Tại phiên bản Hẹn Ăn Trưa (chương trình Bạn muốn hẹn hò), bà mối Cát Tường đã mai mối thành công cho người đàn ông U60 từng một lần đổ vỡ hôn nhân với cô nhân viên xét nghiệm U40. |
Anh Nguyễn Văn Thái |
Đây là cặp đôi với người nam có độ tuổi cao nhất trong gần 6 năm Bạn muốn hẹn hò mai mối.
Xuất hiện trong tập 30 phiên bản Hẹn Ăn Trưa, chuyện tình ‘Khi anh 20, em mới sinh ra đời’ khiến MC Cát Tường choáng ngợp.
Nguyễn Văn Thái (58 tuổi, Hải Dương) hiện công tác tại Tập đoàn cao su Việt Nam, đầu đã lấm tấm bạc, từng một lần đổ vỡ nhưng đến với Hẹn Ăn Trưa quyết tìm một người có thể bầu bạn lúc về già.
 |
Nữ nhân viên xét nghiệm Khánh Ngân |
Anh được mai mối cho chị Hồng Thị Khánh Ngân (39 tuổi, Sóc Trăng) chưa từng trải qua mối tình sâu đậm nào, cũng đang muốn tìm một người đàn ông để xây dựng tổ ấm.
Nhận thấy sự lo lắng của người phụ nữ về sự cách biệt tuổi tác cũng như vấn đề sức khoẻ của chàng trai, MC Cát Tường đã đặt nhiều câu hỏi để tạo cơ hội cho bạn trai bộc lộ hết ưu điểm của mình.
Anh Văn Thái rất có một trái tim khao khát được yêu. Anh thậm chí khẳng định có thể cùng bạn gái tiến đến một gia đình hạnh phúc và có tiếng cười của trẻ thơ.
 |
Cặp đôi đã cho nhau cơ hội tìm hiểu về đối phương |
Thế nhưng, cả hai vẫn còn những ngại ngùng nên MC Cát Tường tiếp tục cùng cặp đôi chơi trò chơi. Ngoài những câu hỏi, đây còn là cơ hội để chàng trai nắm tay bạn gái và nói: ‘Anh gặp em cũng là một cái duyên. Khi mình bấm nút thì anh em mình sẽ hẹn hò và đi tới tương lai….
Những lời chân thành ấy đã khiến trái tim của cặp đôi này sáng đèn. MC Cát Tường trong vai trò bà mối cũng ‘thót tim’ không kém và thật thà chia sẻ vui như hạnh phúc của chính mình.

MC Cát Tường 'xử lý' chuyện yêu xa cho cặp đôi tại Mỹ
'Bạn muốn hẹn hò' phiên bản 'Hẹn Ăn Trưa' vừa lên sóng 4 số/tuần từ ngày 20/5. Số đầu tiên này, MC Cát Tường đã tiến hành mai mối cho cặp đôi người Việt tại bang California - Mỹ.
" alt=""/>Hẹn ăn trưa: Chuyện tình khi anh 20, em vừa sinh ra của người đàn ông Hải Dương

 |
Chuyện tình cặp đôi người Mỹ bắt đầu khi Mary 34 tuổi, còn Vili mới 13 tuổi. Ảnh: A&E |
Chuyện tình của Mary Kay Letourneau và Vili Fualaau từng một thời làm tốn giấy mực của báo chí. Và, những diễn biến trong cuộc hôn nhân của họ sau đó vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.
Câu chuyện bắt đầu khi Vili là một cậu bé và Letourneau là cô giáo của anh.
Cô con gái đầu của họ được sinh ra khi Mary đang bị xét xử vì tội hãm hiếp trẻ em và cô con gái thứ 2 được sinh ra khi cô ngồi tù.
“Tôi đã không biết. Tôi không tin rằng đó là phạm tội.. mà chỉ nghĩ rằng nó không bình thường” – cô chia sẻ trong chương trình Larry King Live của đài CNN năm 2004.
