Taylor Swift từng tự nhận mình là "người phụ nữ không con cái, chỉ thích nuôi mèo". Ảnh: The Times.
Đặt câu hỏi “Ta đã làm gì với loài mèo?”, Béata khái lược lịch sử mối quan hệ của con người và loài vật này: “Ngày nay, chúng là biểu tượng. Nhưng xa xưa chúng là quỷ dữ - bạn đồng hành của phù thủy. Biết đâu mai kia chúng lại trở thành quỷ dữ lần nữa. Bởi lẽ ta nào có hiểu chúng. Ta chỉ đang gán ghép cảm xúc của mình cho chúng mà thôi”.
Ông nói thêm: “Mèo không dễ hiểu như chó. Chó là loài sống thành bầy đàn; giao tiếp với chúng rất dễ. Mèo là những kẻ xa lạ”.
Trong sách, tác giả giải thích hành vi của mèo qua Nougatine hiếu động - kẻ gây ra hỗn loạn ở bất cứ đâu nó đến; Caramel luôn cảnh giác; Kiss và Cheri quyết liệt bảo vệ lãnh thổ cùng nhiều con khác với những cái tên đầy sức hấp dẫn.
Cuốn sách không chỉ giúp ta hiểu lý do đằng sau những hành động của loài mèo, mà còn là kho tàng mẹo hữu ích cho những người nuôi mèo.
Ví dụ, ông khuyên mọi người nên tạo cho mèo một nơi uống nước, một nơi ăn và một nơi ngủ mà chúng có thể xem như của riêng mình: “Chúng là những cá thể độc lập và chúng ta phải tôn trọng chúng”.
Một số lời khuyên của Béata có tính đặc trưng văn hóa. Người Pháp không có khái niệm “người yêu mèo” đối lập với “người yêu chó”. Béata thường khuyên khách hàng của mình nên nuôi cả hai loài.
Ngoài ra, người Pháp cũng thường cởi mở hơn về việc sinh sản của thú cưng. Theo Béata, ở khía cạnh nào đó thì ngăn một con vật sinh sản là hạn chế quyền tự do của chúng.
Tuy nhiên, đa phần các khuyến nghị của Béata có tính phổ quát. Chẳng hạn, ông muốn xóa bỏ định kiến về việc nuôi mèo trong nhà.
![]() |
Sách The Interpretation of Cats. Ảnh: Simon & Schuster. |
Ông chỉ ra mèo là loài tương đối mới trong ngôi nhà con người, đến sau loài chó rất lâu. Chúng vẫn là động vật hoang dã - tuy kích thước nhỏ, nhưng có bản năng cảnh giác (và đôi khi là hung dữ).
Khi ra ngoài, mèo vừa là kẻ săn mồi vừa là con mồi. Vì vậy, những con mèo được tự do đi lang thang có thể không chịu thư giãn trên lòng bạn và cũng ít chịu chơi đùa - chúng quá mệt mỏi. Mèo sống ngoài trời thường có tuổi thọ ít hơn so với mèo trong nhà trung bình bốn năm, một phần là do căng thẳng, theo Béata.
Ông nhắc người nuôi mèo nhớ rằng thú cưng của họ thích ở một mình. Do vậy mà trong Covid mèo thấy khó khăn hơn so với chó: “Nói chung, chó rất vui khi có người ở nhà. Mèo thì khác, ngày đầu tiên chúng sẽ nghĩ, ‘Ồ, thú vị đây’. Ngày thứ hai chúng nghĩ, ‘Được thôi’. Ngày thứ ba chúng bồn chồn ‘Khi nào bạn đi làm lại? Tôi cần không gian riêng, làm ơn’”.
Một thông điệp nữa trong cuốn sách: cố gắng trừng phạt một con mèo thì không chỉ tàn nhẫn mà còn vô ích. Bởi lẽ mèo vốn dĩ là loài sống tách biệt. Khác với loài linh trưởng hay chó, chúng không biết đến thứ bậc xã hội, nên sử dụng biện pháp cưỡng chế tiêu cực thì không có hiệu quả mà chỉ khiến chúng chán ghét. Chúng có thể nhớ một cái đánh - Béata cho biết mèo có thể mang mối hận suốt đời - nhưng chúng sẽ không học hỏi gì từ đó.
