Trường cũng cho biết, hình thức xét tuyển căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia 2018.
Các nữ sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trong giờ thực hành máy. Ảnh: Thanh Hùng. |
Sinh viên thủ khoa các khối xét tuyển được cấp học bổng 100% kinh phí đào tạo toàn khóa học, 15 sinh viên có tổng điểm 3 môn xét tuyển cao nhất (trừ thủ khoa) được cấp học bổng 100% kinh phí đào tạo năm thứ nhất.
Sinh viên học xong học kỳ thứ nhất có thể đăng ký học 2 chương trình cùng một lúc để được cấp 2 bằng tốt nghiệp của 2 ngành khác nhau.
Dưới đây là chỉ tiêu các ngành và tổ hợp môn xét tuyển:
![]() |
![]() |
![]() |
Nguồn: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. |
Thanh Hùng
Tuyển sinh ĐH 2018, Trường ĐH Giao thông Vận tải sẽ mở thêm 4 ngành học mới (gồm Quản lý xây dựng, Kỹ thuật và xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật nhiệt và Toán ứng dụng) và có thêm tổ hợp xét tuyển mới D07
" alt=""/>Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), chương trình môn Hoá học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về hóa học như: năng lực nhận thức kiến thức hóa học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Bớt những tính toán theo kiểu “toán học hoá”
Chương trình môn Hoá học đảm bảo tính khoa học, kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở THCS theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
Ở cấp THCS, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức Hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan, chưa hiểu rõ cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học.
Chương trình Hoá học lớp 10 sẽ trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học, là cơ sở lý thuyết chủ đạo để giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật ở các nội dung hoá học vô cơ ở lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12.
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.
Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học, chương trình chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ. Đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
Chương trình vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực hóa hoạt động của người học, nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
3 mạch nội dung cốt lõi
Chương trình sẽ gồm 3 mạch nội dung cốt lõi: Kiến thức cơ sở hóa học chung; kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học hữu cơ.
Trục phát triển chính của chương trình là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học.
Các kiến thức về cấu tạo của nguyên tử, liên kết hóa học, năng lượng hóa học, tốc độ phản ứng hóa học, cân bằng hóa học, phản ứng oxi – hóa khử và dòng điện, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm). Mục tiêu của các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành, luyện tập và vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng:
– Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm.
– Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học; coi trọng thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về các chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án học tập.
– Kết hợp giáo dục STEM trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
– Sử dụng các bài tập hoá học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải,...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hoá học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học.
– Đa dạng hoá các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chương trình môn Hóa học sẽ đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận thức kiến thức hoá học thông qua các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... thông qua việc trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
Việc đánh giá năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hoá học áp dụng các phương pháp như: Quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí đã xác định, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá trình thực hành thí nghiệm của học sinh,...); Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của người học về kỹ năng thí nghiệm, khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm nghiệm, xử lý các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận, khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị, kỹ thuật thích hợp; Sử dụng báo cáo thực hành để đánh giá toàn diện quá trình thực hành (ví dụ quá trình thực nghiệm để kiểm tra một giả thuyết) của học sinh.
Việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn được thực hiện qua yêu cầu người học trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Trong đó học sinh phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.
Nội dung chương trình được thiết kế theo hệ thống chủ đề
Khác với chương trình hiện hành, nội dung chương trình môn Hóa học cấp THPT lần này không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu kiến thức hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ. Tuy nhiên, hệ thống kiến thức về cơ bản không thay đổi. Do đó, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ chương trình là có thể thực hiện được.
Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chương trình môn Hóa học lần này là sử dụng thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
Để thực hiện tốt chương trình môn Hóa học cấp THPT, các trường cần có phòng học bộ môn với các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi học.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể chuẩn bị một số thiết bị dạy học tối thiểu về dụng cụ và hóa chất, các đồ dùng trực quan như: hệ thống sơ đồ, biểu bảng, các tư liệu điện tử có thể thay thế được thí nghiệm như sử dụng video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo,... với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu và Internet.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Hoá học. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
" alt=""/>Chương trình môn Hóa học có gì mới?Thế hệ sắp tới của trí tuệ nhân tạo
Thế hệ sắp tới của AI sẽ không còn chỉ là trí tuệ nhân tạo có giới hạn nữa mà sẽ là trí tuệ nhân tạo tổng hợp. Với thế hệ này, số tiền đặt cược gần như chắc chắn sẽ cao hơn nhiều cho trò chơi được – mất.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) sẽ có khả năng tính toán ưu việt và trí thông minh ngang tầm con người. Những hệ thống này sẽ có khả năng học tập, giải quyết vấn đề, thích ứng và tự nâng cấp bản thân. Chúng thậm chí còn biết làm những việc mà ban đầu chúng không được thiết kế để làm những việc đó.
Điều hết sức quan trọng là tốc độ nâng cấp của chúng có thể tăng theo cấp số nhân khi chúng đã trở nên thông minh hơn nhiều so với con người đã tạo ra chúng. Nếu đưa trí tuệ nhân tạo tổng hợp vào sử dụng thì chẳng mấy chốc sẽ sinh ra trí tuệ nhân tạo siêu phàm.
Hiện nay các AGI chưa hoàn toàn đi vào thực tế nhưng người ta ước tính rằng chúng sẽ bắt đầu “sống” cùng con người từ năm 2029 hoặc muộn nhất thì cũng trước khi kết thúc thế kỉ này.
Điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra là sớm muộn gì chúng cũng sẽ đi vào cuộc sống con người. Khi đó điều hiển nhiên và đáng quan ngại là chúng ta sẽ không thể kiểm soát chúng.
Những nguy cơ đi kèm với trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắc AGI sẽ làm thay đổi loài người. Một số ứng dụng tiên tiến bao gồm chữa bệnh, giải quyết những thách thức phức tạp của toàn thế giới như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, và khởi phát sự bùng nổ công nghệ toàn cầu.
Nhưng đi kèm đó, nếu con người không thể kiểm soát chúng thì những hậu quả khôn lường chắc chắn sẽ xảy ra.
Trong những bộ phim Hollywood, thảm họa do trí tuệ nhân tạo gây ra cũng chỉ dừng lại ở mức những người máy giết người. Theo giáo sư Max Tegmark của Viện Công nghệ Massachusette (MIT) thì trên thực tế, vấn đề không nằm ở sự ác tâm mà chính là ở trí thông minh. Điều này đã được ông luận bàn trong cuốn sách của mình có tên “Cuộc sống 3.0: làm người trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo”
Vấn đề ở đây là khoa học về những hệ thống “máy như người” sẽ nắm quyền lãnh đạo, chúng sẽ biết xác định thêm nhiều các hiệu quả hơn để thực hiện các công việc, pha trộn các biện pháp để có cách đạt được mục tiêu nhắm đến và thậm chí chúng còn biết phát triển, xây dựng thêm những mục tiêu của chính mình.
Hãy thử hình dung những trường hợp sau làm ví dụ:
- Một hệ thống AGI được phân công ngăn ngừa HIV và quyết định xử lí vấn đề bằng cách giết luôn tất cả những người mang căn bệnh đó, hoặc được phân công chữa bệnh ung thư thì quyết định giết luôn tất cả những người có bất cứ bẩm chất di truyền nào có thể mắc bệnh ung thư.
- Một máy bay quân sự không người lái AGI điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp tự quyết định cách duy nhất để đảm bảo nhắm trúng mục tiêu là quét sạch toàn bộ khu vực.
- Một AGI có chức năng bảo vệ môi trường quyết định rằng cách duy nhất để làm chậm hay đảo ngược quá trình biến đổi khí hậu là loại bỏ tất cả máy móc công nghệ và con người đã chế tạo ra các máy móc công nghệ đó.
Những kịch bản này cho thấy nguy cơ một cuộc chiến giữa các hệ thống trí tuệ nhân tạo tổng hợp khác nhau, chúng không còn lấy mục đích của con người làm nhiệm vụ trung tâm của chúng nữa.
