Bé Thịnh trở thành một trong số những bệnh nhi ung thư ít tuổi nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 3. Thời điểm phát hiện bệnh, con mới 5 tháng tuổi. Những cơn sốt triền miên không dứt cùng triệu chứng bụng phình to bất thường báo hiệu cho điềm chẳng lành.
Tháng 4/2021, tình hình của Thịnh đã rất nghiêm trọng, tiên lượng có thể tử vong. Bác sĩ nhanh chóng tiến hành truyền hóa chất mới có thể ức chế được sự phát triển của khối u ác tính. Tuy nhiên, để có thể duy trì lâu dài, các bác sĩ tư vấn cho gia đình phương án ghép gan.
Sau 13 đợt truyền hóa chất, Thịnh được chuyển ra một bệnh viện tuyến Trung Ương ở Hà Nội để chờ ghép gan. Từ ngày 5/7/2022 đến đầu tháng 12/2022, con tiếp tục trải qua 3 đợt hóa trị nữa và chờ hội chẩn.
Thế nhưng, tia hy vọng vừa mới lóe lên chợt vụt tắt. Trong những ngày cuối cùng của năm 2022, chị Hồng nhận thông tin con không thể ghép gan do khối u liên quan đến động mạch chủ máu trong cơ thể. Bác sĩ đề nghị cho con tiếp tục phác đồ truyền thuốc duy trì và chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Nhi đồng 3.
Chuyến xe cùng con quay trở lại miền Nam như khép lại hành trình suốt 2 năm đằng đẵng nuôi hy vọng của chị Hồng. Tương lai trước mắt chị ngày càng u ám.
Mong duy trì khoảnh khắc bên con thật lâu
Trên đường quay trở lại Bệnh viện Nhi đồng 3, chị Hồng ghé qua nhà ở Đắk Lắk. Căn nhà đơn sơ nơi 5 con người trú ngụ chẳng có nổi một vật giá trị. Vốn làm nghề tự do, thu nhập của vợ chồng chị cũng bấp bênh. Từ ngày con mắc bệnh hiểm nghèo, chị Hồng nghỉ làm theo con, gánh nặng kinh tế dồn cả lên vai người chồng.
Đến nay, chi phí điều trị của Thịnh đã lên đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm cả thuốc men, đi lại, sinh hoạt qua các bệnh viện khắp từ Bắc vào Nam. Phần lớn số tiền đó đều do vợ chồng chị Hồng vay mượn, cộng với chút tiền tiết kiệm ít ỏi để lo liệu cho con.
Giờ đây, trong túi người mẹ nghèo chỉ còn vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, không biết những ngày sắp tới sống thế nào. Kinh tế kiệt quệ, sức khỏe sa sút, chị vẫn nuôi hy vọng níu giữ sự sống cho đứa con bất hạnh.
Lãnh đạo xã Cư M'Lan xác nhận: Bé Huỳnh Phước Thịnh, con trai của chị Nguyễn Thanh Hồng là công dân ở địa phương. Bé Thịnh mới sinh ra không may mắc căn bệnh hiểm nghèo, thường xuyên phải nhập viện chữa trị tốn kém. Gia đình chị Hồng khó khăn, địa phương cũng đã đến thăm hỏi động viên. Rất mong báo VietNamNet kết nối để gia đình có điều kiện chữa bệnh cho con.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thanh Hồng, Thôn 3, xã Cư M'Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Số điện thoại: 0968622478. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.004(bé Huỳnh Phước Thịnh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Theo các quyết định này, thời gian bồi dưỡng là 3 tháng.
Chẳng hạn, với chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, việc bồi dưỡng có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án:
Phương án 1: Học tập trung, liên tục (có thể học vào kỳ nghỉ hè hoặc mỗi tháng 1 đợt từ 3 đến 4 ngày vào cuối tuần).
Phương án 2: Theo hình thức tích lũy tín chỉ. Người học chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau khi tích lũy đủ số tín chỉ quy định.
![]() |
3 tháng để giáo viên Sử dạy Địa lý, giáo viên Địa lý dạy Lịch sử?
Nhiều giáo viên cho rằng, thời gian 3 tháng có phần gấp gáp khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới bắt đầu. Trong khi đó, chương trình phổ thông mới đã được phê duyệt từ năm 2018.
Thầy M., giáo viên Lịch sử một trường THCS quận Ba Đình (Hà Nội) cho hay, thầy và nhiều đồng nghiệp không đồng ý với chủ trương tập huấn này. Lý do thầy M. đưa ra là "một người được học và đào tạo bài bản 4 năm trong trường đại học về chuyên môn của môn học khi ra trường dạy còn khó khăn, huống hồ giờ đây hy vọng chỉ bồi dưỡng trong 3 tháng để một giáo viên Lịch sử dạy Địa lý hoặc ngược lại".
