 |
Ảnh: Dương Hiếu |
Nguồn gốc ra đời
Lễ Halloween được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 10, bắt đầu từ buổi chiều tối cho tới 12 giờ đêm.
Halloween có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo. Đó là từ viết tắt trong "All Hallows’ Evening” (buổi tối của Lễ Chư Thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời.
Thế nhưng cũng có tài liệu cho rằng, lễ hội Halloween ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều từ lễ Samhain của dân tộc Celt, một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ai-len (Ireland) và miền Bắc nước Pháp…
Vào ngày 1/11 hàng năm, người Celt sẽ tổ chức lễ hội Samhain để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa hè và thời tiết chuyển sang đông, đây cũng là thời điểm để khởi đầu một năm mới.
Họ tin rằng khi mùa hè kết thúc và mùa đông lạnh lẽo, tràn đầy bóng tối bắt đầu thì vào đêm trước của năm mới (tức ngày 31/10) ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt.
Vào ngày này, người dân thường dập tắt các đám lửa trong nhà của họ, biến bản thân trở nên lạnh lẽo và hy vọng các linh hồn sẽ bỏ qua.
Họ cũng có tục lệ mặc các trang phục mô phỏng ma quỷ, diễu hành ồn ào quanh các khu phố để trấn an nỗi lo sợ các linh hồn.
Ý nghĩa của lễ hội Halloween
 |
Ảnh: Dailymail |
Bên cạnh nguồn gốc, lễ hội Halloween có nhiều ý nghĩa giáo dục, không phải ai cũng biết.
Theo truyền thuyết của người Ireland, một kẻ nghiện rượu tên là Sting Jack ăn trộm đồ trong ngôi làng và bị người dân đuổi đánh.
Jack chạy trốn, trên đường, hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.
Con quỷ van xin và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn.
Sau này, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi khi còn sống. Địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.
Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Jack lấy củ cải đỏ đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, đặt hòn than bên trong.
Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.
Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy.
Hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween.
Theo thời gian, lễ hội Halloween đã trở thành lễ hội truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta tin rằng những chiếc lồng đèn làm từ quả bí ngô sẽ xua đuổi ma quỷ và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.
Thông qua lễ hội này, người ta cũng đưa ra một số ý nghĩa mang tính chất giáo dục, đặc biệt là với trẻ em:
Thứ nhất,không nên sống tham lam, ích kỷ như chàng Jack.
Thứ hai,khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân.
Thứ ba,cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …

Lễ hội Halloween vào ngày bao nhiêu?
Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là lễ hội được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2020, lễ hội Halloween rơi vào ngày thứ Bảy (31/10).
" alt=""/>Ý nghĩa ngày Halloween không phải ai cũng biết
Nỗi niềm mong mỏi nước sạchMùa hè, đặc biệt là vào tháng 6 và 7, luôn đem đến nỗi trăn trở lớn với nhiều gia đình miền Trung bởi tình trạng thiếu nước sạch kéo dài do nắng nóng liên tục, kết hợp với hạn hán và xâm nhập mặn.
Điều kiện nguồn nước tại nhiều địa phương gần như không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi mà lượng nước mưa dự trữ tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20-60% dung tích thiết kế ban đầu. Khí hậu nóng bức cũng khiến các sông, hồ trơ đáy. Nước sạch không đủ phục vụ đời sống làm cho sinh hoạt của bà con gặp nhiều trở ngại.
 |
Tình trạng nắng nóng, khô hạn và xâm nhập mặt đang gây nên nhiều trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân miền Trung. |
Cô Hoàng Thị Thúy, một người dân của xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết, nguồn nước sạch gia đình tiếp cận được được được chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu sử dụng. Mấy tháng mùa hè không mưa nên bể chứa nước mưa của gia đình cạn trơ đáy, trong khi nguồn nước giếng khoan thì ố vàng, vẩn đục.
Ông Hồ Phước Ninh đại diện chính quyền xã Hương Lâm, huyện A Lưới, thành phố Huế, không giấu được nỗi lo lắng khi chia sẻ về tình trạng thiếu nước đã và đang đảo lộn nếp sống, nếp sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Ngoài công việc hàng ngày, người dân phải mất thêm thời gian đi một quãng đường khá xa dưới cái nắng gay gắt, để vất vả xách từng can nước từ sông, suối, về nhà để sử dụng. Giải pháp này tạm thời xoa dịu cơn “khát nước” mùa hạn, nhưng chất lượng nguồn nước không đảm bảo lại dấy lên nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khoẻ người dân.
 |
Người dân phải vượt những quãng đường xa để mang nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. |
Đời sống người dân khởi sắc nhờ nguồn nước đảm bảo
Từ năm 2019, thương hiệu Huda đã thực hiện chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” với mong muốn góp phần giảm bớt gánh nặng thiếu nước sạch mà người dân miền Trung đang gặp phải mỗi ngày.
Sau năm đầu tiên mang đến nhiều đổi thay tích cực cho các địa phương mà chương trình có mặt, năm 2020, đội ngũ thực hiện cùng các chuyên gia tiếp tục hướng đến việc giúp hàng ngàn người dân tại 4 địa điểm là Nghệ An, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, tiếp cận được với nguồn nước sạch dễ dàng hơn.
Có nước sạch, đời sống người dân như được đón làn gió mới. Giờ đây, bà con không chỉ tiết kiệm được một khoảng thời gian, công sức và tiền bạc mà còn quan trọng hơn, nhẹ gánh nỗi lo thường trực trong cuộc sống trước đây. Nguồn nước sạch được dẫn về với từng hộ gia đình, kết thúc chuỗi ngày chắt chiu từng giọt nước mưa hay vượt đường xa gánh nước suối, giúp bà con an tâm làm ăn, sản xuất.
 |
Người dân giờ đây có thể yên tâm sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt hằng ngày. |
Phần lớn các gia đình ở những khu vực nắng hạn đều sống dựa vào nguồn thu nhập chính đến từ vào trồng trọt, chăn nuôi, vì vậy, nguồn nước sạch mang đến qua chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Cây cối được tưới mát, vật nuôi uống nguồn nước sạch đảm bảo, đã góp phần duy trì và gia tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho gia đình.
 |
Nước sạch về giúp đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân. |
Thông qua chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương”, Huda một lần nữa tái khẳng định sự thấu hiểu và mối gắn kết sâu sắc giữa thương hiệu “Đậm tình” và mảnh đất miền Trung, cũng như những nỗ lực của mình trên hành trình góp sức phát triển quê hương tươi sáng, giàu đẹp.
“Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda khởi động năm 2019 với mong muốn giúp người dân miền Trung tiếp cận với nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Năm 2020 chương trình tiếp tục triển khai các dự án tại Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, kỳ vọng sẽ giúp hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, từ đó tạo điều kiện giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương", truy cập website: https://carlsbergvietnam.vn/vi/csr/hudavimientrung/. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Nước sạch về làng, miền Trung ngọt mát trong hạn mặn