, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Mới đây, nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo một loạt các khoản thu, trong đó có rất nhiều những khoản vô lý.</p><p>Như: tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên 200 nghìn đồng; mua máy phô tô 50 nghìn; máy chiếu 550 nghìn; tăng buổi tăng tiết 200 nghìn đồng/ tháng; hỗ trợ thi hội khỏe phù đổng 50 nghìn; hỗ trợ dạy tiếng anh 120 nghìn đồng/ năm; khen thưởng 60 nghìn; tăng cường cơ sở vật chất 320 nghìn đồng…</p><p>Phụ huynh ở đây cho biết, năm nào nhà trường cũng thu những khoản vô lý như thế.</p><table class=)
 |
Trường THCS và Tiểu học Đông Minh nơi xảy ra lạm thu |
“Máy chiếu, máy phô tô tại sao năm nào cũng thu của học sinh, không lẽ cứ dùng xong một năm là vứt. Với số tiền trên nhân với hơn 600 học sinh, vậy một năm nhà trường thu bao nhiêu tiền ở khoản này rồi”, phụ huynh bức xúc nói.
Cũng theo phụ huynh, việc nhà trường dạy tăng buổi, tăng tiết là do nhà trường tự sắp xếp, sao lại bắt các cháu phải đóng 200.000đ/ tháng. Hỗ trợ dạy tiếng anh cũng ép buộc các học sinh phải học, rồi thu 120.000đ/ năm là không hợp lý.
Điều đáng nói là 200.000đ tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên. Về khoản này , trong buổi họp phụ huynh cũng đã có ý kiến.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm đã giải thích cho phụ huynh rằng, các cô không thể tự triển khai và tự thu những khoản trên, đây là chủ trương của ban giám hiệu nhà trường.
Sở dĩ có khoản hỗ trợ xăng xe vì, thông thường hàng tuần giáo viên đã dạy đủ số tiết theo quy định. Do phải tăng tiết, tăng buổi nên đi lại nhiều phải có khoản hỗ trợ xăng xe cho giáo viên.
 |
Danh sách các khoản thu được giáo viên ghi lên bảng |
“Sau buổi họp phụ huynh cách đây khoảng 1 tháng thì phụ huynh đa số đã nộp tiền. Khi có ý kiến thắc mắc, nhà trường đã tạm thời ngừng thu và hứa trả lại tiền cho phụ huynh. tuy nhiên mới đây nhà trường lại tổ chức thu lại khiến chúng tôi bức xúc”, một phụ huynh nói.
Theo danh sách khoản thu được UBND xã và phòng Giáo dục huyện thẩm định thì số tiền một học sinh phải đóng chỉ rơi vào khoảng hơn 2 triệu đồng, tuy nhiên thực tế phụ huynh đang phải đóng với số tiền lên tới gần 4 triệu đồng.
Bà Lê Thị Phương Lan, hiệu trưởng trường TH&THCS Đông Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa tổ chức thu.
Theo bà Lan, đầu năm học cũng có một số phụ huynh nộp tiền, sau đó có ý kiến phản ánh thì nhà trường yêu cầu tạm dừng việc thu để chờ phê duyệt của xã và phòng giáo dục.
Theo danh sách 17 khoản thu mà giáo viên ghi trên bảng, bà Lan khẳng định chỉ có 7 khoản nằm trong quy định, còn lại không được phép thu và có những khoản chưa tổ chức thực hiện thu.
Ví dụ: như tiền hồ sơ, giấy thi; hỗ trợ học sinh thi hội khỏe phù đổng; tiền mua máy phô tô; khen thưởng; quỹ lớp; hỗ trợ xăng xe là không có.
 |
Bà Lan Hiệu trưởng nhà trường trao đổi với phóng viên |
Đối với các khoản như: tiền tăng buổi, tăng tiết 200 nghìn đồng/ tháng là không đúng.
Theo lý giải của bà Lan, trường bà hiện đang thiếu giáo viên, do đó không học buổi 2. Hiện nhà trường đang day buổi 2 cho các em là do gia đình viết đơn xin cho các cháu học ôn. Tiền này nhà trường cũng không thu, mà cuối năm phụ huynh hỗ trợ cho giáo viên như thế nào là việc của họ.
Khoản 120.000đ tiền hỗ trợ tiếng anh, khoản này đã được xã và phòng giáo dục phê duyệt, tuy nhiên đến thời điểm này nhà trường vẫn chưa tiến hành thu.
