Cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ vừa diễn ra chiều 16/5trở lên nóng bỏng với hàng loạt câu hỏi về sự việc tuyển dụng viên chức ngànhgiáo dục huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Chủ trì buổi họp báo là Thứ trưởng BộNội vụ Trần Anh Tuấn.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn tại buổi họp báo chiều 16/5. (Ảnh: Văn Chung). |
Nhiều vấn đề đã được lãnh đạo Bộ Nội vụ trả lời nhưng cũngkhông ít câu hỏi, nghi vấn, đề xuất của phóng viên nhận được câu trả lời “sẽ xemxét, cân nhắc”.
Xử lí nhiều cán bộ
Tại buổi họp, phó Vụ trưởng Vụ công chức viên chức, Bộ Nội vụLê Minh Hương thừa nhận thiếu sót khi không có văn bản chính thức trả lời Sở Nộivụ tỉnh Bắc Ninh hỏi về việc xem xét tuyển dụng đặc cách đối với các giáo viênhợp đồng có thời gian công tác trên 36 tháng theo tinh thần Nghị định 29 củaChính phủ về tuyển dụng viên chức.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho biết ngày 12/5, Bộ Nội vụđã có văn bản đề nghị các lãnh đạo của bộ có liên quan đến sự chậm trễ viết bảnkiểm điểm, tự nhận trách nhiệm và hình thức kỉ luật. Bộ sẽ sớm có xử lí nhữngcán bộ này “phù hợp với những thiếu sót”.
“Tỉnh Bắc Ninh cũng đã có báo cáo giải quyết sự việc trong đócho biết đã xử lí, luân chuyển công tác một số cán bộ để tình trạng nhiều nămliền không tuyển viên chức giáo viên ở huyện Yên Phong” – ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuấn cũng cho hay văn bản của UBND tỉnhBắc Ninh gửi Bộ Nội vụ không nêu rõ tên tuổi và hình thức xử lí cụ thể đối vớitừng cá nhân.
Không để thiệt thòi cho các giáo viên
Trước câu hỏi của phóng viên đề xuất của Chủ tịch UBND tỉnhBắc Ninh Nguyên Nhân Chiến về việc sẽ ký hợp đồng có thời hạn (dưới 12 tháng)với hơn 260 giáo viên trượt xét tuyển viên chức vừa qua của huyện Yên Phong cósai luật, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng:
Việc tuyển dụng viên chức căn cứ Nghị định 29 của Chính phủvà Thông tư số 15 của Bộ Nội vụ trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phát huy tínhtự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, địa phương thực hiện nhưngdù làm gì cũng “phải đúng quy định của pháp luật hiện hành” và “có tình có lý”nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động.
![]() |
Phó Vụ trưởng Vụ công chức viên chức, Bộ Nội vụ Lê Minh Hương nhận thiếu sót vì chậm trả lời văn bản của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Văn Chung). |
Theo ông Tuấn: “Do người đứng đầu các cơ quan của huyện YênPhong không xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm dẫn tới đợt tuyểndụng viên chức vừa qua tồn đọng hơn 500 giáo viên hợp đồng. Ở đây, người trượtcó thời gian gắn bó với ngành nghề lâu năm đã gây nên bức xúc, thiệt thòi chongười lao động”.
Cũng tại buổi họp, Thứ trưởng Tuấn đã trình công văn 1586 củaBộ Nội vụ ký ngày 16/5/2014 gửi các bộ ngành, đơn vị có liên quan về tăng cườngquản lí công tác tuyển dụng công chức viên chức với 5 lưu ý.
Bộ Nội vụ lưu ý các đơn vị khi ký hợp đồng lao động phảitrong phạm vi định mức hoặc số lượng được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo tuânthủ các quy định của bộ luật lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao độngvà đơn vị sự nghiệp công lập”.
Bộ nhắc bộ ngành địa phương việc tuyển đặc cách công chức,viên chức cần thực hiện theo đúng Nghị định 24/2010 của Chính phủ và Nghị định29/2012 của Chỉnh phủ chỉ thực hiện để tuyển dụng đặc cách người có trình độchuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác đáp ứng được ngay yêu cầu của vị tríviệc làm cần tuyển dụng và do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền tuyển dụng công chức, viên chức đề xuất, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét,quyết định theo quy định của pháp luật.