Còn Hiệu trưởng một trường THCS và cũng là giáo viên dạy Sử ở Nghệ An thì cho rằng: "Xem qua với chừng ấy nội dung bồi dưỡng thì thời gian 3 tháng có lẽ sẽ gấp gáp. Chúng tôi đang rất vất vả cho môn tích hợp sắp tới. Bồi dưỡng kiểu này khó mà mang lại hiệu quả ngay được, tôi nghĩ chỉ là giải pháp tình thế để các cơ sở giáo dục bố trí trong kế hoạch chuyên môn".
Đặc biệt, riêng với giáo viên dạy lớp 6 với SGK mới, thì nhiều ý kiến cho rằng quá cập rập khi năm học mới sắp bắt đầu.
Giáo viên, giảng viên trong một buổi tập huấn cho chương trình phổ thông mới. |
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người còn xôn xao trước thông tin giáo viên phải tự trả kinh phí để theo học và có "chứng chỉ tích hợp", thậm chí có người còn lo bị "tinh giản biên chế' nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng này.
Nguyên nhân là trong các quyết định của Bộ GD-ĐT, kinh phí của việc bồi dưỡng được xác định từ các nguồn: ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng và do người học tự đóng góp.
Trong khi đó, theo Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 27/3/2015, thì giáo viên không phải đóng kinh phí khi 'tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới'. Nhà nước đã bố trí 778,8 tỷ đồng từ ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này, trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên.
Bộ GD-ĐT: Nhiều người nhầm lẫn
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm.
"Có thể gọi là chuẩn chung, giáo viên dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, giáo viên đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những mô-đun này cho những người mới bắt đầu. Sau khi học xong các mô-đun này, ở các năm tiếp theo, giáo viên sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới mà thôi", ông Đức nói.
Riêng với lớp 6 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có khóa tập huấn riêng về việc dạy học, thay đổi SGK mới. Sau khi SGK được nghiệm thu, các nhà xuất bản cũng tổ chức tập huấn cho giáo viên.
"Có thể các giáo viên khối lớp 6 năm nay sẽ cập nhật chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS này sau. Chứ giờ vừa ban hành làm sao đủ 3 tháng mà chuẩn bị kịp cho năm học mới. Đây chỉ là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm, không phải ngay cho số giáo viên dạy lớp 6 năm học này", ông Đức nói.
Do đó, theo ông Đức, nhiều người đang hiểu nhầm.
"Mọi việc vẫn đang tiến hành theo lộ trình. Khoảng 4 năm nữa, các trường sư phạm sẽ có lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên là giáo viên dạy tích hợp liên môn. Còn hiện nay, giáo viên Địa lý sẽ được bồi dưỡng kiến thức Lịch sử để có thể dạy được và ngược lại; ở đâu, chất lượng không đáp ứng được thì buộc phải phân 2 giáo viên của 2 môn học để cùng dạy tích hợp", ông Đức nói.
Ông Đức cho hay, các Sở GD-ĐT cũng đã giải thích, hướng dẫn để giáo viên yên tâm, triển khai, bởi môn học nào cũng sẽ có chương trình khung để bồi dưỡng giáo viên.
Về kinh phí, ông Đức khẳng định: "Nếu giáo viên được nhà trường cử đi học tập bồi dưỡng thì kinh phí do đơn vị cử đi bồi dưỡng chi trả. Chỉ trong trường hợp, giáo viên tự đi bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân hoặc những người có bằng đại học ngành khác muốn đi học để dự tuyển làm giáo viên thì mới phải tự chi trả kinh phí".
Thùy Linh
Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục.
" alt=""/>Thực hư thông tin giáo viên phải đóng tiền học bồi dưỡng dạy tích hợpĐoạn phim ghi được cho thấy chú chuột tận tâm đã thu thập cái mắc quần áo, nút chai, ốc và bu lông rồi đặt chúng vào một cái khay trên bàn làm việc của Holbrook.
Nhiếp ảnh gia sau đó còn thử để lại nhiều món đồ khác nhau để xem con chuột có thể nhấc lên không và sinh vật này đã không hề nản lòng, thậm chí còn mang được cả dây cáp. "Tôi không thể tin được khi nhìn con chuột đang dọn dẹp. Nó chuyển đủ thứ vào hộp, một vài mẩu nhựa, ốc và bu lông. Tôi không ngại dọn dẹp nhưng tôi biết chú chuột sẽ lo liệu việc đó. Tôi để các thứ ra khỏi hộp và sáng hôm sau, mọi thứ đã trở lại vị trí cũa. 99/100 lần con chuột dọn dẹp suốt đêm".
Thí nghiệm từ năm 1989 phát triển thành công tai người trên một con chuột theo ý tưởng của Charles Vacanti gây nhiều tranh cãi đến nay đã có những nhìn nhận mới.
" alt=""/>Video chú chuột bí mật dọn dẹp đồ đạc cho chủ nhà mỗi đêm