Theo phân tích của Android Authority, tích hợp quá nhiều điểm ảnh lên camera là một thách thức không hề nhỏ về công nghệ. Mặc dù nhiều điểm ảnh hơn thường là tốt, sự giới hạn cả về không gian lẫn công nghệ xử lý khiến cho camera trên smartphone khó có thể mang độ phân giải quá cao.
Để camera có nhiều “chấm” hơn, nhà sản xuất có hai lựa chọn: một là tăng kích thước cảm biến, hai là giảm kích thước từng điểm ảnh. Tăng kích thước cảm biến là lựa chọn mà ít hãng thực hiện, bởi nó sẽ khiến cho máy dày, cụm camera bị lồi lên nhiều.
Nếu như giữ nguyên kích thước cảm biến thì kích thước của từng điểm ảnh bắt buộc phải nhỏ lại. Điều này dẫn đến một số hạn chế, như khả năng thu sáng của từng điểm ảnh sẽ kém hơn. Điểm ảnh càng lớn thì càng thu được nhiều ánh sáng.
Bên cạnh đó, độ phân giải camera còn phụ thuộc vào chip xử lý bên trong smartphone cũng như cách tích hợp hệ thống nhiều camera. Phần lớn chip smartphone không hỗ trợ camera với độ phân giải tới 48 MP, ngoại trừ những con chip mới ra mắt như Snapdragon 855, Snapdragon 675 và MediaTek Helio P90. Thêm nữa, cấu hình camera kép khiến cho điều này càng trở nên phức tạp.
Để có thể tích hợp camera độ phân giải cao, nhà sản xuất phải có một khâu xử lý nhằm làm… giảm độ phân giải. Trước đây, khi Nokia Lumia 1020 ra mắt năm 2013, hãng này đã phải sử dụng chip xử lý hình ảnh riêng chứ không thể dùng chip tích hợp của Snapdragon S4 Plus.
Vì sao lại là con số 48 MP?
Máy có độ phân giải cao cũng có một số điểm hạn chế, trong đó vấn đề lớn nhất là khả năng thu sáng kém. Cách xử lý thường gặp nhất chính là ghép điểm ảnh.
![]() |
Mô hình ghép điểm ảnh trên cảm biến Sony IMX586. Ảnh: Sony |
Khi chụp ở điều kiện ánh sáng kém, thông tin từ 4 điểm ảnh lân cận nhau sẽ được kết hợp lại để thành 1 điểm ảnh. Nhờ đó, ánh sáng thu được nhiều hơn, đảm bảo được độ chi tiết khi chụp tối. Điểm trừ của phương pháp này là độ phân giải của ảnh sẽ chỉ bằng 1/4 độ phân giải gốc trên cảm biến. Dù vậy, với 48 triệu điểm ảnh thì khi ghép lại, ảnh vẫn có độ phân giải 12 MP.
Một ưu điểm khác của một chiếc máy ảnh 48 MP là khả năng thu được nhiều chi tiết hơn. Với độ phân giải cao, người dùng có thể cắt lấy một phần nhỏ của ảnh, hay nói cách khác là “phóng đại” dễ dàng hơn.
Những smartphone nào đang dùng camera 48 MP?
Các hãng Trung Quốc khá nhanh nhẹn trong cuộc đua này. Huawei đã ra mắt mẫu Nova 4, thương hiệu con của họ là Honor cũng có chiếc View 20 với camera 48 MP. Xiaomi vừa ra mắt Redmi Note 7 sử dụng cảm biến Samsung vào đầu tháng 1, và sẽ sớm ra mắt mẫu Redmi Note 7 Pro sử dụng cảm biến của Sony.
![]() |
So sánh do Sony thực hiện cho thấy ảnh từ camera 48 MP thể hiện được nhiều chi tiết hơn so với camera 12 MP khi phóng to. Ảnh: Sony |
Hiện tại, vẫn còn quá sớm để kết luận smartphone với camera 48 MP có tạo nên sự đột phá. Dù vậy, hãy nhớ rằng độ phân giải không phải yếu tố duy nhất để quyết định chất lượng hình ảnh. Google Pixel 3 chỉ có một camera, độ phân giải 12,2 MP nhưng vẫn có chất lượng hình ảnh rất tốt, nhờ khâu xử lý bằng phần mềm và những tính năng độc đáo như Night Mode hoặc HDR+.
Theo Zing
Hình ảnh đầu tiên của Nokia 9 lộ diện từ tháng 9 năm ngoái. Thiết kế mặt sau kỳ lạ với bảy lỗ nhỏ chứa 5 module camera và hai đèn LED flash.
" alt=""/>Camera 48 MP châm ngòi cuộc đua mới của các hãng smartphone?Vậy ai đúng, ai sai, và có thực sự đáng tiếc khi bầu Đức không có cơ hội tham gia vào việc gia hạn hợp đồng với thầy Park, như lời ông ngậm ngùi: "Vậy tại sao không sớm gia hạn hợp đồng để giữ chân người tài? Phải làm nhanh việc này. Nhưng tôi không có quyền hạn gì sau khi nghỉ ở VFF. Tôi lấy danh nghĩa gì để làm chuyện này. Khó lắm. Nên VFF phải quyết định việc này"?
Gia hạn hợp đồng sớm cũng là một phương án hay, thậm chí là tuyệt vời, bởi nếu làm được như thế, thì không chỉ bầu Đức, người hâm mộ nước nhà yên tâm, mà cả HLV Park Hang-seo lẫn các học trò của ông cũng đều sẽ yên tâm hơn với sự gắn kết lâu dài của ông thầy đang rất "mát tay" với bóng đá Việt Nam.
Mới đây, nhà phê bình Facebook Aaron Greenspan đã cáo buộc gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook không có cách nào để đo lường chính xác cơ sở người dùng thực sự - hay nói cách khác, các tài khoản Facebook - và số liệu báo cáo của Facebook đã đánh giá quá cao con số của người dùng hoạt động thực sự hàng tháng của nền tảng mạng xã hội này.
Đáng chú ý, Greenspan là cựu bạn học Harvard của người sáng lập và CEO Facebook Mark Zuckerberg. Năm 2009, Adweek đã báo cáo Facebook và Greenspan đạt được một giải pháp bí mật về tranh chấp thương hiệu liên quan đến thuật ngữ "Face Book". Tuy nhiên, báo cáo mới của Greenspan không chỉ cáo buộc về tên gọi Facebook.
"Thực tế của vấn đề là Facebook hiện không và sẽ không bao giờ có cách chính xác để đo lường số lượng tài khoản giả mạo của mình", báo cáo tuyên bố. "Nếu tính tất cả các yếu tố này, chúng tôi ước tính có đến 50% trở lên tài khoản hiện tại của Facebook là giả mạo",
" alt=""/>Bạn học của CEO Facebook đưa ra nghiên cứu nói hơn 50% tài khoản Facebook là giả mạo