Như vậy không có nghĩa ta không thể học từ mèo. Béata nói rằng mèo giúp ta tiếp thu những bài học quan trọng về sự thân mật và sự đồng thuận. “Khi phong trào #MeToo diễn ra, và mọi người đều nói về việc tôn trọng cơ thể, tôi đã nghĩ, Mèo là giáo viên hoàn hảo. Mèo meo meo, ‘Đừng chạm vào tôi nếu tôi không cho phép’”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Mèo dạy con người bài học gì khi tiếp xúc cơ thể?Một trong những điểm mới là các trường đại học sẽ chủ trì nhiệm vụ chấm thi tại các địa phương thay vì để địa phương là đơn vị chủ trì như mọi năm.
Ngày 20/6, Học viện Kỹ thuật quân sự - đơn vị được phân công nhiệm vụ chấm thi toàn bộ bài thi trắc nghiệm của tỉnh Hà Giang năm nay – đã cử một nhóm cán bộ xuống địa phương để kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị cho công tác này.
Ngày 23/6, đoàn cán bộ của Trường ĐH Thuỷ lợi cũng được cử lên tỉnh Điện Biên để “format” lại toàn bộ hệ thống máy tính được giao, sau đó niêm phong cho đến ngày chấm thi.
Từ ngày 21-23/6, hàng trăm cán bộ giảng viên của các trường đại học cũng đã bắt đầu ra quân, đổ về các tỉnh để thực hiện nhiệm vụ coi thi.
![]() |
Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM lên đường đi coi thi sáng ngày 21/6 |
Tại các tỉnh Điện Biên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Thuận… hay các “điểm nóng” của năm ngoái là Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang cũng đã sẵn sàng trước “giờ G”.
Ông Lê Minh Thái – Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết, cá nhân ông đánh giá năm nay phía Hà Giang rất chủ động và tích cực phối hợp với trường để bàn bạc, lên kế hoạch, phân công chuẩn bị cho kỳ thi.
Còn tại Sơn La, mặc dù tỉnh này hiện đang gặp khó khăn về nhân sự do thiếu lãnh đạo cấp Sở/Phòng GD-ĐT để tham gia Hội đồng thi nhưng đến thời điểm hiện tại, các điều kiện về nhân sự cũng đã hoàn tất.
Phó ban Thường trực thi tỉnh cho biết, tất cả các cán bộ tham gia làm thi của địa phương này đều phải qua vòng thẩm định nhân thân của công an. Những ai đảm bảo được các yêu cầu về phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn… mới được lựa chọn.
Điều này thể hiện sự quyết tâm của tỉnh này trong việc tổ chức một kỳ thi thực sự an toàn, nghiêm túc.
Áp lực rất lớn
Cách đây 2 tháng, UBND tỉnh Điện Biên đã mời trường Trường ĐH Thuỷ lợi lên họp ban chỉ đạo để thống nhất kế hoạch cho các khâu của kỳ thi. Trường ĐH Thuỷ lợi là đơn vị duy nhất phối hợp với tỉnh trong khâu chấm thi.
Đại diện lãnh đạo các trường cũng cho biết, một điểm mới của năm nay là phần mềm chấm thi của Bộ có một số cải tiến, nâng cấp hơn các năm trước nhằm đảm bảo hệ thống được chặt chẽ nhất có thể. Đến thời điểm hiện tại, Bộ vẫn chưa hé lộ bất cứ thông tin gì về việc phối hợp chấm thi.
“Tất nhiên, chúng tôi đã tập huấn kỹ càng và chuẩn bị một nhóm cán bộ sẵn sàng cho nhiệm vụ này cũng như mọi năm, nhưng những thông tin như cán bộ thanh tra chấm thi của trường nào, công an từ đơn vị nào, ngày nào thì bắt đầu chấm… chúng tôi không hề biết”.
Ông Việt cho rằng “điều này là rất tốt. Có lẽ Bộ muốn giữ kín đến phút chót nên đến giờ vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về công tác chấm thi”.
Còn tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong buổi tập huấn cho 802 cán bộ trước thềm kỳ thi THPT quốc gia, nhiều giảng viên cùng chung lo lắng và áp lực về trách nhiệm của mình sắp tới sau những gì đã xảy ra ở năm 2018.
Theo PGS.TS Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Tuyển sinh nhà trường, với quy chế thi mới, việc gian lận liên quan đến chấm thi trắc nghiệm hầu như rất khó bởi công đoạn này là do các trường đại học đảm nhiệm.
