Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ở người ít uống rượu (ethanol), các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường đi cùng với nồng độ rượu trong máu như sau:
Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu nặng, nguy hiểm sau đây, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người nhà cần gọi vận chuyển cấp cứu, nhân viên y tế gần nhất, người hỗ trợ và đưa tới cơ sở y tế.
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
- Co giật.
- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.
- Thở khò khè, ứ đọng đờm ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.
- Không tự chủ vệ sinh, đi vệ sinh ra quần, tiểu ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)
- Nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một vật thành hai).
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
- Mệt nhiều
Nếu người say ở tình trạng nhẹ hơn, gia đình không nên cho bệnh nhân tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Cần cho bệnh nhân ăn đủ các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường.
Đặt bệnh nhân nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm và có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết). Nếu thời tiết lạnh, cần cho bệnh nhân ủ ấm, tránh lạnh do rượu gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.
Đa số bệnh nhân ngộ độc thường uống rượu ethanol. Một số trường hợp nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề hơn là ngộ độc do methanol trong rượu.
TS Nguyên cho biết về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều acid formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.
Không có loại rượu bia nào an toànTrong hầu hết các trường hợp, rượu, bia chỉ có hại cho sức khỏe, không có loại rượu bia nào an toàn.
Bia cũng là rượu “loãng” (hàm lượng rượu ethanol thấp hơn nhưng lại uống nhiều hơn nên tổng lượng ethanol bạn uống cũng đáng kể).
Chọn mua loại rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cả về người bán và người sản xuất, để tránh trường hợp bạn uống phải rượu giả, rượu có chứa cồn công nghiệp methanol.
TS Nguyễn Trung Nguyên
" alt=""/>Những dấu hiệu đàn ông không được bỏ qua sau cuộc nhậuMuỗi có bộ phận cảm thụ nằm ở râu (được ví là ăng-ten). Đây là cơ quan phương hướng giúp muỗi tìm tới người để đốt. Bộ phận cảm thụ của muỗi rất mẫn cảm với mùi. Các mùi nước hoa, tinh dầu như sả, tinh dầu tràm, bạc hà… chúng không dám đến gần. Dựa vào cơ chế này con người đã sản xuất ra các sản phẩm xua đuổi muỗi hiệu quả.
Có một số trường hợp bị muỗi đốt nhiều hơn do liên quan tới pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi. Cơ thể của một số người tiết ra một chất pheromone hấp dẫn cảm thụ muỗi cho nên người này thường bị đốt nhiều.
Bình thường, mỗi người sẽ tiết ra những chất pheromone khác nhau, có loại thu hút cảm thụ muỗi hoặc không. Vì vậy, cùng một gia đình nhưng người bị đốt nhiều, người bị đốt ít.
Muỗi phát triển mạnh ở khí hậu nóng ẩm và thích người có nhiệt độ cơ thể cao hơn tự nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loài muỗi nhất định bị thu hút nhiều hơn ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Một số loài thích đầu và vai trong khi những con muỗi khác thích bàn chân và mắt cá chân.
Muỗi đốt gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm, hầu hết trong số đó đều không có vắc xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị cụ thể. Vậy nên, bạn cần biết một số cách để tránh, hạn chế bị muỗi đốt, qua đó phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh nhà cửa, khử trùng thường xuyên.
- Mắc màn trước khi đi ngủ (kể cả ban ngày).
- Mặc các loại quần áo sáng màu.
- Sử dụng các loại kem chống muỗi.
- Tránh những nơi bụi rậm tập trung nhiều muỗi vào các khung giờ như chiều tối hoặc sáng sớm.
- Không để ao tù nước đọng xung quanh nhà, dọn dẹp thường xuyên vườn cỏ.
Xét nghiệm máu sẽ cung cấp chỉ số HbA1c thể hiện lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có chỉ số HbA1c cao hơn.
Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%. Một số trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6,5 đến 7%. HbA1C > 7% báo động tình trạng glucose đang rất xấu.
Loại xét nghiệm này cũng được dùng để chẩn đoán và sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc tiểu đường đã có những triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành. Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. Trong khi đó, xét nghiệm HbA1c phản ánh bức tranh lớn hơn và toàn diện hơn về đường huyết trong 3 tháng vừa qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tư vấn và giáo dục cho bệnh nhân tiểu đường. Tiến sĩ Tâm cho rằng cần giúp người bệnh hiểu rõ những chỉ số quan trọng như đường huyết, HbA1c để có thể chủ động theo dõi sức khỏe của mình.
Ngoài xét nghiệm máu, bệnh nhân cao tuổi mắc tiểu đường cần thường xuyên đi khám để đo huyết áp, kiểm tra mắt ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường, kiểm tra bàn chân có loét hay nhiễm trùng không, xét nghiệm nước tiểu. Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh.
Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi mức đường huyết cao (lượng đường trong máu) do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin, không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.
" alt=""/>Kiểm soát căn bệnh 20% người cao tuổi mắc: Chỉ cần nhớ số 7