Trả lời:
Nhiều người mắc Covid-19 xuất hiện tình trạng ho kéo dài sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2. Đây là hội chứng hậu Covid-19, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí 9 tháng, hoặc lâu hơn. Tình trạng người bệnh ho khan sau nhiễm Covid-19 là do nhiều khả năng virus vẫn còn trong cơ thể và chưa hết hẳn. Ngoài ra, một số người có triệu chứng ho còn do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp khác (chẳng hạn như virus cúm, phế cầu khuẩn, vi khuẩn Hib, Adenovirus...), dị ứng, khói thuốc, hoặc hóa chất.
Các tác nhân virus, vi khuẩn trên xâm nhập và gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho khan. Cơ chế ho là phản ứng của cơ thể giúp tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh Covid-19 nặng thường có tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi nặng nên sau khi khỏi bệnh, phổi chưa thể hoạt động bình thường ngay, dễ bị kích thích, thiếu độ giãn nở hơn.
Nếu tình trạng ho quá nhiều hoặc kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần can thiệp điều trị để ngăn cơn ho.
Thực ra, bản thân tôi không muốn vợ dạy thêm gì hết, vì vợ cũng cần thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức sau những giờ lên lớp vất vả. Với lại, một buổi dạy thêm như thế cũng chỉ kiếm được khoảng vài trăm ngàn đồng, cũng không giải quyết được vấn đề gì (dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém chia ra cũng chỉ có thể thu khoảng 30.000 đồng mỗi em một buổi).
Gần đây, lên mạng xã hội và đọc báo, tôi thấy những lời bình luận có phần nặng nề, tiêu cực về việc dạy thêm: nào là thầy cô giáo ép buộc học sinh của mình phải đi học thêm, nào là giáo việc nọ kiếm vài chục triệu đồng mỗi tháng nhờ việc dạy thêm... Tôi có cảm giác nhà giáo đang bị xúc phạm.
Nói thật, ở chỗ tôi, nếu phụ huynh không năn nỉ, không đăng ký trước thì cũng chẳng có chuyện con cái được học thêm. Các giáo viên bỏ công sức ra, hy sinh thời gian nghỉ ngơi của mình để dạy thêm, phụ đạo cho học sinh vì cái tâm với nghề mà nay lại bị nhiều người xem như mắc trọng tội, vậy cố dạy làm gì?
>> Phụ huynh tìm đến vì tôi dạy thêm chỉ 10 học sinh
Tôi có khoảng hơn chục đứa cháu trong nhà. Vì có năng lực tự học và biết phương pháp học hiệu quả ở nhà nên không đứa nào đi học thêm. Ấy vậy mà tôi chưa thấy các cháu bị trù dập bao giờ. Ngược lại, kỳ họp phụ huynh nào tôi cũng thấy các cháu được khen ngợi, tuyên dương. Cứ bảo học thêm không công bằng giữa học sinh này với học sinh kia, tôi thấy thật nực cười. Các kỳ thi chung, giáo viên không bao giờ được trực tiếp ra đề và chấm thi, vậy lấy đâu ra thứ để gài cho học sinh học thêm của mình. Giáo viên lệch chuẩn còn khó đứng lớp chứ nói gì đến chuyện dạy thêm?
Từng kinh qua việc giảng dạy, tôi cam đoan phần lớn giáo viên không làm những thứ tồi tệ như nhiều người vẫn nghĩ. Giáo viên sợ nhất là sự đánh giá của học sinh về năng lực trình độ của mình. Thậm chí, một số giáo viên lúc nào cũng lo sợ trình độ chuyên môn sư phạm của mình không đáp ứng được chương trình giảng dạy, chứ ai lại đi bớt kiến thức trên lớp để dạy thêm kiếm tiền. Những giáo viên như thế mở lớp cũng chẳng ai học.
Dù thế nào đi chăng nữa, trường học không phải là nơi ai muốn làm gì thì làm. Ở chỗ tôi, giáo viên kém năng lực đạo đức có khi còn bị phụ huynh làm đơn gửi lên cơ quan quản lý cấp trên, và họ lập tức mất việc ngay. Do vậy, chuyện ép uổng học sinh của mình đi học thêm là điều rất hiếm. Đa phần toàn con nhà có điều kiện mới cho con đi học thêm nếu thực sự có nhu cầu.
Ngày nay, có nhiều người có cái nhìn rất cực đoan về nghề giáo. Họ không hiểu rằng khi bản thân coi thường người thầy thì con cái họ sẽ thế nào, ai dạy dỗ? Một số thầy cô không sai nhưng cũng không dám đấu tranh. "Giáo viên bây giờ sợ nhất phụ huynh và học sinh", tôi nghe nhiều người đứng trên bục giảng nói đùa như vậy, và thấy đúng thật.
