Tờ Observer mới đây tiết lộ 1/5 sinh viên tại các trường đại học thuộc Nhóm Russell (24 tổ chức giáo dục đại học ưu tú nhất của Anh như Oxbridge hay Edinburgh) đang cân nhắc bỏ học vì khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
1/4 được hỏi cho biết, thường xuyên thiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Cụ thể, nghiên cứu của Nhóm Russell khảo sát hơn 8.500 sinh viên trong 2 tháng đầu năm 2023 cho thấy, hơn 1/2 sinh viên có kết quả học tập bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Các sinh viên này cho biết phải làm thêm sau giờ học để trang trải chi phí. Họ cũng gặp các vấn đề về tập trung do thiếu chất dinh dưỡng và căng thẳng tài chính, thậm chí bỏ qua nhiều bài giảng vì không đủ tiền mua vé đi lại.
Đồng thời, tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang cân nhắc bỏ học đã tăng lên hơn 3/10. Sinh viên quốc tế, những người không được phép làm việc hơn 20 giờ/tuần, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
“Sinh viên không thể ra ngoài uống cà phê hay giao lưu. Nghiêm trọng hơn, các em đang không tìm ra lối thoát", Dani Bradford-Giám đốc chính sách và nghiên cứu tại Hội sinh viên Đại học College London (UCL) đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu, nói.
Một số gia đình sinh viên còn không bật lò sưởi trong mùa đông giá lạnh. Chịu đựng sự lo lắng và cô đơn nghiêm trọng thường trực, các em cảm thấy muốn tự tử.
“Sự khốn khó của sinh viên gần như đã được bình thường hóa,” ông Bradford nói, đồng thời cho biết nhiều người có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà trọ và không được ăn uống trong vài ngày.
Khóc thầm hàng đêm
Sophie Bush (20 tuổi), sinh viên năm nhất UCL, kể rằng, em đã suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ học môn khoa học lịch sử và triết học vì chi phí sinh hoạt tăng quá cao.
Nữ sinh này phải nhận công việc bồi bàn để trang trải sinh hoạt phí. Em cũng đang cố gắng tiết kiệm tiền cho năm tới để có thể tiếp tục việc học.
Bush chia sẻ, bản thân luôn cảm thấy bị tổn thương và không chắc mình sẽ xoay sở vấn đề tiền bạc như thế nào trong năm tới. "Em đã khóc rất nhiều vì không đủ tiền”, nữ sinh năm nhất UCL trải lòng.
Sinh viên Phần Lan Evgenia Glantzi theo học thạc sĩ luật sở hữu trí tuệ tại Edinburgh, đang làm việc 25-30 giờ/tuần trong ngành bán lẻ để đáp ứng chi phí ngày càng tăng. Đôi khi, Glantzi phải hy sinh việc ngồi giảng đường để đứng kiếm thêm tại các quầy hàng.
Xuất thân từ một gia đình có thu nhập thấp, cô gái 24 tuổi này coi việc tốt nghiệp là một cách để kiếm được một công việc tốt. "Tuy nhiên, việc bỏ cuộc giờ đây rất dễ dàng", cô nói.
Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục Anh cho biết, nhiều trường đại học đang đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ và kêu gọi sinh viên “hãy nói chuyện với trường đại học của họ trước khi cân nhắc việc bỏ học”.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều sinh viên đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành thêm 15 triệu bảng Anh để giúp đỡ những sinh viên này, tăng khoản tài trợ phí bảo hiểm cho sinh viên lên 276 triệu bảng trong năm học này”, người phát ngôn Bộ Giáo dục Anh cho biết.