“Nhưng không thể lấy tuyển đặc cách để thay thế hoàn toàn thituyển, xét tuyển. Đơn vị đã được giao biên chế, đủ người rồi không được ký hợpđồng lao động để thay thế hoàn toàn cho việc thi tuyển, xét tuyển. Bài học rútra từ Yên Phong là họ cứ ký hợp đồng dù được giao biên chế viên chức. Việc làmnày đã ảnh hưởng quyền lợi các thầy cô giáo” – lời ông Tuấn.
Cũng theo Thứ trưởng Tuấn: Việc tuyển người không nên coitrọng hay phân biệt bằng cấp giữa liên thông hay chính quy, tại chức. Quan trọnglà khâu tuyển dụng làm sao đánh giá đúng năng lực của các ứng viên thông qua cácbài thi. Chúng ta cần chọn người có năng lực để làm việc, không phải chọn ngườicó bằng cấp cao.
Phỏng vấn nên cho điểm ngay và công khai
Trước những nghi vấn xung quanh quá trình phỏng vấn viên chứcgiáo viên ở huyện Yên Phong, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng: “Để tránh nhữngdị nghị, nghi ngờ có tiêu cực thì phần thi này cần có camera ghi âm ghi hình.Nếu không rất khó giải thích cho ứng viên khi họ có yêu cầu, thắc mắc. Việcphỏng vấn cần phải cho điểm ngay và công khai để các ứng viên biết ngay”.
Chia sẻ với lo lắng của phỏng vấn liệu phỏng vấn có tuyểnđược giáo viên có năng lực thực sự, Thứ trưởng Tuấn cho biết ông cũng nghiêng vềphương án thi thực hành, giảng bài. Ông cho biết: “Sắp tới bộ sẽ phối hợp với BộGD-ĐT, Bộ Y tế để thống nhất hình thức thi như thế nào cho phù hợp”.
Bộ Nội vụ sẽ kiểm tra nghi vấn ở Yên Phong
Trước thông tin của VietNamNetvề việc huyện Yên Phongtuyển dụng sai chức danh nghề nghiệp, Thứ trưởng Tuấn cho hay: “Báo cáo của UBNDtỉnh Bắc Ninh việc tuyển dụng viên chức ở Yên Phong vừa qua là đúng quy địnhpháp luật. Nếu đúng thực tế như vậy bộ sẽ cho thanh tra về kiểm tra ngay”.
VietNamNetcũng đặt vấn đề về hội đồng kiểm tra, sáthạch của Yên Phong gồm 1 lãnh đạo phòng GD-ĐT và 5 vị khác đến từ phòng Nội vụ,HĐND-UBND huyện, ban Tuyên giáo, văn phòng huyện, phòng LĐ-TB-XH liệu có tuyểnđược giáo viên thực sự có năng lực? Việc Yên Phong thu bảng điểm của thí sinhtrước khi vào phỏng vấn có thể dẫn đến tiêu cực, bộ có lưu ý gì?
Thứ trưởng Tuấn cho hay bộ sẽ xem xét, nghiên cứu nội dungnày để có hướng dẫn cụ thể sau. Tuy nhiên, cá nhân ông nghiêng về hướng các địaphương nên thu bảng điểm học tập, điểm tốt nghiệp sau khi đã phỏng vấn để tránhchuyện có thể xảy ra tiêu cực dàn xếp về điểm phỏng vấn.
Văn Chung(ghi)
Tình tiết mới vụ việc tuyển dụng giáo viên ở Bắc Ninh" alt=""/>Tuyển giáo viên ở Bắc Ninh: Kiểm điểm, luân chuyển nhiều cán bộCho đến nay, Lexus vẫn là nhà sản xuất xe sang hybrid hàng đầu thế giới, phần lớn nhờ hàng thập kỷ nghiên cứu và phát triển của công ty mẹ Toyota. Trong 15 năm tiếp theo và hơn nữa, Lexus sẽ thúc đẩy hơn nữa dòng xe hybrid, mà trước mắt là mở rộng dòng xe mới vào năm 2025. Ngay từ mẫu xe hybrid đầu tiên, Lexus đã hướng đến việc tạo ra chiếc xe hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu nhưng không mất đi phong cách, sự tiện nghi và tất cả đều vì một tương lai bền vững hơn.