" alt=""/>Tôi ngăn vợ mở lớp dạy thêm vì sợ mang tiếng 'làm tiền'
Tại phố đi bộ Hà Nội, vào các tối cuối tuần, Ly từng khiến nhiều người chú ý khi hướng dẫn người nước ngoài nói tiếng Việt. Người xem rất ấn tượng trước khả năng nói tiếng Anh, sự tự tin của cô bé xinh xắn này. Khánh Ly là con gái của anh Võ Tá Hoàng (giáo viên môn Tin học ở Tân Kỳ, Nghệ An) và chị Nguyễn Thị Hiền. Nhà xa trường, anh Hoàng phải ở lại ký túc xá suốt nhiều năm nay. Chị Hiền từng tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Đà Nẵng. Sau khi kết hôn, chị chuyển về quê dạy hợp đồng với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Nhiều năm trước, thấy không thể bám trụ với nghề, chị nghỉ dạy. Cuộc sống nhiều khó khăn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho con được học tập đầy đủ với mong ước thay đổi tương lai. Anh Hoàng chia sẻ, từ lúc còn nhỏ, Khánh Ly đã được bố mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh. ‘Khi con khoảng 4 tuổi, vợ chồng tôi đã cho con xem các video chọn lọc bằng tiếng Anh trên YouTube. Đó là các đoạn hội thoại ngắn, bài hát phù hợp lứa tuổi và dễ hiểu’, anh nói. Sau đó, vợ chồng anh cho con xuống TP Vinh theo học tại trung tâm tiếng Anh. Thời gian này, em vẫn được bố mẹ hướng dẫn xem các video ngắn tại nhà.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Nhận thấy con gái yêu thích và có năng khiếu về ngôn ngữ nhưng môi trường ở quê không được tiếp xúc, thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, anh chị quyết định đưa con ra Hà Nội theo học. ‘Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một’, anh Hoàng chia sẻ. Sau đó, anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh - chị Hiền, gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng, chị phải dậy từ 3h sáng để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến tối mới nghỉ. Thời gian đầu lên Hà Nội, chị còn cho con đi học tiếng Anh ở một trung tâm lớn nhưng sau thấy mất nhiều thời gian đi lại, cộng với việc bé Ly có khả năng tự học rất tốt nên chị cho cháu nghỉ. Ngoài giờ học trên lớp và thực hành giao tiếp ở Bờ Hồ, Ly thường xuyên vào các trang dạy tiếng Anh, YouTube để tự học. Cô bé còn tự quay hoặc nhờ mẹ quay clip em hướng dẫn các bạn nhỏ ở xóm trọ học môn tiếng Anh để up lên YouTube. Anh Hoàng cho rằng, mạng internet rất quan trọng với việc học tập của con. ‘Gia đình không có điều kiện, khi ở Nghệ An, chúng tôi có thể cho con theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì chi phí không quá cao. Tuy nhiên khi ra Hà Nội, chúng tôi không thể cho con theo học ở trung tâm được. Vì vậy con phải dùng mạng internet để học’. Không chỉ môn tiếng Anh, Khánh Ly còn học tốt các môn học khác. Hiện, em đang theo học chương trình song bằng Cambride tại trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Học kỳ 1 vừa qua, em đạt kết quả giỏi. Anh Hoàng cũng chia sẻ, khi Khánh Ly học tiểu học, em có nhiều thời gian hơn để vào mạng internet học tập. ‘Quan trọng là con có đam mê ngoại ngữ, đam mê việc học nên sử dụng mạng internet sẽ có hiệu quả. Nếu con không đam mê học, sẽ dễ sa đà vào các nguy cơ khác’, anh Hoàng nói. Bố của Khánh Ly cũng chia sẻ thêm, anh chị có nguyên tắc và các quy định dành cho con khi sử dụng mạng. ‘Chúng tôi giám sát con bằng việc xem lại lịch sử trình duyệt web để biết con đã sử dụng mạng internet cho việc học hay không. Ngoài ra, chúng tôi cũng lắp camera để có thể giám sát con qua điện thoại nhằm đảm bảo an toàn cho con khi tham gia mạng. Chúng tôi cũng thường xuyên theo sát các kết quả học của con’, anh chia sẻ thêm. Để đầu tư cho con gái, đến nay, gia đình anh chị vẫn phải sống ly tán người ra Hà Nội, người ở Nghệ An. Vài tháng, gia đình mới có cơ hội đoàn tụ một lần. ‘Trong tương lai, chúng tôi muốn hướng Ly theo con đường lập trình. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào đam mê và sở thích của con’, người bố quê ở Nghệ An chia sẻ thêm. ![]() Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổiHọc trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi. " alt=""/>Con gái chị bán hoa quả giỏi tiếng Anh nhờ học trên mạng từ 4 tuổi
|