Tử Huy
![]() |
Khán giả đang quen với hình tượng giản dị trong chương trình thì bất ngờ nữ ca sĩ tung bộ ảnh mới với phong cách quyến rũ tựa nữ thần. Diện những bộ trang phục có tone màu chủ đạo là vàng ánh kim, nữ ca sĩ đẹp ở mọi góc nhìn với thần thái cuốn hút đầy mê hoặc. |
![]() |
Sở hữu gương mặt cá tính, đôi mắt to tròn, Dương Hoàng Yến dễ dàng hoá thân theo đủ mọi concept, phong cách chụp ảnh và lối make-up. Người đẹp cũng không ngại thử sức với nhiều hình ảnh khác nhau, khi dịu dàng lúc quyến rũ, có khi lại cá tính bất ngờ. Bản thân Dương Hoàng Yến luôn đề cao sự chỉn chu mỗi khi xuất hiện, bởi cô quan niệm đó cũng là cách tôn trọng công chúng và tôn trọng chính mình. |
![]() |
Người đẹp còn cho thấy sự tinh tế của mình khi kết hợp với nhiều phụ kiện ton-sur-ton độc đáo, giúp toát lên vẻ đẹp quý phái, sang trọng. Mái tóc bồng bềnh, đôi môi hờ hững cùng bờ vai trần gợi cảm, tất cả đều khiến người xem khó có thể rời mắt. |
![]() |
Bộ ảnh lần này như cột mốc đánh dấu khởi đầu của một năm mới, một chặng đường mới. Dương Hoàng Yến tâm sự, hiện tại cô có nhiều năng lượng cho những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp. |
![]() |
Nữ ca sĩ không ngần ngại thay đổi để bản thân không cũ kỹ, luôn có cho mình những khát khao chinh phục mới. |
![]() |
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung cho các sản phẩm âm nhạc, Dương Hoàng Yến cũng sẽ tích cực xuất hiện ở các sự kiện, tham gia gameshow. |
![]() |
Nữ ca sĩ còn ấp ủ dự định tổ chức liveshow tri ân những khán giả đã ở bên, yêu mến cô trong suốt quãng thời gian làm nghề. |
Dương Hoàng Yến đánh võ trong chương trình "Sao nhập ngũ":
Ngân An
Dương Hoàng Yến bị “bay giày” ngay trong lần đầu chạy lấy đà. Dương Hoàng Yến tự đánh giá mình lúng túng và mất bình tĩnh khác hẳn khi ở trên sân khấu.
" alt=""/>Dương Hoàng Yến quyến rũ khác xa hình ảnh trong Sao nhập ngũCác cơ quan chức năng chưa có kết luận cuối cùng về việc các phụ huynh này tác động tới việc sửa điểm (dẫn tới nhiều cán bộ công an, giáo dục bị khởi tố, bắt giam). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu phụ huynh có thể vô can trong chuỗi gian lận này. Xử lý các phụ huynh liên đới ra sao là đòi hỏi của nhiều người quan tâm tới kết quả của vụ việc.
"Phụ huynh không tham gia đường dây thì không ai nâng điểm cho con họ"
Phóng viên: Sự việc gian lận thi cử ở Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang đang lộ dần những phụ huynh liên đới. Theo ông bà, với việc có con em được nâng điểm như vậy, các phụ huynh này sẽ chịu trách nhiệm ra sao?
GS Nguyễn Thị Cành, nguyên trưởng khoa Kinh tế ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM): Những phụ huynh, nhất là Đảng viên, có vị trí trong xã hội, phải gương mẫu, trung thực.
Việc "chạy điểm" cho con chính là tham gia đường dây gian lận. Phụ huynh tham gia gian lận cũng là đã vi phạm quy định của Luật Cán bộ công chức nên phải xử lý cả theo những quy định của luật này.
![]() |
GS Nguyễn Thị Cành |
Sinh viên thi hộ bị xử lý nặng, đuổi học thậm chí đi tù. Việc phụ huynh "chạy điểm" cũng là một kiểu thi hộ, mà còn tệ hại hơn sinh viên thi hộ vì họ đâu có đi thi, chỉ dùng tiền bạc hay quyền lực để "mua" điểm. Vì vậy, mức xử cũng phải tương xứng.
Và cần phải xử lý mạnh, hãy hướng tới cách mà người Mỹ đang xử lý phụ huynh chạy trường cho con gần đây.
