Cặp vợ chồng Rob 49 tuổi và Sam Fatzinger 46 tuổi ở Bowie, Maryland, Mỹ đã kết hôn được 25 năm và có với nhau 13 người con. Gia đình đông con, chỉ một mình ông Rob kiếm tiền nhưng chưa bao giờ họ rơi vào cảnh nợ nần dù là nợ mua xe hay nợ học hành của các con.
Ông Rob hiện là kỹ sư phần mềm, kiếm được khoảng 110,000 đô (khoảng 2,5 tỷ đồng) một năm. Sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, phải nuôi 13 đứa con ăn học nhưng nhờ biết căn ke và chi tiêu hợp lý, gia đình ông vẫn sống thoải mái.
![]() |
Đại gia đình Fatzinger với 13 người con |
Ngay từ khi mới kết hôn, cặp vợ chồng đã muốn xây dựng một đại gia đình nên không ngừng sinh con.
Nhớ lại lời cầu hôn 25 năm trước, Rob đã hỏi Sam: “Em có muốn sống với một người đàn ông sẽ cho em 10 đứa trẻ, một ngôi nhà có hàng rào trắng và một chú cún cưng?”. Lúc đó bà Sam đã trả lời rằng bà sẽ sinh 11 đứa trẻ và đồng ý lấy ông.
Cặp đôi kết hôn năm 1989, một năm sau thì sinh con gái đầu lòng, hiện đã 24 tuổi, tốt nghiệp đại học và kết hôn ngay sau sinh nhật thứ 21. Các con của gia đình Fatzinger hiện có 4 người đang học đại học, hai người đang học cấp 3, hai người học cấp 2, hai người học cấp 1 và hai bé chuẩn bị đến tuổi đến trường. Cả 12 người con đầu của họ đều sinh tự nhiên.
Bà Sam tự dạy con tại nhà cho đến ngày con đi học đại học. Nhưng mỗi tuần họ thuê gia sư 2 ngày cho các con đang học cấp 3 để củng cố lại kiến thức mà con đã học, chi phí cho việc học của mỗi đứa trẻ vào khoảng 2,500 đô mỗi năm.
![]() |
Mặc dù sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, gia đình chỉ có 1 người đi làm, nuôi 13 người con nhưng gia đình Fatzinger hiện không có khoản nợ nào. |
Hai vợ chồng chia sẻ rằng, họ liên tục sinh con kể từ khi kết hôn đến nay nên không kiếm được nhiều tiền thời trẻ.
“Chúng tôi kết hôn năm 1989, sinh con đầu năm 1990. Trong 10 năm từ 1990-2000 cả hai vợ chồng cùng làm việc ở tiệm sách của gia đình. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi, ngoài ra tôi phải làm các công việc lặt vặt khác để kiếm thêm thu nhập, bao gồm cả việc cắt cỏ.
Trong suốt những năm 90, thu nhập của gia đình tôi chỉ khoảng 36,000 đô một năm. Nó chỉ đủ chi tiêu chứ không có khoản tiết kiệm nào cho tuổi già”, ông Rob kể.
Năm 2000, mạng internet bắt đầu bùng nổ và lượng người mua sách điện tử ngày càng nhiều, sách in ế ẩm nên gia đình Fatzinger phải đóng cửa hàng sách vào mùa hè năm đó.
Ông Rob sau đó được một người bạn mời về làm ở công ty phần mềm máy tính. “Đó là một công việc ổn với gia đình tôi. Lúc mới làm không kiếm được nhiều lắm nhưng dần dần thu nhập đã tăng đáng kể, từ 40,000 đô một năm nay đã được 104,000 đô một năm. Ngoài ra công ty cũng có nhiều chế độ đã ngộ khác như chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm và các kỳ nghỉ”, ông Rob nói.
Ngoài làm việc ở công ty, ông Rob vẫn làm thêm một số việc lặt vặt khác, tổng thu nhập của gia đình một năm khoảng 110,000 đô.
