Đó là cú đúp mà Ronaldo thực hiện vào lưới AS Roma trong chiến thắng 7-1 của MU, trong khuôn khổ lượt đi tứ kết Champions League 2006-07 trên sân Old Trafford.
Khi đó, hầu như không ai nghĩ ngôi sao người Bồ Đào Nha có thể chinh phục kỷ lục ghi bàn trong lịch sử Champions League/Cúp C1.
Cho đến khi rời MU mùa hè 2009, Ronaldo cũng chỉ khiêm tốn với 15 bàn thắng trên sân chơi danh giá nhất bóng đáchâu Âu.
Trong hai mùa đầu tại Real Madrid, thành tích của cựu cầu thủ Sporting Lisbon lần lượt là 7 và 6 bàn.
Ronaldochỉ thực sự bắt đầu tiến hóa kể từ mùa 2011-12, nhờ ảnh hưởng của HLV Jose Mourinho và đặc biệt là Carlo Ancelotti - người đưa anh đến gần khung thành hơn.
Với Ancelotti và sau đó là Zinedine Zidane, CR7 có 6 mùa liên tiếp giành ngôi Vua phá lưới Champions League: 2012-13, 2013-14, 2014-15, 2015-16, 2016-17 và 2017-18.
Mùa 2013-14, cột mốc Real Madrid lần thứ 10 vô địch châu Âu, Ronaldo gây ấn tượng với kỷ lục 17 bàn trong 11 lần ra sân.
Ronaldo ghi 105 bàn trong 101 trận Champions League với Real Madrid. Anh có thêm 14 bàn khi khoác áo Juventus, 6 bàn khi trở lại MU rồi sang bóng đá Saudi Arabia.
Trong sự nghiệp ở châu Âu, Ronaldo giữ kỷ lục 140 bàn thắng trên sân chơi Champions League. Cứ 114 phút thì anh lại có 1 pha lập công.
Phía sau Ronaldo là Lionel Messi. Cầu thủ người Argentina ghi 120 bàn cho Barcelona và 9 bàn trong thời gian khoác áo PSG.
Đây cũng là 2 cầu thủ vượt qua mốc 100 bàn tại Champions League. Robert Lewandowski có khả năng gia nhập nhóm này, khi đang có 96 bàn.
Kylian Mbappe và Erling Haaland được chờ đội mở ra cuộc chiến mới sau Ronaldo - Messi. Tuy vậy, cả hai vẫn phải nỗ lực rất nhiều để có thể chạm đến cột mốc mà Leo và CR7 thiết lập.
Như vậy, HLV Kim Sang Sik sẽ "xem giò" cầu thủ ít nhất 2 vòng đấu ở V-League tới, xen kẽ là giải hạng Nhất. Chiến lược gia người Hàn Quốc có thể đưa ra quyết định gây bất ngờ với giới chuyên môn và người hâm mộ, khi đặt niềm tin vào nhiều gương mặt mới.
Thực tế ở những đợt tập trung vừa qua, khi triệu tập nhiều cựu binh, HLV Kim Sang Sik không thể giúp tuyển Việt Nam chơi đạt yêu cầu, thậm chí để lại sự lo lắng với người hâm mộ.
Không ít cầu thủ đánh mất động lực, chưa kể thiếu đi sự cạnh tranh nên có màn trình diễn mờ nhạt, mắc sai lầm. Đây chính là vấn đề mà HLV Kim Sang Sik không hài lòng nhất, bên cạnh những hạn chế về thể lực, khả năng phối hợp, vận hành chiến thuật.
Nếu tiếp tục tin dùng bộ khung chủ yếu là cựu binh, bộ mặt của tuyển Việt Nam khó có thể cải thiện ở AFF Cup 2024, vì thế lúc này HLV Kim Sang Sik buộc phải chơi một canh bạc với nhân sự đội tuyển.
Dĩ nhiên, quyết định lựa chọn những nhân tố mới của chiến lược gia sinh năm 1976 là có cơ sở chứ không làm theo kiểu ngẫu hứng. Chẳng hạn như tiền vệ Minh Khoa của Bình Dương hay Hai Long của Hà Nội FC đang đạt phong độ ấn tượng ở V-League, rất khao khát được thể hiện ở tuyển Việt Nam, có thể được HLV Kim Sang Sik cân nhắc.
Ngoài ra, trong bối cảnh hàng công có thể vắng Văn Toàn vì chấn thương, HLV Kim Sang Sik phải chuẩn bị sẵn phương án thay thế. Công Phượng với 3 bàn ở giải hạng Nhất và Cúp Quốc gia cũng đang sẵn sàng chờ được HLV Kim Sang Sik triệu tập.
Ở vị trí hậu vệ cánh phải, nếu Jason Pendant Quang Vinh kịp nhập tịch thành công, anh sẽ là nhân tố mang tới nhiều sự kỳ vọng cho tuyển Việt Nam.
Nhìn chung, HLV Kim Sang Sik có khá nhiều sự lựa chọn về nhân sự cho đợt tập trung cuối của tuyển Việt Nam trong năm 2024. Vấn đề là chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định mạo hiểm đến đâu với những gương mặt mới nhằm tạo nên sự bất ngờ trong lối chơi cũng như tính cạnh tranh ở đội tuyển.
STT
Mã ngành xét tuyển
Tên ngành xét tuyển
Mã tổ hợp bài thi/môn thi của phương thức xét kết quả thi THPT 2024
Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào
1
QHX01
Báo chí
A01, C00, D01, D78
20.0
2
QHX02
Chính trị học
A01, C00, D01, D04, D78
20.0
3
QHX03
Công tác xã hội
A01, C00, D01, D78
20.0
4
QHX04
Đông Nam Á học
A01, D01, D78, D14
20.0
5
QHX05
Đông phương học
C00, D01, D04, D78
20.0
6
QHX26
Hàn Quốc học
A01, C00, D01, DD2, D78
20.0
7
QHX06
Hán Nôm
C00, D01, D04, D78
20.0
8
QHX07
Khoa học quản lý
A01, C00, D01, D78
20.0
9
QHX08
Lịch sử
C00, D01, D04, D78, D14
20.0
10
QHX09
Lưu trữ học
A01, C00, D01, D04, D78
20.0
11
QHX10
Ngôn ngữ học
C00, D01, D04, D78
20.0
12
QHX11
Nhân học
A01, C00, D01, D04, D78
20.0
13
QHX12
Nhật Bản học
D01, D06, D78
20.0
14
QHX13
Quan hệ công chúng
C00, D01, D04, D78
20.0
15
QHX14
Quản lý thông tin
A01, C00, D01, D78
20.0
16
QHX15
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
A01, C00, D01, D78
20.0
17
QHX16
Quản trị khách sạn
A01, C00, D01, D78
20.0
18
QHX17
Quản trị văn phòng
A01, C00, D01, D04, D78
20.0
19
QHX18
Quốc tế học
A01, C00, D01, D78
20.0
20
QHX19
Tâm lý học
A01, C00, D01, D78
20.0
21
QHX20
Thông tin - Thư viện
C00, D01, D78, D14
20.0
22
QHX21
Tôn giáo học
A01, C00, D01, D04, D78
20.0
23
QHX22
Triết học
C00, D01, D04, D78
20.0
24
QHX27
Văn hóa học
C00, D01, D04, D78, D14
20.0
25
QHX23
Văn học
C00, D01, D04, D78
20.0
26
QHX24
Việt Nam học
C00, D01, D04, D78
20.0
27
QHX25
Xã hội học
A01, C00, D01, D78
20.0
28
QHX28
Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng
C00, D01, D04, D78
20.0