GS.TS.BS Trần Trung Dũng trình bày chuyên sâu về ứng dụng công nghệ 3D trong phẫu thuật chỉnh hình, minh họa trực quan với mẫu mảnh ghép 3D tại một hội thảo y khoa.
Công nghệ này mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực phẫu thuật, giúp tối ưu hóa độ chính xác, an toàn và hiệu quả nhờ lập kế hoạch chi tiết trước mổ. Các bác sĩ có thể thực nghiệm phẫu thuật ảo, dự đoán nguy cơ biến chứng và giảm thiểu sai sót trước khi bước vào ca mổ thực tế.
Đặc biệt, việc in thiết bị định vị cá thể hóa bằng công nghệ 3D đã cách mạng hóa quy trình phẫu thuật. Thiết bị này giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác tiệm cận mức hoàn hảo tuyệt đối (sai số chỉ dưới 2%), tránh các tác động không cần thiết vào cấu trúc xương, gân, cơ của bệnh nhân. Nhờ đó, thời gian mổ được rút ngắn, lượng máu mất giảm thiểu và nguy cơ biến chứng như tắc mạch, gãy xương hay trật khớp cũng giảm rõ rệt so với các phương pháp truyền thống.
Công nghệ 3D không chỉ giúp xác định trục chi chính xác, mà còn hỗ trợ bệnh nhân phục hồi vận động tự nhiên và chức năng ban đầu một cách tối ưu, mang lại chất lượng cuộc sống vượt trội sau phẫu thuật. Đây là minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của GS.TS.BS Trần Trung Dũng và đội ngũ trong việc tiên phong đổi mới y học, mang lại hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân.
Niềm hy vọng mới cho bệnh nhi ung thư xương
Đối với các bệnh nhi mắc ung thư xương, viễn cảnh cắt cụt chi từng là một "dấu chấm hết," mang theo nỗi ám ảnh về cuộc sống không trọn vẹn. Tuy nhiên, dưới bàn tay tài hoa của GS.TS.BS Trần Trung Dũng và ekip, nhiều em nhỏ không chỉ được cứu sống mà còn giữ lại chi thể, mở ra cơ hội cho một tương lai khỏe mạnh và đầy hy vọng.
"Mỗi khi điều trị thành công cho một bệnh nhi, nhìn thấy các em trở lại cuộc sống bình thường, tôi càng tin rằng mọi nỗ lực là xứng đáng," GS. Dũng chia sẻ.
Với gần 300 ca phẫu thuật bảo tồn chi thể cho bệnh nhân ung thư xương, GS Dũng đã trở thành nguồn động lực và niềm hy vọng của hàng ngàn gia đình trên khắp cả nước.
Sự kết hợp giữa kinh nghiệm dày dặn và công nghệ hiện đại tại Vinmec đã giúp GS. Dũng cùng đội ngũ đưa tỷ lệ bảo tồn chi thể lên những con số ấn tượng. Thay vì đối mặt với những đau đớn thể xác và tinh thần, các bệnh nhi ung thư xương giờ đây có cơ hội sống một cuộc đời trọn vẹn, khỏe mạnh, tiếp tục ước mơ và nuôi dưỡng khát vọng tương lai.
"Điều lớn nhất mà tôi mong mỏi là mang lại hy vọng và niềm tin cho các em. Dù con đường phía trước còn dài, tôi tin rằng y học hiện đại sẽ không ngừng mở ra những cơ hội để các em bước tiếp với cả thể chất và tinh thần lành lặn," GS Dũng nhấn mạnh.
Đưa y học Việt Nam vươn tầm thế giới
Với khát vọng đưa ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam ngang tầm quốc tế, GS.TS.BS Trần Trung Dũng không ngừng sáng tạo và tiên phong trong những hướng đi mới. Dưới sự dẫn dắt của ông, công nghệ hiện đại như in 3D đã được áp dụng thành công trong điều trị thoái hóa khớp, thay khớp, và bảo tồn chi thể cho bệnh nhân ung thư xương - những thành tựu mang tính đột phá, định hình lại tiêu chuẩn chăm sóc y tế tại Việt Nam.
"Tôi hy vọng công nghệ y học sẽ ngày càng tiến xa, giúp tăng tỷ lệ bảo tồn chi thể và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Đó không chỉ là việc cứu chữa mà còn là hành trình trao cho họ cơ hội sống tiếp với thể chất và tinh thần lành lặn," GS. Trần Trung Dũng chia sẻ.
Những nỗ lực bền bỉ của ông không chỉ thay đổi diện mạo ngành y học Việt Nam, mà còn thắp lên niềm hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân cùng gia đình họ. Từ những ca phẫu thuật thành công đến sự hồi phục kỳ diệu của từng người bệnh, hành trình của GS. Dũng là minh chứng rõ nét cho khát vọng không ngừng nâng cao chất lượng sống, khẳng định vị thế của y học Việt Nam trên bản đồ thế giới.