Thách thức nào đang chờ Lexus?
Năm 2011, sau khi bị chê nhàm chán, Chủ tịch Lexus khi đó là ông Akio Toyoda thề không bao giờ để Lexus và “nhàm chán” xuất hiện cùng nhau. 5 năm sau, ông đã thực hiện được lời hứa với sự trợ giúp của Giám đốc Kỹ thuật Koji Sato khi cho ra đời mẫu Lexus LC 500 Sports Coupe. Lexus LC 500 là minh chứng cho việc những con người tại Lexus không ngừng mở rộng giới hạn của bản thân để giải quyết những thách thức khó khăn nhất.
Ông Koji Sato trở thành Chủ tịch Lexus vào tháng 1/2020 sau 4 năm làm Giám đốc Kỹ thuật. Tương tự ông chủ các hãng xe khác, ông Sato bắt đầu sứ mệnh mới của mình với vô số thách thức phía trước, đặc biệt là làm thế nào để chuẩn bị cho sự trỗi dậy của những chiếc xe tự động, thông minh, chạy điện trên phạm vi toàn cầu. Thế mạnh của Lexus trong dòng xe hybrid giúp họ ở vào trạng thái tốt nhất để đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải hiện tại, tuy nhiên nhà chức trách đang yêu cầu cao hơn. Ông Sato đã có kế hoạch để vượt qua những trở ngại này.
Theo ông Sato, tất cả DNA của Lexus nằm trong mẫu xe LS đầu tiên năm 1989: yên tĩnh, thoải mái và khéo léo. Ba yếu tố đó chính là cốt lõi của Lexus. Trong 10 năm tới, Lexus muốn cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trước đây, mọi người bàn về thông số kỹ thuật khi nói tới xe hơi, song ngày nay, điều khách hàng thực sự muốn là trải nghiệm. Điều đó đồng nghĩa Lexus cần mang đến giá trị cảm xúc nhiều hơn mà cảm xúc lại không thể đong đếm được.
Tương lai của xe hơi nằm ở động cơ điện, công nghệ tự lái, kết nối Internet. Với nhiều người, xe tự lái sẽ khiến chiếc xe kém hấp dẫn hơn, song ông Sato không nghĩ vậy. Dù phát triển trong xu thế chung, Lexus cố gắng không đánh mất tính độc đáo, bảo đảm chiếc xe không phải một loại hàng hóa thông thường. Về khía cạnh điện khí hóa, Lexus muốn tạo ra giá trị gia tăng, chẳng hạn sự vui vẻ khi lái. Điều này được thể hiện qua tính năng kiểm soát độ bám đường trong nguyên mẫu LF30 được giới thiệu tại Triển lãm xe hơi Tokyo 2019.
Đầu năm 2021, Lexus bắt đầu viết chương mới trong lịch sử 32 năm khi trình diễn ý tưởng xe LF-Z Electrified chạy điện hoàn toàn, mang ngôn ngữ thiết kế hoàn toàn mới. Phong cách cổ điển của chiếc xe có thể không mang tính cách mạng nhưng ẩn bên trong lại là rất nhiều kỹ thuật tiên tiến. Ông Sato xác nhận hai mẫu xe chưa có tên sẽ được phát hành trong năm nay, đồng thời tiếp tục phát triển các sản phẩm sáng tạo, mang đến màu sắc cho phong cách sống đa dạng của khách hàng.
Chiến lược sản phẩm của Lexus sẽ bổ sung khoảng 20 mẫu xe mới và nâng cấp trước năm 2025, kết hợp giữa xe điện và xe hybrid. Lexus cũng khám phá các địa hạt mới hay phát minh ra phương tiện giao thông mới. Cùng với công ty mẹ Toyota, Lexus tiếp tục đầu tư vào cả công nghệ truyền động điện và pin nhiên liệu như giải pháp năng lượng sạch thay thế trong tương lai.
Với những gì Lexus đã làm được trong 30 năm ngắn ngủi trên thị trường xe sang và sự hậu thuẫn công nghệ từ công ty mẹ Toyota, thật khó để tưởng tượng 30 năm nữa, Lexus sẽ tiến xa tới đâu. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, đó là những chiếc xe Lexus sẽ tiếp tục mang đến sự vui vẻ, phấn khích, góp phần tạo ra “hạnh phúc và nụ cười cho khách hàng và tất cả những ai liên quan tới Lexus”, đúng như lời của Chủ tịch Koji Sato.
