Buổi gala là dịp để khán giả cùng nhìn lại những khoảnh khắc gia đình trong “Em cùng mẹ vào bếp”, đồng thời tôn vinh những “đầu bếp nhí” xuất sắc, vượt qua hơn 700 thí sinh để đăng quang những ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
“Em cùng mẹ vào bếp” do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với chương trình “Dinh dưỡng Học đường - Cùng Nestle cho trẻ vui khỏe hơn” khởi động. Cuộc thi mang đến sân chơi mới mẻ, đầy thú vị cho các em học sinh tiểu học. Qua việc trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ trong không gian bếp, các em hiểu biết thêm về các món ăn, hình thành thói quen ăn uống khoa học, cũng như xây dựng tinh thần giúp đỡ người thân trong việc nhà.
![]() |
Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phát biểu tổng kết cuộc thi |
Tại vòng Sơ chế (diễn ra từ 25/10 - 6/12), đã có hơn 700 bài dự thi ảnh được gửi về chương trình với đa dạng món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng vùng miền. 20 thí sinh xuất sắc nhất của vòng Sơ chế đã được BGK lựa chọn để tiếp tục chinh phục vòng Trải nghiệm (diễn ra từ 7 - 14/12). Tại vòng này, các gia đình sẽ quay video quá trình thực hiện món ăn và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện về dinh dưỡng. Không chỉ mang đến niềm vui trong tình hình đặc biệt, các bạn nhỏ còn trưởng thành hơn sau mỗi lần vào bếp cùng bố mẹ.
Vượt qua những thử thách của chương tình, 2 thí sinh Lê Minh Vũ (trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) và em Nguyễn Hoàng Lâm (trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp 2021”.
Đại diện BTC cuộc thi chia sẻ: “Dù còn nhỏ tuổi, nhưng những gì mà các em thể hiện đã được BGK cũng như khán giả đánh giá rất cao. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các em đã cố gắng”.
![]() |
Quán quân The Voice Kid 2021 Đăng Bách và nhóm nhảy Sao Tuổi thơ biểu diễn trong gala chương trình |
Lan tỏa bữa ăn dinh dưỡng
Tại buổi gala, khán giả được lắng nghe những chia sẻ đến từ ban giám khảo cũng như giao lưu với các gia đình thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi.
PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi cho biết: “Tôi rất ấn tượng về giọng kể non nớt, đáng yêu, ngây thơ của các con; hình ảnh cầm dao thớt vẫn còn hơi vụng về của các con; đặc biệt là những nụ cười rạng rỡ của cha mẹ và các con khi vào bếp nấu bữa cơm gia đình. Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mắt; mà còn là sự lan tỏa yêu thương, sự đồng hành trong bữa ăn lành mạnh của gia đình”.
![]() |
Tọa đàm với các chuyên gia về dinh dưỡng học đường cho học sinh tiểu học |
Bên cạnh đó, các khách mời cũng có những chia sẻ thú vị về dinh dưỡng cho trẻ. BS. Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Mỗi bữa ăn phải bảo đảm đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm các vitamin/khoáng chất. Về số lượng các bữa ăn, trẻ cần ăn tối thiểu 4 bữa mỗi ngày, trong đó có 3 bữa chính và thêm 1 - 2 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp khoảng 30% năng lượng cho cả ngày”.
Buổi gala còn sôi động với sự xuất hiện của ca sĩ nhí Đăng Bách - quán quân The Voice Kid 2021 cùng nhóm nhảy Sao tuổi thơ với các ca khúc như: “Chiếc bụng đói”, “Việt Nam những chuyến đi”, “Bắc kim thang”…
![]() |
Trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi |
Các giải thưởng của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp” - 3 giải Tập thể Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội - 1 giải Yêu thích: Thí sinh Tạ Vũ Minh Tuệ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội - 5 giải Khuyến khích: Thí sinh Nguyễn Phúc Thành - trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội Thí sinh Hồ Quỳnh Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội Thí sinh Trương Cát Bảo Nhi - trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Đắk Nông Thí sinh Lê Bảo Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội Thí sinh Phạm Tường An - trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội - 1 Giải Ba: Thí sinh Nguyễn Trúc Quỳnh - trường Tiểu học Đuốc Sống, TP.HCM - 2 Giải Nhất: Thí sinh Lê Minh Vũ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội Thí sinh Nguyễn Hoàng Lâm - trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội |
Ngọc Minh
" alt=""/>2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’1,5 triệu cổ phiếu sau đó được quyên góp cho quỹ Susan Thompson Buffett Foundation mang tên người vợ đã mất của Buffett. Ba quỹ do các con của ông quản lý sẽ nhận mỗi nơi 300.000 cổ phiếu. Tổng cộng, lần này Buffett cho đi 1,2 tỷ USD.