Cái xấu của những phụ huynh đó đã ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề, như đạo đức, niềm tin của xã hội, gây thiệt hại cho người khác…
Phóng viên: Sau 9 tháng điều tra với kết quả bước đầu, đến nay Hoà Bình và Sơn La vẫn đang điều tra bổ sung vụ việc. Nếu cơ quan chức năng chưa kết luận được các phụ huynh này có tác động vào sửa điểm cho con em họ (như dùng tiền, quyền chạy điểm, nhờ vả) thì vụ việc xử lý như thế nào?
GS Nguyễn Thị Cành: Kết luận phụ huynh gian lận hay chưa chỉ là vấn đề thời gian. Phụ huynh không tham gia đường dây thì không ai nâng điểm cho con họ hết. Phụ huynh có muốn thì mới tham gia, nếu chồng không biết thì vợ phải biết và ngược lại.
Có một số lãnh đạo địa phương, lãnh đạo sở nói “không biết”. Trong trường hợp này, nếu họ không trực tiếp làm thì vợ con họ làm chẳng hạn. Vợ con không làm thì cấp dưới làm.
Mà vợ con hay cấp dưới làm cũng sẽ báo cáo lãnh đạo để… lấy thành tích. Nếu gương mẫu, các vị lãnh đạo kia sẽ dẹp ngay. Còn im lặng để kệ ai làm gì thì làm tức là đồng ý, là liên đới trách nhiệm.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An): Tôi mong cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra có hay không tội danh hối lộ và nhận hối lộ. Cần điều tra một cách khách quan, độc lập và không có sự can thiệp từ bên ngoài vào.
![]() |
Thầy giáo Trần Trung Hiếu |
Đã có dấu hiệu vi phạm thì cần phải điều tra đến cùng, và như vậy thì cần phải công bố kết quả chứ không được giấu giếm. Bởi giấu giếm chỉ làm cho người dân mất niềm tin, và mất niềm tin thì mất tất cả.
TS Lê Viết Khuyến, Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam): Không khó để kết luận phụ huynh có tác động sửa điểm cho con em mình.
Những người dùng tiền, dùng quyền hay thông qua hình thức nhờ vả để nâng điểm chắc chắn phải có danh sách thí sinh cần nâng hoặc phải có những tin nhắn hay các cuộc nói chuyện điện thoại. Không ai tự ý nâng điểm cho thí sinh nếu không có sự đề nghị từ bên ngoài.
Thông qua điều này, cơ quan công quyền hoàn toàn có thể xác định được phụ huynh có tham gia vào việc sửa điểm của con em mình.
Phóng viên: Trong số các thí sinh được nâng điểm, có nhiều loại như: Được nâng rất nhiều điểm, ví dụ từ 1 thành 27 hay từ vài điểm lên hơn 20 điểm: Được nâng vài điểm và vẫn trượt đại học; Được nâng ít điểm và đang học đại học bình thường do vẫn đạt mức điểm trúng tuyển.Vậy trong cách xử lý phụ huynh có nên theo điểm tăng nhiều hay tăng ít mà xử lý mức độ nặng nhẹ khác nhau?
GS Nguyễn Thị Cành Đã nâng điểm, đã cùng "chạy điểm, mua điểm" thì 1 hay 10 điểm cũng là vi phạm quy chế thi. Khi xử lý không thể nói nâng nhiều hay ít điểm để phạt nặng hay nhẹ, mà phải căn cứ vào mức độ tham gia đường dây gian lận – tham gia trực tiếp hay gián tiếp, nhờ người khác hay cùng tham gia…
Vấn đề bây giờ, ngoài việc xử lý các đối tượng liên quan, là biết rồi thì khắc phục và phòng ngừa như thế nào cho các kỳ thi sắp tới.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu: Đã có ý đồ và hành vi gian lận thì đều vi phạm quy chế thi như nhau chứ không phân xấu đẹp. Liên quan đến xử lý pháp luật không được đan xen yếu tố cảm tính.