Năm 1996, Mary là một giáo viên được yêu quý và kính trọng ở trường tiểu học Shorewood ở Burien, Washington, Mỹ. Cô kết hôn với Steve Letourneau vào năm 1985 khi cả hai còn đang là sinh viên ở ĐH Bang Arizona vì đã có bầu. Sau đó, họ có với nhau 4 đứa con.
Mary quen biết Vili từ năm cậu mới 8 tuổi và là học sinh lớp 2 của cô. Bố mẹ Vili đã ly hôn và cậu sống với mẹ - bà Soona. Bố cậu ngồi tù trong thời gian đó vì tội cướp có vũ trang. Ông ta từng kết hôn 5 lần và Vili có tới 17 anh chị em cùng cha khác mẹ. Mary cũng biết mẹ của Vili và các thành viên khác trong gia đình cậu bé.
Tới năm Vili 13 tuổi và vừa học xong lớp 6 thì mối quan hệ yêu đương của họ mới bắt đầu.
Mùa hè năm đó, Vili ngồi trong lớp học môn Nghệ thuật của Mary ở một trường cao đẳng cộng đồng. Cô giáo bắt đầu khuyến khích cậu học trò vẽ và làm thơ.
Mary, hiện đã 57 tuổi, kể lại rằng mối quan hệ của họ đã bị chồng cô ngăn lại. Năm 1996, cô bị sảy thai và bị trầm cảm. Cô không muốn yêu đương nữa.
Mary mô tả Vili là người “có khiếu hài hước” và có quan điểm khá tương đồng về cuộc sống.
Với sự bồng bột và hiếu thắng của tuổi mới lớn, Vili cá cược với người anh họ rằng sẽ “có được” Mary.
“Tôi nhớ là mình đã lên kế hoạch vào ngày hôm sau, rằng ‘mình sẽ làm gì, nói gì và để lại trên bàn cô ấy thứ gì để gây ngạc nhiên’” – Vili nhớ lại và phản đối việc mình bị gọi là “nạn nhân”.
“Mary và tôi trở nên gần gũi và tôi đã quên mất vụ cá cược” – anh kể.
Một lần, cảnh sát bắt gặp cặp đôi đang ngồi trong xe của Mary vào buổi tối. Họ đã gọi điện cho mẹ Vili và bà xác nhận rằng Mary là người có thể tin tưởng.
Chồng của Mary là người phát hiện ra mối quan hệ bất chính của vợ và cậu học trò vào tháng 2/1997. Khi đó, anh vô tình thấy những bức thư tình mà vợ mình cất giấu. Tuy nhiên, lúc ấy anh chưa biết cô đã có bầu 6 tháng.
Một người thân của anh đã báo sự việc với cảnh sát và Mary bị bắt và buộc tội hiếp dâm trẻ em.
 |
Mary sinh con gái đầu với Vili khi đang bị gọi hầu toà. Ảnh: AP |
Việc cậu học trò tuổi mới lớn theo đuổi cô giáo, việc cô không biết rằng như thế là phạm tội, việc họ yêu nhau – tất cả làm dấy lên những tranh cãi trong dư luận Mỹ lúc đó.
“Sự tôn trọng, cái nhìn sâu sắc, tinh thần, sự thấu hiểu giữa chúng tôi lớn dần theo thời gian” – Mary chia sẻ với tờ Seattle Times vào năm 1997.
Ban đầu, cảm giác của Mary với Vili chỉ giống như với anh chị em trong nhà, thậm chí cô còn nghĩ rằng có thể một ngày nào đó, cậu học trò sẽ cưới con gái mình.
Nhưng sau đó, họ bị bắt gặp ở nhiều nơi: cửa hàng, phòng tắm, thậm chí các giáo viên còn nhìn thấy họ hôn nhau.
Trong một phiên toà, Vili khai rằng một lần họ còn lẻn ra ngoài để quan hệ với nhau trên mái nhà nhà Mary.
Những tình tiết này đều được ghi lại trong cuốn sách “Nếu Yêu Em Là Sai Lầm” của tác giả Gregg Olsen, xuất bản năm 1999.
Tháng 5/1997, trong khi vẫn còn đang bị gọi hầu toà, Mary đã sinh đứa con đầu tiên với Vili – lúc ấy mới 14 tuổi.