![]() |
Các con của ông Rob và bà Sam được dạy về đồng tiền từ khi còn rất nhỏ. Chúng tự tiết kiệm tiền cho việc học đại học hoặc dành học bổng để trang trải việc học. |
Năm 2000, cặp vợ chồng đã mua được nhà riêng, đến năm 2012 thì trả hết nợ mua nhà. Từ năm 2005, cặp vợ chồng bắt đầu dành tiền tiết kiệm cho tuổi già.
Sinh hoạt trung bình của một hộ dân ở Bowie tốn khoảng 15,120 đô cho thức ăn một năm (khoảng 1,260 đô một tháng), 465 đô một tháng cho các dịch vụ, 150 đô một tháng cho tiền ga và khoảng 225 đô cho chăm sóc sức khoẻ, y tế.
Gia đình Rob còn dành 200 đô mỗi tháng cho các hoạt động vui chơi giải trí của con, bao gồm cả chơi thể thao và các chuyến đi nghỉ ngắn. Cặp vợ chồng để dành 6,000 đô cho các trường hợp khẩn cấp.
“Chúng tôi ghét nợ nần và giờ chúng tôi không nợ khoản nào hết. Ngôi nhà chúng tôi đang ở hiện có trị giá khoảng 375 - 400,000 đô”, Rob nói.
Nhưng không phải hết nợ nần mà gia đình Fatzinger tiêu xài hoang phí, mua xe mới, quần áo đắt tiền hay những chuyến đi nghỉ dưỡng đắt đỏ. Mà họ vẫn sinh hoạt bình thường và dành số tiền dư ra để tiết kiệm.
Rob cho biết, mỗi mùa hè ông kiếm thêm được khoảng 3,500 đô từ việc cắt cỏ cho hàng xóm. Ông cho số tiền này vào tài khoản tiết kiệm để lấy lãi.
“Tất cả số tiền kiếm được từ các công việc làm thêm chúng tôi đều cho vào tài khoản tiết kiệm. Vợ tôi làm thêm việc trông trẻ và gia sư cũng kiếm được khoảng 1,500 - 2000 đô một năm. Chúng tôi cũng thanh lý một số đồ đạc không dùng tới, mỗi năm cũng được thêm 500 - 2000 đô”, ông kể.
Theo tính toán của Rob, mỗi năm ông tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô (800 - 900 triệu đồng).
![]() |
Dù đông con, thu nhập không quá cao nhưng gia đình Fatzinger vẫn sống thoải mái, các con vẫn có hoạt động vui chơi, giải trí, đi nghỉ đều đặn. |
Không chỉ bố mẹ làm việc, tiết kiệm, các con của ông Rob và bà Sam được dạy về cách quản lý tiền từ thời thơ ấu.
“Các con tôi bắt đầu làm việc và tiết kiệm tiền từ khi chúng còn rất nhỏ. Từ năm 12 tuổi chúng đã có thể trông trẻ, cắt cỏ, dọn tuyết hoặc làm một vài việc lặt vặt khác.
Nhờ thế các con đều biết quý trọng đồng tiền, biết biết kiệm chứ không chi tiêu hoang phí. Chúng tự kiếm tiền để mua ipad, điện thoại, xe hơi, gas, bảo hiểm xe và chi phí học hành. Chúng mua xe cũ và tự trả các khoản phát sinh.
Chúng tôi thường tìm mua lại xe cũ của những người già bởi xe đó đi rất ít và được bảo dưỡng tốt. 5 người con lớn của tôi đều sở hữu xe riêng do chúng tự mua”, Rob kể.
Riêng ông và vợ hiện sở hữu 3 chiếc xe.
![]() |
Cặp vợ chồng hiện tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô một năm. |
Về việc đi học đại học của con, ông Rob cho biết các con phải tự trang trải bằng cách tiết kiệm cho việc học từ lúc còn nhỏ.
“Hai vợ chồng tôi khuyến khích con đi tìm hiểu 2 năm rồi hãy quyết định nên theo nghề nào. Và các con đều làm thế. Chúng tôi có một trường cao đẳng cộng đồng tốt gần nhà, các con đều học ở đó 2 năm miễn phí, sau đó mới chuyển sang học đại học hệ 4 năm. Học phí ở đây khoảng 8 - 10,000 đô một năm. Một số con tôi giành học bổng hoặc các phần thưởng là đủ trả cho học phí, một số đứa chỉ phải trả khoảng 5,000 đô một năm”, ông Rob kể.