Vì thế, rủi ro lại có thể xảy ra ở khâu coi thi, đặc biệt trước tình trạng thiết bị công nghệ cao đang tràn lan.
“Một chiếc cúc áo cũng có thể quay được camera, trong khi bằng mắt thường rất khó để phát hiện. Thầy cô có thể phát hiện thông qua thái độ, cử chỉ của thí sinh. Điều này cũng rất cần giám thị phải có kinh nghiệm” - ông Kiên nói.
Theo ông, một điểm quan trọng khác được nhấn mạnh trong các buổi tập huấn, là “cán bộ thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ đúng quy chế, thực hiện đúng quy trình, không sáng tạo các giải pháp xử lý ngoài quy chế”. Chẳng hạn sự cố xảy ra tại kỳ thi vào lớp 10 của Quảng Bình năm nay, từ việc giải quyết thiếu hợp lý của các giám thị đã dẫn đến hậu quả hàng chục thí sinh phải thi lại.
![]() |
Tập huấn kỹ càng cho các cán bộ làm công tác thi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: CCPR |
Đây cũng là tâm trạng chung của những người làm công tác thi tại TP.HCM. Mặc dù TP.HCM được xem là địa phương nghiêm túc trong tổ chức các kỳ thi và chưa từng có tiền lệ xảy ra sai sót, nhưng ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT, vẫn cảm thấy “căng” và “tập trung hết sức” trước áp lực gian lận thi cử năm ngoái.
“Áp lực là rất lớn, do đó chúng tôi phải làm kỹ. Mặt khác năm nay có nhiều quy định mới hơn nữa chúng tôi càng chịu áp lực vô hình từ dư luận” - ông Trung nói.
Phó trưởng điểm thi cũng phải ngủ lại tại phòng chứa bài
Về công tác bảo mật, ông Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, đây cũng là năm đầu tiên cán bộ của trường đại học – phó trưởng điểm thi phải ngủ lại phòng chứa đề thi và bài thi. Vì thế, nếu công an phối hợp cùng là nam thì trường lại phải bố trí phó trưởng điểm thi là nam để tiện sinh hoạt trong phòng. Căn phòng này cũng sẽ có camera giám sát.
Tại Bình Thuận, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, đơn vị đảm nhận công tác coi, chấm thi trắc nghiệm tỉnh này cho biết, công tác bảo quản bài thi và đề thi do điểm phó từ các trường đại học đảm nhận để tránh tình trạng lợi dụng buổi tối cán bộ tại địa phương ở lại can thiệp vào bài thi.
Việc đảm bảo an ninh tại điểm thi được bố trí thành 2 vòng. Vòng ngoài do cảnh sát và bảo vệ tại khu vực thực hiện, đảm bảo cách ly với bên ngoài. Vòng trong có bộ phận an ninh hỗ trợ, đặc biệt là khu vực lưu trữ bài thi, đề thi.
Điều chỉnh để ngăn ngừa nguy cơ
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), thành viên Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019 cho hay: Năm 2018, có nhiều ý kiến cho rằng, với văn hóa chất lượng, tâm lý và bệnh thành tích của ta, nếu để địa phương chủ trì phần lớn thì sẽ đem đến nhiều nguy cơ. Vì vậy, năm nay kỳ thi đã có sự điều chỉnh ở mức độ không làm thay đổi phương thức tổ chức cuộc thi.
Kỳ thi vẫn do địa phương chủ trì, vẫn với nguyên tắc 50 – 50, đại học vẫn tham gia vào tất cả các khâu. Riêng việc chấm thi trắc nghiệm sẽ do các trường đại học hoàn toàn chủ trì và do ban chỉ đạo thi THPT quốc gia chỉ đạo đồng bộ trong cả hệ thống.
Việc tách chấm thi ra khỏi những người vừa tổ chức dạy học, vừa tổ chức thi vừa làm cho tính khách quan cao hơn, và củng cố sự tin tưởng của xã hội vào kỳ thi.
Các trường có tâm thế chấm thi lấy kết quả tuyển thí sinh cho mình, không bị liên quan tới thành tích. Đây sẽ là một trong những yếu tố làm cho kết quả thi khách quan hơn, yên tâm hơn, đáng tin cậy hơn và nguy cơ can thiệp vào kết quả thi bị giảm thiểu tối đa.
“Họ sẽ thực tâm thực hiện công việc một cách trách nhiệm nhất”.