Cuối cùng, cô nhận tội hiếp dâm trẻ em cấp độ 2. “Tôi đã làm một việc mà tôi không có quyền làm cả về mặt đạo đức và pháp lý. Đó là hành động sai lầm. Tôi xin lỗi. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Làm ơn hãy giúp tôi. Hãy giúp tất cả chúng tôi” – Mary nói trước toà.
Cô giáo bị tuyên 6 tháng tù giam và 89 tháng tù treo. Được thả vào tháng 1/1998, Mary bị yêu cầu tránh xa Vili. Lúc này, gia đình cậu đang nuôi đứa con của họ.
 |
Mary bị tuyên án hiếp dâm trẻ em cấp độ 2. Ảnh: AP |
Tuy nhiên, chỉ gần 1 tháng sau, cảnh sát phát hiện người phụ nữ 36 tuổi và cậu bé 14 tuổi lại đang ở trong xe hơi đậu trước cửa nhà cô.
Cảnh sát cho biết, chiếc xe đầy quần áo của Vili, quần áo trẻ con, ảnh, đồ tạp hoá, tài liệu cá nhân và một chiếc hộp bị khoá có 6.200 USD tiền mặt. Chiếc hộp được nhét gần chỗ bàn đạp ga cùng với hộ chiếu của Mary.
Cô đã mua cho Vili một chiếc máy nhắn tin để liên lạc với mình.
Chuyên viên trị liệu của Vili đã thông báo sự việc với Cơ quan Bảo vệ Trẻ em mặc dù họ không có quan hệ tình dục trong xe khi cảnh sát bắt gặp như nhiều tin đồn.
Mary lại bị tống vào tù. “Ai cũng nói chuyện này sẽ xảy ra” – luật sư David Gehrke chia sẻ trên MSNBC vào thời điểm đó.
“Chúng tôi không ngạc nhiên về điều này. Cho dù đó là tình yêu thực sự, tình yêu bệnh hoạn, sự ám ảnh hay là bất cứ thứ gì, thì bạn cũng không thể điều trị trong một tuần rồi nói ‘Cô đã khỏi bệnh’”, vị luật sư nói.
Tháng 3 năm đó, Mary có thai đứa con thứ 2 với Vili.
Trong khi đó, chồng cũ của cô – Steve Letourneau đã ly hôn với vợ và chuyển 4 đứa con tới Alaska.
“Tôi không nói nên lời” – Steve chia sẻ với tờ People vào tháng 3/1998 sau khi Mary bị giam giữ lần 2. “Nó giống như bạn chụp xong một bức ảnh gia đình rồi ném nó xuống đất. Bọn trẻ đối mặt với mọi việc khá tốt mặc dù có tức giận” – anh nói.
Trong 7 năm rưỡi ngồi tù, Mary không được phép nhận bất cứ cuộc gọi hay viếng thăm nào của Vili mặc dù họ có cố gắng nhắn tin cho nhau.
Trong tù, cô quản lý một phòng thí nghiệm toán học, hoà hợp với các bạn tù khác mặc cho một số nhân viên nhà tù rất “độc miệng” với cô.
Với Mary, một trong những nỗi đau của cô trong thời gian ngồi tù là không được phép tham dự lễ tang của bố vào năm 2001.
Đến tháng 8/2004, Mary ra tù.
“Cô ấy muốn làm mẹ, muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội” – luật sư của cô chia sẻ với tờ AP thời điểm đó.
“Tôi không biết cảm xúc lúc này của mình là gì” – Vili chia sẻ vào đêm trước ngày Mary hết hạn tù. Cậu thừa nhận: “Khá lo lắng, nhưng tôi biết tôi yêu cô ấy”.
Trong thời gian Mary ngồi tù, Vili đã bỏ học. Cậu tiệc tùng, uống quá nhiều, trong khi mẹ cậu cố gắng kiện nhà trường vì đã để xảy ra sự việc.
2 tháng sau khi ra tù, trong cuộc phỏng vấn với Larry King, Mary tiết lộ họ đã đính hôn.