Hầu hết sinh viên đi học đại học ở Mỹ đều phải vay tiền từ ngân hàng nhưng các con của Rob không ai phải vay.
Ông Rob hi vọng rằng 13 năm nữa khi ông 62 tuổi, ông có thể nghỉ hưu.
![]() Kiếm bộn tiền, chồng vẫn ép vợ không dùng máy giặt để... tiết kiệmNgười chồng biết tiết kiệm, cân nhắc cẩn thận trước khi chi tiêu là tốt, nhưng nếu quá mức sẽ trở thành keo kiệt, khiến vợ khổ sở và đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ. " alt=""/>Cặp vợ chồng nuôi 13 con vẫn tiết kiệm gần 1 tỷ mỗi nămHong Kong “Tôi may mắn được đón Tết Nguyên Đán năm ngoái tại Hong Kong và đây vẫn là một trong những trải nghiệm du lịch thú vị nhất của tôi”, Dave, thành viên của trang du lịch Jones Around The World , cho biết. “Lý do ban đầu tôi đến là giá vé máy bay cực rẻ, nhưng lựa chọn đó đã không khiến tôi thất vọng”.
Hong Kong là một thành phố sôi động và đa dạng, rất thích hợp cho những du khách thích chụp ảnh. Cùng với Tết Nguyên đán và màn bắn pháo hoa vô cùng ấn tượng, bạn chắc chắn sẽ có kỳ nghỉ thú vị tại thành phố này. Một lời khuyên dành cho bạn là nên sớm chọn địa điểm xem pháo hoa vì sự kiện này thu hút rất đông người. Việt Nam Cặp đôi Elaine và Dave đã chia sẻ những trải nghiệm của họ tại Việt Nam trên trang blog Whole World is a Playground. Chuyến du lịch của chúng tôi tới Việt Nam trùng với dịp Tết Nguyên Đán, lễ hội quan trọng nhất trong năm của người dân bản địa. Chúng tôi đã dành nhiều ngày để trải nghiệm không khí trước Tết tại Hà Nội. Đường phố ở đây rất đông đúc vào dịp cuối năm và phương tiện di chuyển chủ yếu là mô tô.
Chúng tôi rời khỏi Hà Nội để tới Hội An ngay trước Tết Nguyên Đán. Người dân địa phương và du khách đổ ra đường phố và không khí náo nhiệt nhất vào trước thời điểm giao thừa. Những chậu hoa nhiều màu sắc được đặt trên vỉa hè, trong khi đoàn múa lân diễu hành trên đường phố. Khi màn đêm buông xuống vào đêm giao thừa, đèn lồng thay thế đèn điện để thắp sáng thành phố cổ. Cây cầu Nhật Bản và sông Thu Bồn trở thành địa điểm chính để đón chào năm mới ở Hội An. Vào thời khắc chuyển sang năm mới, pháo hoa được bắn rực sáng bầu trời và mọi người gửi nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày tiếp theo, chúng tôi đã tận hưởng không khí năm mới với các gia đình Việt Nam. Trẻ em thường được tặng phong bao lì xì màu đỏ kèm theo những lời chúc may mắn. Singapore Tết Nguyên Đán ở Singapore là dịp lễ lớn nhất trong năm vì phần lớn người dân tại quốc đạo này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đường phố ở đây rất đông người trong những ngày trước Tết và các đoàn múa sư tử thường dừng trước tất cả các tòa nhà và đường phố để biểu diễn. Bạn có thể nhìn thấy những cây nhỏ màu cam ở khắp mọi nơi, bởi vì màu sắc này đại diện cho sự may mắn. Một truyền thống khác vào dịp Tết Nguyên Đán là tục trao và nhận lì xì.
Trong những ngày đầu tiên của mới, Singapore trở thành một thị trấn “ma” thực sự khi tất cả các cửa hàng đều đóng cửa. Mọi người ở nhà và đi thăm bạn bè, họ hàng thân thích. Nếu ở Singapore vào dịp đầu năm, bạn sẽ có cảm giác cuộc sống dường như ngừng trôi. Kobe, Nhật Bản Nhật Bản theo Tết dương lịch nhưng Tết Nguyên Đán vẫn được tổ chức tại một số thành phố lớn như Yokohama, Nagasaki và Kobe.