Bà Phụng cũng chia sẻ Khi đi kiểm tra tại các địa phương thì thấy họ không lo lắng nhiều về việc coi, chấm thi. Điều họ lo lắng lại là về việc thực hiện trách nhiệm của mình.
“Thậm chí, khi tôi vào Bình Định, Trường ĐH Quy Nhơn cũng đóng ở trên địa bàn, nhưng 2 bên vẫn có nhiều ý kiến tranh luận việc cùng nhau tổ chức tập huấn như thế nào, ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Chứ không phải vì cùng trên địa bàn mà có thể du di cho nhau”.
Thuý Nga – Nguyễn Thảo – Lê Huyền
Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 dù khó khăn vất vả, nhưng các trường cũng cố gắng khắc phục vì trách nhiệm xã hội, miễn sao đảm bảo nghiêm túc, thực chất.
" alt=""/>Những áp lực và sự chuẩn bị kỹ càng trước “giờ G” thi THPT quốc gia 2019![]() |
Sáng 16/5 (giờ Mỹ), Khánh Vân dậy từ lúc 5h sáng để tự trang điểm và làm tóc cho đêm chung kết. Hai chuyên gia trong nước đã trực tiếp video call để hỗ trợ cô qua video call. Khánh Vân bị bỏng nhẹ do máy uốn tóc khá nóng, nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng và tiếp tục chuẩn bị kỹ càng cho đêm chung kết sắp diễn ra. |
![]() |
Đầm dạ hội thi chung kết của Khánh Vân là một sáng tạo của NTK Hoàng Hải màu cam được đính kết đá quý cầu kỳ trên thân với thông điệp "Tình yêu thương sẽ tái sinh mọi thứ". . |
Khánh Vân trong phần giới thiệu trong đêm chung kết
Clip tổng duyệt của đêm chung kết:
Trong khoảng 1h nữa, đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2020 sẽ diễn ra theo giờ Việt Nam. Các chuyên trang sắc đẹp "bận rộn" với các dự đoán kết quả cuối cùng của cuộc thi. Trang MU Beauties dự đoán Hoa hậu Khánh Vânsẽ “cán đích” ở vị trí Á hậu 3 ở Hoa hậu Hoàn vũ 2020. Trang này lựa chọn Jamaica là tân hoa hậu.
Một chuyên trang khác cũng dự đoán Khánh Vân sẽ trở thành Á hậu 3 sau khi đánh giá cao phần trình diễn của đại diện Việt Nam trong đêm bán kết. Trang này lựa chọn Thái Lan là thí sinh chiến thắng. |
Chuyên trang sắc đẹp Missosology cũng công bố bảng xếp hạng dự đoán Hoa hậu Hoàn vũ 2020 trước thềm chung kết. Đáng chú ý, trong top 21, không có tên đại diện Việt Nam - Nguyễn Trần Khánh Vân. Tên của cô ở vị trí thứ 24 trong bảng xếp hạng này. Trước khi diễn ra vòng bán kết, Khánh Vân được chuyên trang này xếp ở vị trí thứ 10. Ấn Độ là thí sinh trang này lựa chọn cho ngôi vị cao nhất. |
![]() |
Không khí dự đoán kết quả Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2020 cũng rất sôi động trên Globalbeauties. Trong bảng xếp hạng này, đại diện Việt Nam - Nguyễn Trần Khánh Vân được xếp ở vị trí thứ 18. Ba vị trí dẫn đầu lần lượt thuộc về Thái Lan, Ấn Độ và Nam Phi. |
![]() |
Chuyên trang Angelspageant nhận định, đại diện Việt Nam sẽ dừng chân ở top 21. |
![]() |
Khánh Vân được dự đoán nằm trong Top 15 của một chuyên trang quốc tế khác. Năm nay, từ top 21 sẽ rút lại chỉ còn top 10 tham gia phần trang phục dạ hội. |
![]() |
Khánh Vân tiếp tục nằm trong top 21 của một chuyên trang sắc đẹp khác. Nhìn chung, thứ hạng của đại diện Việt Nam xuất hiện ở nhiều trang cho thấy Khánh Vân đã được khán giả và các chuyên gia đánh giá tốt trong quá trình hơn 10 ngày dự thi. |
Thanh Lan
Trong livestream tối 15/5, Khánh Vân tiết lộ sụt cân mặc dù ăn uống khá thoải mái khi tham dự Miss Universe 2020.
" alt=""/>Khánh Vân bị bỏng ngay trước chung kết Miss Universe 2020