Cô cũng cho biết, khi có bầu đứa con đầu tiên với Vili, cô đã lên kế hoạch nghỉ thai sản và tìm một công việc khác. Nhưng việc chồng cũ phát hiện ra mọi chuyện đã phá vỡ kế hoạch.
 |
Mary và Vili đã kết hôn với nhau khi cô ra tù và cậu học trò đủ tuổi. Ảnh: ABC |
Tháng 5/2005, Mary và Vili kết hôn khi một người ở tuổi 43, người kia ở tuổi 21. Trong lễ cưới, các con gái là người đi sau tung hoa cho cô dâu, chú rể.
 |
Cặp vợ chồng "đôi đũa lệch" cùng 2 cô con gái. Ảnh: ABC |
Họ cùng nhau nuôi dạy con cái. Vili là một DJ, trong khi Mary trở thành một trợ lý pháp lý.
Tuy nhiên, giống như nhiều cuộc hôn nhân khác, họ cũng trải qua một số biến cố không mong muốn. Hồi tháng 6/2017, Vili đã nộp đơn xin ly thân với Mary. Nhưng 1 năm sau, họ lại tái hợp vì nhận ra còn cần đến nhau.

Tình yêu chàng Tây dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nại giao thông
Tâm thư của chàng trai ngoại quốc dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nạn giao thông khiến mọi người vô cùng cảm động.
" alt=""/>Chuyện tình cô giáo 34, học trò 13 kết hôn sau 2 lần lãnh án tù
, sau một thời gian trải nghiệm ở những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính và tư vấn, Lê Đình Hiếu quay trở về Việt Nam để làm giáo dục.</p><table class=)
 |
Lê Đình Hiếu, sinh năm 1988 từng nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2016. Ảnh: NVCC |
Làm giáo dục vì những đứa trẻ
Lý do anh chọn chuyển hướng không thể nhân văn hơn: 'Những con người mà tôi gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn'.
Thành công trong các dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập và điều hành đã đưa anh vào danh sách 30 Under 30 do Forbes Việt Nam bầu chọn năm 2016.
Mới đây, anh lại lọt vào danh sách 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018.
Tuy nhiên, anh gọi những thành công này là 'nhỏ bé' khi đặt bên cạnh bạn bè quốc tế và đó chính là lý do anh quyết định quay trở lại trường học.
Ngay sau khi tốt nghiệp, Hiếu đầu quân cho những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính và Tư vấn ở Mỹ và Việt Nam như ING, Deloitte.
‘Tại các công ty này, triết lý kinh doanh và giá trị của họ luôn gắn liền với sứ mệnh 'thay đổi' cuộc sống con người. Tuy nhiên, cá nhân tôi khi làm tại đây, tôi có cảm giác mình chỉ đang ‘chứng kiến sự thay đổi’ một cách gián tiếp, chứ chưa phải là một hạt nhân trực tiếp đem lại sự thay đổi đó’ - anh chia sẻ.
Cùng lúc đó, anh có dịp chứng kiến và trải nghiệm thêm rất nhiều câu chuyện của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên và cả những người lao động trẻ tại Việt Nam. Ở đó, mỗi con người anh gặp đều đã có thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn, nếu như họ được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng hơn.
Anh đã từng bật khóc trước một đứa bé 8 tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi hỏi cậu bé ‘Con muốn học cái gì nhất?' và câu trả lời là ‘Con muốn học bơi vì năm nào làng con cũng có bạn bị đuối nước chết khi mùa nước lên, con rất sợ và không biết đến bao giờ thì đến lượt mình’.
Anh cũng nhói đau khi nhìn thấy cô bé con chị bán chè vẫn lẽo đẽo theo mẹ, 10 năm sau gặp lại đã vác cái bụng bầu to tướng khi mới 15 tuổi.