Du Lam
Toyota đã tồn tại hơn 75 năm, từ một bộ phận nhỏ trong công ty máy dệt Nhật Bản thành thương hiệu xe hơi uy tín và bán chạy nhất thế giới.
" alt=""/>Tương lai của Lexus không kéo dài từ quá khứ huy hoàng“Tôi buồn quá/ Tâm sự với tôi đi/ Bạn yêu ai nhất/ Làm sao để giảm cân/ Hôm nay ăn gì nhỉ? Chỉ tôi mấy câu thả thính/ Kể chuyện cười đi ViVi…”. Nếu lần đầu nghe, bạn khó tin đây là một số những câu giao tiếp điển hình có thể thử cùng Trợ lý ảo Vivi trên chiếc ô tô điện đầu tiên của VinFast E34 vừa được giao đến tay những khách hàng đầu tiên cuối tuần vừa qua.
Được bắt đầu với câu lệnh “Hey VinFast”, trợ lý ảo ViVi được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Khi tích hợp trên xe, ứng dụng cho phép người lái dùng giọng nói để thực hiện nhiều tác vụ như: dẫn đường, gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc, đọc tin tức, hay điều khiển các chức năng trên xe…
ViVi còn có thể trò chuyện ngẫu hứng, kể chuyện cười cũng như giải đáp các câu hỏi thường ngày, giúp người lái có những phút giây thư giãn và vui vẻ. Hệ thống có khả năng hỗ trợ người dùng hỏi đáp thông tin và thực hiện nhiều tác vụ khi đang di chuyển, mà không ảnh hưởng đến độ tập trung và thao tác lái xe của tài xế.
![]() |
ViVi là giải pháp giọng nói “thuần Việt", được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư hàng đầu tại Việt Nam dưới sự dẫn dắt của GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigData |
Đáng chú ý, ViVi là giải pháp giọng nói “thuần Việt", được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư hàng đầu tại Việt Nam dưới sự dẫn dắt của GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigData (thuộc tập đoàn Vingroup) đồng thời là giáo sư Toán học tại ĐH Yale (Hoa Kỳ).
Các chuyên gia của VinBigData cho biết, Vivi được xây dựng dựa trên hàng chục nghìn giờ dữ liệu chất lượng cao cùng khả năng nhận diện tiếng Việt chính xác tới 98%, ViVi có thể hiểu và đàm thoại tự nhiên với người lái ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Đây là điều mà khá ít trợ lý ảo hiện tại có thể hỗ trợ cho ngôn ngữ tiếng Việt.
GS. Vũ Hà Văn cho biết, với lợi thế về dữ liệu và sức lao động trí thức trẻ, nếu được đầu tư đúng hướng, người Việt có thể hy vọng phát triển thành công nhiều giải pháp ứng dụng thông minh đa ngành nghề trong y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, giúp Việt Nam bắt kịp thế giới.
“Sự ra đời của những sản phẩm “made in Vietnam" như ViVi là một ví dụ. Về phương diện phục vụ cộng đồng, một sản phẩm Trợ lý giọng nói hiểu người Việt nhất phải là một sản phẩm do chính người Việt chúng ta tạo ra”, GS. Văn chia sẻ.
ViVi được “đào tạo” bởi chính người dùng
Việc tích hợp ViVi trên VF e34 đánh dấu cột mốc đầu tiên trên tiến trình hoàn thiện sản phẩm Trợ lý giọng nói toàn diện dành riêng cho người Việt của VinBigData. Trong tương lai, VinBigData dự định tiếp tục đem dòng sản phẩm xử lý ngôn ngữ/trợ lý ảo bước tiếp vào các lĩnh vực khác của đời sống.
![]() |
Việc “học cùng” người dùng sẽ giúp ViVi ngày càng trở nên thông minh hơn và thấu hiểu người dùng hơn |
Đối với các sản phẩm thông minh (AI), dù ở quốc gia nào, những bước đầu luôn tồn tại khoảng cách giữa ý tưởng từ phòng thí nghiệm và trải nghiệm thực tế. Yếu tố tiên quyết để hàn gắn khoảng cách này trên một sản phẩm là liên tục lắng nghe, thu thập dữ liệu và cải thiện. Đối với ViVi, việc “em bé” được “học cùng" người dùng sẽ giúp Vivi ngày càng trở nên thông minh hơn, hiểu người dùng hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm cá nhân hoá cho người sử dụng.
