tôi bị sốc, chẳng lẽ từ trước đến nay cô ấy chơi với tôi chỉ vì lòng thương hại chứ không hề tôn trọng? Chê tôi như vậy, nhưng sao vẫn chơi với tôi suốt bao nhiêu năm? Câu nói anh không có "tiền đồ" khi lấy tôi làm vợ khiến tôi rất đau lòng.
Tôi những tưởng có được em gái chồng là bạn thân thì chuyện tình cảm sẽ tốt đẹp hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Liệu tôi nên từ bỏ tình yêu của mình, hay tiếp tục bất chấp sự phản đối của em gái anh? Thực sự giờ đây, tôi không biết phải làm thế nào?
Độc giả giấu tên