Du khách thường lựa chọn thành phố Kobe để trải nghiệm Tết Nguyên Đán vì có không khí lễ hội đặc trưng nhất. Nhiều hoạt động được tổ chức như rước đèn lồng, múa sư tử, múa rồng và đốt pháo, nhưng điều ấn tượng nhất là không khí tại các gia đình địa phương. Các bé gái thường biểu diễn các điệu múa truyền thống, còn các bé trai sẽ trình diễn võ thuật. Một điểm hấp dẫn nữa tại thành phố này là ẩm thực rất đa dạng. Melbourne, Australia Không khí Tết Nguyên Đán tại thành phố Melbourne rất nhiều màu sắc và náo nhiệt. Những người gốc Hoa ở thành phố này chào đón năm mới theo lịch âm tương tự như người dân ở Trung Quốc. Các đường phố được trang hoàng bằng đèn lồng, trong khi các phương tiện dừng lại khi đoàn múa rồng dài 100m diễu hành trên đường phố.
Tết Nguyên Đán được cho là mang lại cho mọi người niềm vui, hạnh phúc, may mắn và sức khỏe. Nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm lễ hội này ở Melbourne, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc. Đó là một sự kiện sống động và một trải nghiệm văn hóa độc đáo. Sydney, Australia Khoảng gần nửa triệu người ở thành phố Sydney đón năm mới theo lịch âm. Các hoạt động của Tết Nguyên Đán chủ yếu diễn ra tại khu vực Circular Quay, cảng Darling và khu Chinatown. Đèn lồng khổng lồ in hình 12 con giáp được trang trí dọc các tuyến phố.
Không khí cũng đặc biệt náo nhiệt tại các khu chợ Tết ở Pyrmont Park và Chinatown. Tại đây, du khách có thể thưởng thức các món truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong khi thưởng thức các món ăn, bạn có cơ hội xem các màn múa sư tử và múa trống đặc sắc. Auckland, New Zealand Auckland là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Vào mỗi dịp năm mới, tất cả mọi người ở thành phố này đều tập trung để tận hưởng các lễ hội đón năm mới đặc trưng của từng nền văn hóa. Đối với Tết Nguyên Đán, hội đồng thành phố Auckland cùng với cộng đồng người châu Á sẽ tổ chức lễ hội đèn lồng chào đón năm mới. Du khách có thể tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc đèn lồng và thưởng thức các món ăn đặc trưng ngày Tết của người Á Đông. San Francisco, Mỹ Khu Chinatown tại thành phố San Francisco (Mỹ), là cộng động người Hoa lớn nhất ở ngoài châu Á. Vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm, họ tổ chức một trong những lễ hội năm mới lớn nhất thế giới.
Lễ hội đón năm mới theo lịch âm ở thành phố San Francisco diễn ra rất sống động với nhiều hoạt động khác nhau như, cuộc thi sắc đẹp, diễu hành đường phố tại khu Chinatown và màn múa rồng vàng độc đáo. Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ thấy những đoàn múa sư tử nhỏ tới thăm nhiều cửa hàng để mang lại may mắn cho năm mới. (Theo Aussie Travellers/Dân Việt) " alt=""/>Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm Tết Nguyên Đán![]() Tên gọi khó nghe Sáng mùng 1, tiệm chè của chị Nhật Bình ở phía trước chùa Phật Bà Quan Âm (phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM) đông đúc lạ thường. Thực khách đến đây để được thưởng thức món chè nổi tiếng, có cái tên kỳ lạ là chè "phân gà". Chị Nhật Bình cho biết, chè "phân gà" là món ăn truyền thống, đặc sản của người Hoa. Món ăn này du nhập vào Việt Nam theo những người di cư. Gia đình chị Bình đã kinh doanh món chè này hơn 20 năm. Thời gian