Về khoản xã hội hóa 320.000đ, bà Lan cho biết, năm học 2019-2020 nhà trường dự toán mua bàn ghế cho học sinh, mua bảng từ, mở rộng sân trường… ước tính khoảng 181 triệu đồng.
“Đây là khoản vận động xã hội hóa, trên nguyên tắc công khai, không ép buộc. Do đó việc cào bằng là không có. Tôi sẽ kiểm tra, nếu giáo viên nào thu như vậy sẽ xử lý nghiêm, đồng thời phải trả lại tiền cho phụ huynh”, bà Lan nói.
Lê Dương

Trường lạm thu hơn nửa tỷ đồng rồi giải thích do phụ huynh tài trợ
Trường THPT Nguyễn Trung Thiên vận động phụ huynh đóng nộp tiền mua sắm, xây dựng cơ sở vất chất được hơn nửa tỷ đồng trái quy định.
" alt=""/>Kỳ lạ phụ huynh ở Thanh Hóa phải đóng tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên

- “Vừa qua nhà tôi bị cắt điện do đóng tiền điện chậm. Khi chúng tôi đóng tiền đầy đủ cho Điện lực thì được yêu cầu đóng phí để được mở điện lại. Tuy nhiên tôi thấy chi phí đóng không giống như ở TP.HCM. Tôi thắc mắc tại sao lại có chuyện này, tôi nghĩ đã là quy định thì đều phải như nhau”, bạn đọc ở Bình Dương chia sẻ.Theo bạn đọc phản ánh gia đình có sử dụng điện 2 pha dùng cho sinh hoạt. Tuy nhiên vì lý do đóng tiền chậm nên bị cắt điện. Khi đóng tiền đầy đủ thì được yêu cầu đóng phí 89.000đ cho việc mở lại điện.
 |
Nếu bị cắt điện do chậm đóng tiền, người dân phải nộp 89 ngàn đồng tiền phạt để cấp lại điện. |
Tuy nhiên theo bạn đọc được biết ở TP.HCM chi phí đóng mở này là 39.000đ. Họ thắc mắc tại sao mỗi nơi lại có mức thu phí khác nhau như vậy. Họ muốn biết việc thu phí này dựa trên cơ sở nào và có thống nhất chung của cả nước hay của từng địa phương?
Sau khi chúng tôi liên hệ với Điện lực Miền Nam được trả lời như sau: Theo Quyết định số 8474/QĐ-BCT về việc quy định mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại. Quyết định này nhằm cụ thể hóa Thông tư 25/2014/TT-BCT ngày 06/8/2014 về việc quy định phương pháp xác định mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/9/2014.
Chi phí ngừng và cấp điện trở lại là khoản phí để bù đắp chi phí nhân công thực hiện thủ tục, thao tác cắt, đóng điện trở lại và chi phí đi lại từ đơn vị Điện lực đến địa điểm thực hiện. Chi phí này do khách hàng trả cho Điện lực trong những trường hợp như: Ngừng cấp điện theo yêu cầu của khách hàng; ngừng cấp điện do khách hàng vi phạm Luật Điện lực như: Trộm cắp điện dưới mọi hình thức; không thanh toán tiền điện; vi phạm các quy định về an toàn điện... Các trường hợp vi phạm trên buộc Điện lực phải ngừng cấp điện theo luật định.
Đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, mức chi phí cho 01 lần ngừng và cấp điện trở lại là mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại không phân biệt khu vực đồng bằng, miền núi và không phụ thuộc vào khoảng cách. Theo đó, mức chi phí được tính 81.000 đồng/lần cắt, đóng điện trở lại ở cấp điện áp 0,4kV, tăng hơn 2 lần mức phí cũ (mức phí cũ là 39.000đ). Còn ở cấp điện áp trên 0,4kV đến 35kV là 222.000đ (mức phí cũ là 123.000đ). Ở cấp điện áp trên 35kV là 344.000đ (mức phí cũ là 181.000đ). Các mức phí trên chưa bao gồm thuế VAT.
Nhiều bạn đọc thắc mắc về việc chậm đóng tiền điện bao nhiêu ngày thì bị cắt điện. Theo khoản 6, điều 23 Luật điện lực, trường hợp bên mua điện (khách hàng) không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo ba lần thì sau 15 ngày kể từ lần thông báo đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra. |
Đức Toàn
" alt=""/>Phí đóng, mở điện mỗi nơi mỗi kiểu?