Trong những tình huống tương lai như thế, con người sẽ trở thành lạc hậu và hậu quả cuối cùng là sự tuyệt chủng không thể cứu vãn của loài người.
Ở một số kịch bản khác, tương lai đỡ cực đoan hơn nhưng cũng vẫn cực kì đen tối, khi mà trí tuệ nhân tạo tổng hợp được sử dụng vào những mục đích ác tâm như là khủng bố và tấn công mạng, loại bỏ nhu cầu sức lao động của con người, và theo dõi hàng loạt, v.v.
Vì vậy tìm ra biện pháp an toàn nhất để thiết kế và quản lí AGI để giảm thiểu nguy cơ và tối đa hóa lợi ích là điều vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để kiểm soát trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Kiểm soát AGI không đơn giản chỉ là áp dụng những biện pháp kiểm soát như kiểm soát con người.
Nhiều biện pháp kiểm soát hành vi của con người dựa vào nhận thức, cảm xúc của con người và dựa vào việc áp dụng các giá trị đạo đức của con người. AGI không cần những thuộc tính này, vì thế chúng hoàn toàn có thể gây hại cho con người. Những dạng kiểm soát hiện nay là không đủ để áp dụng cho chúng.
Có ba tập hợp các biện pháp kiểm soát hiện đang được tranh luận và rất cần được phát triển và thử nghiệm ngay tức thì, đó là:
- Kiểm soát để đảm bảo các nhà thiết kế hệ thống AGI tạo ra các hệ thống này an toàn.
- Kiểm soát được gắn vào ngay trong chính bản thân các AGI, như là “ý thức”, giá trị đạo đức, qui trình vận hành, nguyên tắc ra quyết định, v.v.
- Kiểm soát được đưa vào trong những hệ thống bao trùm mà AGI sẽ hoạt động trong đó, như là qui định, mã thực hành, qui trình vận hành tiêu chuẩn, hệ thống giám sát và cơ sở hạ tầng.
Yếu tố con người và công thái học đưa ra những phương pháp xác định, thiết kế và kiểm nghiệm các cách kiểm soát đó rất tốt trước khi có các hệ thống AGI.
Ví dụ: hoàn toàn có thể chạy mô hình các cách kiểm soát của một hệ thống cụ thể để làm mô hình cho hành vi của các hệ thống AGI trong phạm vi cơ chế kiểm soát đó và xác định các rủi ro về độ an toàn.
Điều này sẽ cho phép chúng ta xác định cần áp dụng các cách kiểm soát mới vào đâu, rồi thiết kế các cách kiểm soát đó, và lên mô hình lại để xem đã loại bỏ được các rủi ro hay chưa.
Ngoài ra, các mô hình về nhận thức và ra quyết định của chúng ta cũng có thể đem dùng để đảm bảo các AGI hành xử đúng mực và có các giá trị nhân văn.
Hành động ngay chứ không trì hoãn
Các nghiên cứu này đang được tiến hành rồi nhưng vẫn chưa đủ và vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết.
Thậm chí doanh nhân công nghệ có uy tín là Elon Musk đã cảnh báo về “khủng hoảng hiện sinh” mà con người đang đối mặt do sự tiến bộ của AI và ông cũng đã lên tiếng về sự cần thiết phải điều tiết AI trước khi quá muộn.
Thập kỉ tới đây chính là giai đoạn quyết định. Có một cơ hội để tạo ra các hệ thống AGI an toàn và hiệu quả để phục vụ xã hội loài người. Đồng thời, nếu vẫn chỉ “làm việc như bình thường” tức là chúng ta cứ đuổi theo các tiến bộ nhanh chóng của công nghệ mà không hề chuẩn bị trước cho các tình huống sau này thì sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người. Quả bóng đang ở trên sân chơi của chúng ta, nhưng sẽ chẳng được bao lâu nữa đâu.
Phạm Hường(Theo The Conversation)
" alt=""/>Trí tuệ nhân tạo, làm sao để kiểm soát con dao hai lưỡi?