Tỷ phú năm nay 94 tuổi. Ông cũng tiết lộ rằng đã chọn 3 người ủy thác tiềm năng để quản lý các quỹ từ thiện cho ông, trong trường hợp ba người con là Susie (71 tuổi), Howard (69 tuổi) và Peter (66 tuổi) không thể tiếp tục công việc. Những người này trẻ và quen thân với các con của ông. Danh tính của họ không được tiết lộ.
"Tuổi của các con tôi đã tăng đáng kể từ sau cam kết năm 2006. Tôi chưa bao giờ muốn tạo ra một đế chế hay theo đuổi kế hoạch nào sau thế hệ của chúng", Buffett nói. Năm 2006, ông ký cam kết cho đi, nhằm quyên góp 99% tài sản làm từ thiện. Theo Forbes, Buffett hiện sở hữu hơn 150 tỷ USD.
Vợ chồng son thu nhập 20 triệu/tháng vẫn như bị ai lột sạch ví
Trước đây khi chưa lấy chồng, lương của Thanh Hằng 5 triệu/tháng mà người phụ nữ trẻ này vẫn để ra được khoảng 2 triệu vì ở chung với bố mẹ. Song từ khi lập gia đình, dù lương hiện đã được 8,5 triệu, lương của chồng Hằng được 12 triệu mà vợ chồng son này vẫn chỉ đủ chi tiêu dù lúc này người vợ trẻ 27 tuổi đã được sử dụng 2 ví với tổng thu nhập 20,5 triệu/tháng.
“Lấy chồng xong mình thấy, đúng là có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Như vợ chồng trẻ nhà mình thì tiêu vô cùng. Song tiết kiệm lắm giờ cũng phải 18 triệu/tháng. Lập gia đình có bao khoản phát sinh làm mình không khỏi méo mặt mỗi tháng. Có những khoản không thể kiểm soát được, tiền cứ không cánh mà bay hết. Mình đang lo khi có con hoặc lúc ốm đau thì lấy đâu ra tiền” - Người vợ trẻ này phàn nàn.
![]() |
Lấy chồng xong, dù được quản lý 2 ví nhưng người phụ nữ này vẫn hết sạch ví mỗi tháng (Ảnh minh họa) |
Cụ thể kế hoạch chi tiêu chi tiết của vợ chồng son:
1. Tiền ăn hàng ngày: 250k x 30 ngày = 7,5 triệu/tháng
Tiền ăn hàng ngày vợ chồng Hằng đóng góp cho bố mẹ hơi nhiều vì nhà có bố mẹ đẻ, vợ chồng chị Hằng và 1 cô giúp việc. Tiền ăn này đủ cho việc ăn 2 món mặn, 1 món canh, 1 món súp trong ngày.
2. Tiền học cho chồng học cao học: 2-3 triệu/tháng
Do chồng Hằng vẫn học cao học buổi tối và các khoản thu chi tiền học thường đóng gộp theo mỗi kỳ. Song nếu chia ra tiền học của chồng Hằng cũng trong khoảng từng đó.