![]() |
TS Lê Viết Khuyến |
TS Lê Viết Khuyến: Dù tác động ít hay nhiều, nâng 20 điểm hay 2, 3 điểm, đó vẫn là hành vi gian lận chẳng khác gì nhau và cũng đều phải xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp có nâng điểm nhưng sau khi trả về điểm thật, kết quả thí sinh này vẫn đỗ vào đơn vị trường đang theo học thì cần phải có phương án xử lý thận trọng. Tức là, nếu xác định được thí sinh có tham gia vào việc chạy điểm thì dứt khoát phải xử lý. Còn xuất phát từ phía phụ huynh và thí sinh không hề hay biết, cũng nên để cho những đối tượng này tiếp tục được theo học. Điều này sẽ được xử lý theo tiêu chí phúc tra.
Sao chưa có người đứng đầu nào bị xử lý?
Phóng viên: Liệu có chắc chỉ phụ huynh 3 tỉnh bị phanh phui nói trên mới có hành vi liên đới tới chạy điểm cho con em mình?
GS Nguyễn Thị Cành: Tôi cho rằng không chỉ năm nay mà việc chạy điểm đã có từ những năm trước, cũng như không loại trừ việc phụ huynh ở các địa phương khác cũng mua điểm. Cũng có sự “may mắn” là đề thi năm vừa rồi khó nên mới phát hiện bất thường khi có quá nhiều thí sinh điểm cao tập trung ở 3 địa phương miền núi vốn không có tiếng về học hành.
Còn nếu đề thi dễ như một vài năm trước đó, hay ở các địa phương khác có thể là số ít điểm cao trên tập hợp lớn thí sinh, thì khó phát hiện hơn.
Thầy giáo Trần Trung Hiếu: Thông qua những thông tin từ những đồng nghiệp của tôi trên khắp toàn quốc, tôi cho rằng chuyện xảy ra gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 không phải là lần đầu tiên.
Mà thậm chí đã diễn ra trong những năm gần đây nhưng chưa bị phát hiện. Năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia xảy ra hiện tượng “mưa điểm 10” nên có thể những thí sinh được nâng điểm không nổi bật lên, nhưng đến năm 2018 khi đề thi được điều chỉnh khó hơn, lúc này đã "lòi" ra những thí sinh dính tiêu cực. Bởi đề khó thì ít người đạt được điểm cao.
TS Lê Viết Khuyến: Cũng có thể mức độ gian lận tại các tỉnh khác không thực sự lớn để vụ việc nổi lên như 3 tỉnh này. Và cũng cần phải xác định, có thể không chỉ năm nay mà ở các năm trước, những chuyện tương tự như thế cũng đã từng xảy ra.
Do vậy, những người làm điều tra cần phải có giải pháp rốt ráo hơn, đặc biệt là khi Hòa Bình, Sơn La vẫn đang tiếp tục điều tra bổ sung sự việc.
Điều đó có nghĩa có thể con số 222 thí sinh và chừng đó phụ huynh chưa phải là con số cuối cùng.
Điều quan trọng nhất cần phải có sự quy trách nhiệm tới từng khâu, từng địa phương. Nếu nhiệm vụ được giao nhưng địa phương không hoàn thành trách nhiệm thì phải xử lý.
Việc tổ chức thi nhiều năm đã phân cấp tới các địa phương, tức người đứng đầu địa phương ấy phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có người đứng đầu của địa phương nào bị xử lý.
Nếu không quy trách nhiệm cho người đứng đầu, trong mùa tuyển sinh này có thể ở 3 tỉnh kể trên không xảy ra nữa nhưng tại các tỉnh khác có thể vẫn sẽ xảy ra.
Theo Luật sư Đặng Văn Cường, nếu những phụ huynh, người thân của các thí sinh đưa tiền, lợi ích vật chất cho các đối tượng sửa điểm thì cũng phải bị xử lý về tội đưa hối lộ.
" alt=""/>Gian lận thi cử: 222 thí sinh được nâng điểm, sao chưa người đứng đầu nào bị xử lý?