Chiều ngày 19/10, Hòa Minzy đã có mặt tại Quảng Bình để trao các phần quà gồm áo phao cứu hộ và đồ ăn như cháo tươi, bánh mì, nước suối cho bà con trong vùng lũ.Sau đó, cô cùng quản lý tiếp tục đi đến Hà Tĩnh để giúp đỡ người dân nơi đây. Tối cùng ngày, khi đang ở địa phận TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), xe tải 10 tấn chở hàng hóa của cô gặp trục trặc. Do nước lũ dâng cao nên xe tải bị chết máy, không thể di chuyển tiếp.
 |
Hòa Minzy ra miền Trung cứu trợ bà con vùng lũ. Ảnh: FBNV. |
Trên trang cá nhân, Hòa Minzy chia sẻ: "Cano cứu hộ tỉnh Hà Tĩnh ơi, tới ngay đường Hà Huy Tập, TP.Hà Tĩnh để lấy áo phao và cháo mang đi cứu trợ người dân. Xe của Hòa gặp trục trặc".
Nữ ca sĩ tỏ ra lo lắng khi lượng nước ngày càng dâng cao. Cô sợ đồ ăn, hàng hóa cứu trợ sẽ bị ảnh hưởng bởi nước lũ.
Chia sẻ với Zing, đại diện của Hòa Minzy cho biết nữ ca sĩ đã kịp thời liên lạc với công an địa phương và nhận được sự hỗ trợ. Giọng ca sinh năm 1995 đang đợi đội cano của TP.Hà Tĩnh ra ứng cứu.
Trước đó, Hòa Minzy cho biết cô đặt mua khoảng 400 áo phao và đang đợi vận chuyển từ Hà Nội đến Quảng Bình. Nữ ca sĩ chia sẻ: "Nếu không thể kịp trong đêm thì mai xe sẽ tới, muộn nhưng vẫn mong mỗi hộ gia đình đều sẽ có áo phao dự phòng, lũ năm nào cũng tới".
Tình hình mưa lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân miền Trung. Nhiều ngày qua, đông đảo nghệ sĩ quyên góp, ủng hộ bà con nơi đây vượt qua khó khăn. Thủy Tiên là người kêu gọi được nhiều nhất với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Nữ ca sĩ trực tiếp đến Huế, Quảng Trị trao nhu yếu phẩm và tiền cứu trợ cho người dân.
Vợ chồng Thúy Diễm, Lương Thế Thành, Hồ Việt Trung cũng quyết định tới các tỉnh bị lũ lụt giúp đỡ bà con. Nữ diễn viên Cát đỏcho hay đoàn của cô bắt đầu trao nhu yếu phẩm cho bà con ở Huế, sau đó sẽ di chuyển ra Quảng Trị, Quảng Bình. Vừa qua, vợ chồng Thúy Diễm và Lương Thế Thành đã kêu gọi được hơn 600 triệu đồng. Nữ diễn viên cho biết sẽ mua thực phẩm, áo phao giúp đỡ bà con vùng lũ.
(Theo Zing)

Thủy Tiên bức xúc, quyết liệt đòi tiền từ thiện miền Trung bị ăn chặn
Thủy Tiên bức xúc công khai video sự việc bị một người phụ nữ dẫn dắt đi trao từ thiện nhưng sau đó đã yêu cầu người nhận phải trả cho mình 40% số tiền nhận được.
" alt=""/>Xe tải chở đồ cứu trợ của Hòa Minzy gặp sự cố

 |
Bộ Công Thương dự báo năm 2022, tổng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái. |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Dù vậy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong 5 năm gần đây, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã liên tục tăng, từ mức doanh thu 6,2 tỷ USD vào năm 2017 lên 10,08 tỷ USD vào năm 2020 và đạt 13,7 tỷ USD trong năm 2021. Dự báo, năm 2022, tổng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái.
 |
Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022 (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022) |
Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến cũng tăng qua các năm, từ con số khoảng 33,6 triệu người trong năm 2017 lên đạt 54,6 triệu người vào năm 2021 và dự báo năm nay sẽ đạt từ 57 - 60 triệu người. Giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 là 251 USD và có khả năng đạt 260 - 285 USD trong năm 2022.
Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, năm 2021, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động và laptop/máy tính để bàn đặt hàng trực tuyến đều tăng so với năm 2020. Trong đó, tỷ lệ đặt hàng qua điện thoại di động tăng từ 87% lên 91%; tỷ lệ đặt hàng qua laptop/máy tính để bàn tăng từ 38% lên 48%.
 |
Phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022) |
Kênh mua sắm trực tuyến được nhiều người tiêu dùng chọn sử dụng hơn cả trong năm 2021 là website thương mại điện tử, chiếm tới 78%; tiếp đó là qua diễn đàn, mạng xã hội (42%) và qua các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động (47%).
Top 5 loại hàng hóa dịch vụ thường được người tiêu dùng mua qua mạng là Quần áo, giày dép, mỹ phẩm; Thiết bị đồ dùng gia đình; Đồ công nghệ - điện tử; Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng; Thực phẩm. Bên cạnh đó, trong năm ngoái, người tiêu dùng cũng mua qua mạng các loại hàng hóa, dịch vụ khác như vé máy bay, tàu hỏa, ô tô; đặt chỗ khách sạn, tour du lịch; vé xem phim, ca nhạc…
 |
Các trở ngại với người tiêu dùng Việt khi mua sắm trực tuyến (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử 2022). |
Đáng chú ý, khảo sát mới của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng chỉ ra những trở ngại đối với người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến, đó là: chất lượng kém so với quảng cáo; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ; chi phí vận chuyển cao; chất lượng dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém…
Trong khảo sát tương tự được công bố năm 2021, top 3 trở ngại với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến lần lượt là: giá; chất lượng kém so với quảng cáo; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Vân Anh

Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số, thương mại điện tử
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và thương mại điện tử, được đánh giá cao về tiềm năng số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.
" alt=""/>Lo ngại bị lộ thông tin cá nhân vẫn nằm trong Top 2 về cản trở mua sắm trực tuyến