3. Tiền hoa quả ăn thêm: 1 triệu/tháng
4. Tiền xăng xe hai vợ chồng: 700 ngàn đồng/tháng
5. Tiền thuốc cho mẹ đẻ bị bị đột quỵ: 2 triệu tháng (tháng đều như vắt chanh và không giảm tải được)
6. Tiền ma chay cưới hỏi, đi lễ (rằm và mùng 1): 2 triệu/tháng
7. Tiền điện, gas: 1 triệu/tháng
8. Điện thoại hai vợ chồng: 500 ngàn đồng (chỉ nạp lúc khuyến mãi)
9. Tiền biếu ông bà nội: 1 triệu
10. Tiền vợ chồng ăn trưa: 1 triệu
11. Tiền nước, net, truyền hình cáp: 500 ngàn đồng/tháng
Tổng chi tiêu: 20.200.000 đồng/tháng (dư 300k)
Bài toán điều chỉnh cắt giảm chi phí để có khoản để dành khi sinh con
Vì chưa có con nhỏ, lại không phải thuê nhà nên vợ chồng Hằng cũng nhận thấy mức chi tiêu nhà mình chưa hợp lý trong nhiều khoản. Bởi thế người vợ trẻ này đang có kế hoạch rà lại bảng chi tiêu để giảm chi phí hàng tháng mong để dành được một khoản từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Hiện, người vợ trẻ này đang đau đầu nghĩ cách cắt giảm các khoản sau:
- Cắt giảm các khoản chi tiêu cho lương thực và ăn uống hàng ngày từ 7,5 triệu xuống còn 6 triệu/tháng = dư 1,5 triệu
+ Sáng ăn cơm tại nhà với bố mẹ và giúp việc. Như vậy vợ chồng sẽ tiết kiệm được ít nhất 500k - 1 triệu ăn sáng.
+ Mang cơm ở nhà đi ăn trưa. Chồng Hằng ngại nên chỉ có mình Hằng mang cơm đi. Điều này đồng nghĩa với việc Hằng sẽ tiết kiệm được 500k cho cơm trưa văn phòng.
- Cắt giảm tiền gas và điện xuống 1 triệu giảm xuống 700k/tháng = dư 300k
+ Nhà Hằng khá rộng nên đề nghị giúp việc không dùng gas mà tìm các nguyên liệu khác thay thế như bếp than tổ ong. Mỗi tháng sẽ tiết kiệm khoảng được 100 ngàn tiền gas.
+ Khi trời nóng vợ chồng mới bật điều hòa, tiết kiệm được khoảng 200k tiền điện/tháng
- Cắt giảm tiền điện thoại: Từ 500k xuống còn 400k = dư 100k
Chỉ gọi điện thoại khi cần thiết, không buôn bán, không nấu cháo điện thoại như trước.
- Cắt khoản tiền mua hoa quả ăn thêm của chồng: Để dành được 1 triệu (Tiền hoa quả sẽ cố gắng bảo giúp việc cân đối chi tiêu vào tiền ăn bằng cách mua hoa quả đúng mùa)
Tổng cộng số tiền tiết kiệm được mỗi tháng sau khi điều chỉnh các khoản: 2,4 triệu + 300k = 2,7 triệu đồng/tháng
![]() |
Hiện vợ chồng trẻ này đang đau đầu nghĩ cách điều chỉnh và chi tiêu tiết kiệm để có khoản để dành mỗi tháng (Ảnh minh họa) |
Dự kiến thêm:
- Tìm công việc kinh doanh thêm để bắt phải tiền đẻ ra tiền trong thời gian tới: Hiện vợ chồng Hằng đang cân nhắc và đầu tư cho công việc kinh doanh bán hàng online. Ban ngày sẽ nhận order và chiều, tối tranh thủ đi giao hàng. Hằng nghĩ điều này sẽ mang lại lợi nhuận và ngày càng gia tăng lợi nhuận nếu kinh doanh thêm thành công.
- Mỗi tháng lĩnh lương xong, cố gắng trích ra 2,7 triệu đồng ngay lập tức dù cảm thấy bị khó thở vì luôn ở trong tình trạng sạch ví.
Người vợ trẻ này kêu ca: “Mình đang dự kiến một tháng chỉ chi tiêu như vậy và từ tháng này sẽ quyết tâm thực hiện được như thế. Song không biết có vượt quá không đây hay vẫn đầu 2 thì chết. Chị em nào có cách chi tiêu thông minh tư vấn điều chỉnh tiếp được khoản nào hay khoản ấy giúp vợ chồng mình với. Mình xin cám ơn” .
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Bài toán chi tiêu 20 triệu của cặp vợ chồng son tháng nào cũng như bị ai 'lột sạch' ví