Đó là lý do anh quyết định chuyển sang làm giáo dục.
 |
G.A.P và Everest Education - hai dự án giáo dục mà Lê Đình Hiếu là người sáng lập - đều hướng tới mục đích giúp người Việt trẻ được trang bị tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp nhằm có chỗ đứng trên thị trường lao động toàn cầu. Ảnh: NVCC |
Cả ở Everest Education và G.A.P, anh đều muốn mang lại cơ hội toàn cầu cho người trẻ Việt thông qua giáo dục. Nếu như Everest Education là một tổ chức giáo dục tập trung vào nhóm học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó đưa những giáo trình chuẩn hóa tốt nhất trên thế giới như Singapore Math, Tú tài Quốc tế... vào giảng dạy cho học sinh phổ thông tại Việt Nam thông qua mô hình trung tâm văn hóa ngoài giờ, thì G.A.P Institute tập trung vào sứ mệnh cấp bách hơn nữa là đào tạo và chuẩn bị cho thế hệ sinh viên một bộ ba hành trang gồm: tư duy toàn cầu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của thế kỷ 21 và những trải nghiệm thực tiễn.
‘Khao khát của chúng tôi là nâng tầm người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Làm sao để chúng ta không còn là một đất nước của tài nguyên thô và lao động giá rẻ, mà là quốc gia của chất xám và sự sáng tạo?’ - anh nói.
Điều đặc biệt ở G.A.P là việc đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Với mong muốn tài chính không còn là rào cản trong giáo dục nên cứ 3 bạn sinh viên đóng tiền học tại G.A.P sẽ có một học bổng toàn phần cho một sinh viên khác.
Trước áp lực phải thay đổi và 'cập nhật' bản thân, Hiếu quyết định quay trở lại trường học.
Anh nộp đơn cho khóa học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) – một trong 8 trường thuộc khối Ivy League và sau 2 tháng, anh nhận được thư mời nhập học của trường.
Lê Đình Hiếu mang theo 2 niềm tin lớn khi quyết định theo đuổi nghiệp giáo dục: thứ nhất, mọi người có quyền được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và thứ hai, công nghệ trong tương lai chính là cánh cửa để lan tỏa các cơ hội giáo dục này một cách nhanh nhất.
‘Bởi thế, tôi định hướng sẽ phát triển các tổ chức giáo dục mà tôi đang tham gia theo hướng sử dụng sức mạnh của công nghệ để giúp mọi người tiếp cận một nền giáo dục chất lượng cao một cách bình đẳng hơn’ – anh chia sẻ.
 |
Lê Đình Hiếu đang theo học Thạc sĩ Khởi nghiệp giáo dục của ĐH Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Lời dặn từ người mẹ không học đại học
Câu chuyện về người mẹ bị điếc là câu chuyện mà Lê Đình Hiếu đã kể vào ngày đầu tiên đi học ở Stanford, cũng là một trong những câu chuyện nhận giải thưởng 'Founder’s Story' (Câu chuyện của người sáng lập) của nhà trường khi anh kể về chặng đường sáng lập Hear.Us.Now.
Hear.Us.Now là dự án dạy tiếng Anh và Tin học cho trẻ em câm điếc từ 8-15 tuổi, mà sau đó đã trở thành một trong 3 dự án xuất sắc nhận một số tiền tài trợ lớn cho nền tảng giáo dục trực tuyến miễn phí cho 3 triệu người câm điếc tại Việt Nam.
Hiện tại, khi đang phải đi học xa nhà, Hiếu uỷ quyền quản lý Hear.Us.Now cho những cộng sự ở Việt Nam.
Đầu tháng 5 vừa qua, anh ‘khoe’ về thành tích mới nhất của dự án: ‘100% là con số các em học sinh câm điếc lớp 9 của Hear.Us.Now. vừa mới vượt qua bài thi tiếng Anh. Đây là năm thứ 2 Hear.Us.Now. cùng các em đạt được kỳ tích trên trong lịch sử phát triển ngắn ngủi 5 năm.
100% là tỉ lệ ‘tăng trưởng’ số học sinh tốt nghiệp. Nếu như năm đầu tiên là 10 em thì năm nay chúng mình đã có 21 em vượt ‘vũ môn’ thành công.