gần đây, sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, món chè bất ngờ nổi tiếng, thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức. ![]() Theo chị Bình, trong tiếng Hoa, món chè này có tên "cáy xỉa thằng" nghĩa là phân gà. Vì vậy, nhiều người vẫn gọi món chè này là chè "phân gà". "Cáy xỉa thằng" được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là lá mơ lông và bột gạo. Khi chế biến, lá mơ được rửa sạch rồi đem xay với gạo. Sau đó, hỗn hợp này được trộn thêm bột năng, làm thành từng bánh và đem hấp. Bánh chín, nguội đi sẽ được cắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn. ![]() Sợi bột thành phẩm có màu xanh đen đẹp mắt. Để chúng không dính vào nhau, người bán rắc, trộn thêm lớp bột khô bên ngoài. Món chè có màu sắc, hương vị thơm ngon đặc trưng. Vì lá mơ được xử lý, trộn với tỉ lệ nhất định nên khi thành phẩm, sợi bột mềm, dẻo, dai dai, có màu xanh đen bóng mượt. Đặc biệt, sợi bột không nặng mùi mà có hương thơm dịu nhẹ. Trong khi đó, nước dùng có vị ngọt mát, phảng phất mùi thơm của gừng tươi. ![]() Chị Bình cho biết, chè "cáy xỉa thằng" thích hợp ăn nóng. Khi có khách gọi món, chị mới lấy sợi bột tươi bỏ vào nồi nước sôi luộc chín rồi vớt ra, bỏ vào chén nhỏ, sau đó chan nước đường gừng nóng. Chỉ bán trong 2 ngày Món chè "phân gà" chỉ được chị Bình bày bán vào ngày mùng 1 và 15 hằng tháng. Vào những ngày này, quán chè của chị đặc biệt đông khách. Mỗi phần chè được chị bán với giá từ 16.000 - 32.000 đồng. Mỗi lần mở bán, chị có thể bán hơn 500 phần chè, tương đương hơn 10kg bột. Ngoài chè "phân gà", chị Bình còn bán thêm chè bắp, cháo bắp. ![]() Vì chỉ dựng tạm trên vỉa hè, quán chè của chị không đủ chỗ cho nhiều thực khách ngồi ăn trực tiếp cùng lúc. Do đó, nhiều thực khách nhờ chị đóng gói mang về. Đa số khách tới ăn chè là người Hoa. Họ là khách quen của quán. Vào ngày chị mở bán, nhiều người không chỉ đến mua chè mà còn mua sợi bột về nhà tự chế biến theo ý muốn của mình. Sau khi viếng chùa Phật Bà Quan Âm, bà Lưu Xuân Phương (56 tuổi, quận Tân Phú) cùng bạn ghé quán chè của chị Nhật Bình, thưởng thức món "cáy xỉa thằng". Vì không còn chỗ ngồi, bà quyết định mua nửa ký sợi bột về nhà tự nấu. ![]() Bà Phương cho biết, dù là món ăn truyền thống của người Hoa nhưng trước đây, món ăn này khá hiếm, hầu như không có bán. Mỗi năm đến ngày mùng 3/3, mọi người tự nấu ở nhà để ăn. Vì được chế biến từ lá mơ nên không phải ai cũng biết cách làm cho sợi bột thành phẩm bớt mùi, không còn vị đắng. Khi biết chị Nhật Bình có bán món ăn này, bà cùng người quen đến mua về thưởng thức. ![]() “Chè có tên gọi xấu xí nhưng thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Vì được làm từ lá mơ nên chè có công dụng điều hòa khí huyết, thải độc, giảm đau bụng… Ngoài ra, "cáy xỉa thằng" được ăn cùng nước đường nấu với gừng tươi nên tốt cho đường ruột. Đặc biệt, nếu ăn vào ngày lạnh, chè có tác dụng giữ ấm cơ thể”, bà Phương chia sẻ. ![]() Mang chè đỗ đen Việt Nam ra bán tại chợ ở châu Phi, người dân phản ứng sao?Blogger người Angola đã nấu nồi chè đỗ đen kiểu Việt Nam và mang bày bán tại một khu chợ địa phương để xem thực khách tại đây phản ứng thế nào với món ăn lạ miệng." alt=""/>Món chè được bán 2 ngày trong tháng, nổi tiếng vì có tên gọi 'bốc mùi' ở TPHCM
|