Cụ thể, ở trên xe, để thực sự trở thành một Trợ lý ảo toàn diện, ViVi sẽ cần thời gian học hỏi và trải nghiệm thực tế cùng người lái, học và dần dần tìm cách thích nghi với rất nhiều thói quen khác nhau của từng người.
“Ví dụ như đối với chức năng trò chuyện, những người dùng khác nhau sẽ dùng rất nhiều câu từ và ngôn ngữ khác nhau để mô tả một câu lệnh hay một ý định. Để có thể trả lời chính xác, thân thiện và tự nhiên nhất, Trợ lý ảo cần trải qua một quá trình giao tiếp và học hỏi thường xuyên với tài xế. Đây cũng là bài toán về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà đội dự án phát triển Trợ lý ảo tại VinBigData luôn đặt ưu tiên hàng đầu và đã vạch định lộ trình cụ thể để cải tiến liên tục trong tương lai”, TS. Nguyễn Kim Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Trợ lý ảo VinBigData cho biết.
“Những dữ kiện có được từ những phản hồi lỗi này sẽ dần dần giúp Vivi hiểu người dùng một cách toàn diện hơn. Theo thời gian, ViVi sẽ liên tục cập nhật dữ liệu, học hỏi từ người dùng để tiến tới một phiên bản hoàn thiện nhất”, TS. Kim Anh nhấn mạnh.
Dấu ấn mới trong kỷ nguyên công nghệ giọng nói tại Việt Nam
Thế giới đã có nhiều Trợ lý ảo bằng giọng nói như Google, Alexa, Cortana…đến từ các tập đoàn công nghệ lớn. Tại Việt Nam, ViVi không phải Trợ lý ảo đầu tiên hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, với lợi thế riêng về cơ sở dữ liệu lớn, đội ngũ chuyên gia gồm nhiều nhà nghiên cứu được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, kết hợp cùng công nghệ tiên tiến hàng đầu, VinBigdata kỳ vọng ViVi sẽ trở thành sản phẩm Trợ lý giọng nói dành riêng cho người Việt, dẫn đầu thị trường trong nước.
GS. Vũ Hà Văn cho biết: “Tiếp theo việc tích hợp sản phẩm Trợ lý giọng nói tiếng Việt trên xe ô tô, chúng tôi muốn ứng dụng các giải pháp xử lý giọng nói cho nhiều lĩnh vực khác như loa thông minh hay nhà thông minh…với một tầm nhìn về một nền công nghệ giọng nói tại Việt Nam. Về công nghệ này, các nước tiên tiến đang đi trước chúng ta một bước dài, nhưng với đặc thù tiếng Việt, tiềm năng của chúng ta vẫn là rất lớn".
“Để tạo ra một Trợ lý toàn diện, am hiểu sâu các thói quen, khẩu ngữ vùng miền và nhu cầu trong đời sống hàng ngày của người Việt thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Đây là một thách thức lớn về mặt kỹ thuật, nhưng cũng đồng thời là cơ hội để VinBigData phát huy lợi thế của mình và đặt một cột mốc cho công nghệ giọng nói ở Việt Nam”, GS. Văn khẳng định.
VinBigData cũng đang trên tiến trình nghiên cứu và ra mắt hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn. Hệ sinh thái này bao gồm các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực, như giải pháp AI trong xử lý hình ảnh y tế, xe điện tự hành cấp độ 4, hệ thống camera thông minh hay mới đây nhất là Trợ lý ảo (ViVi) với ứng dụng tiên phong được tích hợp trên VF e34, dòng xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm về cách thức tương tác với Trợ lý ảo: https://shop.vinfastauto.com/on/demandware.static/-/Sites-app_vinfast_vn-Library/default/dwe566062a/images/PDP/VFe34-v1/documents/tro-ly-ao.pdf |
Minh Tuấn
" alt=""/>Trợ lý ảo Vivi VinFast: Dấu ấn mới của kỷ nguyên công nghệ giọng nói