100 cũng là số suất học miễn phí mà hàng năm HUN đang cố gắng cung cấp’.
 |
Buổi tiệc Giáng sinh năm 2018 cho hơn 200 học sinh khiếm thính do cộng sự của Lê Đình Hiếu tổ chức. Ảnh: NVCC |
Ít ai biết động lực và niềm tin để anh biến một ý tưởng tưởng chừng viển vông trở thành những sản phẩm có thật lại được nuôi dưỡng từ người mẹ.
‘Mẹ là cô giáo lớn nhất trong cuộc đời tôi, mặc dù mẹ chưa bao giờ được đi học đại học, nhưng mẹ có cách để dạy tôi nên người theo hướng riêng của bà’.
‘Năm tôi 5 tuổi, chị tôi bắt đầu học piano. Hai năm sau đó, tôi cũng bắt đầu ‘trò chơi’ ấy. Hai chị em có chung một người cô giáo, là mẹ tôi. Mẹ không phải là một cô giáo piano giỏi nhất, nhưng chắc chắn là người nhiệt tâm nhất - mỗi buổi tối cứ đều đặn, chị học piano trong 1 - 2 tiếng thì tôi học chữ, và sau đó đổi ngược lại, và thế là hết cả buổi tối’.
Khi anh lên cấp 2, phương pháp dạy đàn của mẹ anh có thay đổi đôi chút. Bà không còn ngồi sát kế bên và chỉ nói về cảm xúc hoặc cái ‘hồn’ của bản nhạc.
‘Mẹ cũng thôi không còn nói những câu như ‘đoạn này con cần đánh mạnh lên, phải staccato hơn nữa…’, mà thay vào đó, mẹ thường hay chỉnh tư thế, lưng cổ, ngón tay, khuỷu tay…
Với một đứa trẻ 12-13 tuổi, anh chỉ nghĩ đơn giản là mẹ thay đổi phương pháp. Đó là giai đoạn đầu tiên mẹ anh bắt đầu mất thính lực - một căn bệnh di truyền của nhà ngoại anh.
‘Mẹ chưa bao giờ nói với tôi là mẹ bị điếc cả, và có lẽ mẹ cũng không biết cách nói điều đó với chúng tôi như thế nào hoặc đơn giản là mẹ quyết định không nói. Chỉ đến tận khi mẹ tôi buộc phải đeo máy trợ thính, lúc đó tôi mới biết mẹ bị điếc’.
‘Ngày tôi biết mẹ bị điếc, khi nhìn thấy mẹ hí hoáy đeo cái máy trợ thính nhét vào trong lỗ tai, tôi khá bàng hoàng. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ mẹ điếc. Bàng hoàng bởi vì tôi không nghĩ chị tôi, em tôi, hoặc chính tôi cũng có thể bị điếc. Nhưng bàng hoàng hơn cả là bởi vì mẹ đã sống trong một thế giới không có âm thanh một cách mạnh mẽ và hạnh phúc hơn tất cả những người khiếm khuyết khác mà tôi từng biết.
Mẹ chưa bao giờ khóc, chưa bao giờ buồn hay oán trách số phận. Mẹ đối mặt, chấp nhận, và sống với căn bệnh mất thính lực một cách vui vẻ và an yên’.
Năm 18 tuổi, tôi lên đường du học. Tôi vẫn còn nhớ mẹ dặn trước khi đi học xa: ‘Sẽ có rất nhiều thứ trong cuộc đời, con không chống lại được. Khi đó, đừng buồn khóc, mà hãy mạnh mẽ và tìm cách sống với những khó khăn đó. Cuộc đời khó khăn hay không là do cách nhìn cuộc đời của mình, con ạ. Và đã có những người biến những điều khó khăn, thậm chí là những trở ngại không tưởng, thành sức mạnh của chính họ’.
Hành trang quí giá nhất trong chặng đường gần 12 năm sống, học tập, và làm việc ở trong và ngoài nước, cũng như bước đường khởi nghiệp giáo dục đầy vất vả của anh chính là lời dặn đó của mẹ.

Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
" alt=""/>Chàng trai muốn thay đổi số phận người Việt bằng giáo dục