" alt=""/>GS.TS.BS Trần Trung Dũng: Tiên phong đưa công nghệ 3D vào phẫu thuật ung thư xươngNguyên Khang trong chương trình "Tuyệt đỉnh song ca":
Video: THVL
Ảnh: FBNV, Internet
Hôm đó, đúng giờ nhà trai sang đón dâu. Mới đầu, chú rể vẫn còn sung sức lắm. Buổi trưa dù bạn bè khách khứa đến chúc mừng đông, nhưng ai cũng biết nhiệm vụ cao cả của chú rể nên không ai dám ép uống rượu nhiều. Bên cạnh đó, phù rể và anh trai của chồng tôi cũng là những cao thủ đỡ rượu giỏi.
Khi chú rể tới nhà tôi, mặt anh chỉ hồng hào một chút và vẫn "chém gió" tung bay. Làm lễ và các khoản thủ tục vẫn tốt đẹp. Bên nhà chồng tôi có tập tục, buổi chiều vẫn làm vài mâm mời anh em bạn bè để cảm ơn họ đã giúp đỡ trong 2 ngày qua. Và đó mới là buổi chè chén túy lúy của chồng tôi.
![]() |
Đêm tân hôn của vợ chồng tôi, chồng mệt mỏi vì “canh” nhà vệ sinh còn vợ ngã trẹo chân (Ảnh minh họa) |
Khi tôi còn đang khép nép đúng kiểu dâu con về nhà chồng thì chồng vừa cưới xong của tôi đã cầm chén rượu đi cảm ơn từng người. Anh chao qua 10 bàn, khi quay lại thì người đã nghiêng ngả, cầm cái chén đầy rượu mà cứ hô hào người khác rót cho anh, là tôi biết anh say lắm rồi. Nhưng chẳng ai cản được.
Tôi len lén giật giật tay nhắc anh uống ít thôi thì anh còn cười khà khà nói oang oang “Em yên tâm, anh chưa say đâu, đêm nay là đêm tân hôn của vợ chồng mình, anh làm sao mà say được cơ chứ”. Anh làm tôi xấu hổ đến mức phải lấy móng tay bấm vào đùi anh mới hả giận.
Sau rồi cũng dứt được bàn nhậu. Tôi nửa ôm nửa kéo chồng về phòng tân hôn. Để chồng nằm trên giường, lúc này tôi tranh thủ đi tắm. Tôi đang tắm thì chồng tôi liên tục gõ cửa. Giọng anh thều thào gì đó tôi lại tưởng anh say và có ý định “tắm uyên ương” nên nhất quyết không cho vào.
Càng ngày tiếng đập cửa càng mạnh như muốn phá cả cánh cửa ra. Bực bội, tôi đành dội nước qua loa sau đó choàng khăn mở cửa cho chồng. Nào ngờ, anh kéo vội tôi ra khiến tôi ngã bệt xuống sàn, rồi lao vào nhà vệ sinh, đến cửa cũng không kịp đóng. Lúc này tôi mới vỡ lẽ, anh cần giải quyết gấp.
Thế nhưng, khi tôi đứng lên thì phát hiện chân đã bị trẹo, đang vô cùng đau. Tôi càng thử cử động càng đau. Tôi hoảng quá gọi chồng “Anh ơi, em bị trẹo chân rồi, đau quá”. Chồng tôi từ bên trong thều thào vọng ra “Chờ anh chút anh xem cho”.
Chờ tới 10 phút sau mới thấy chồng tôi mặt tái nhợt đi ra. Người anh vật vờ còn có vẻ ốm đau hơn cả tôi. Anh ngồi xuống nắn nắn bóp bóp chân cho tôi. Lúc này chân tôi đã có dấu hiệu sưng phù vì thế mà trước sự mạnh tay mạnh chân của anh, tôi liên tục kêu đau.
Chưa kịp dìu tôi dậy thì chồng tôi lại nhăn nhó mặt mày xô cửa vào nhà vệ sinh lần 2. Suốt tối đó, đếm sơ qua cũng phải tới 8 lần chồng tôi đi vệ sinh. Mỗi lần xong là lại trèo lên giường đắp chăn vì lạnh. Tôi bảo anh hay đi đến bệnh viện khám xem sao. Anh nói không cần, có lẽ do anh uống cái ly rượu bổ huyết kia bị ngộ độc. Tôi đoán một phần cũng là do anh ngại đi, bệnh viện cách chỗ chúng tôi khá xa.
![]() |
Giờ nghĩ lại, tôi luôn cảm thấy có chút tiếc nuối về một đêm tân hôn ngọt ngào (Ảnh minh họa) |
Còn tôi, suốt cả đêm chườm đá, sáng hôm sau chân vẫn sưng bầm. Vậy mà mở cửa ra, tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt vô tình hay cố ý nhìn về phía mình của mọi người trong nhà chồng. Tới tận trưa, chị dâu mới hỏi nhỏ tôi “Tình hình chiến đấu đêm tân hôn ra sao mà la hét ầm nhà vậy? Phòng trông vậy thôi nhưng cách âm không tốt lắm đâu”. Hóa ra mọi người đều hiểu lầm làm tôi xấu hổ tới mức không dám ngửa mặt nhìn ai. Tôi vội vã kể lại chuyện mình bị trật chân nhưng không ai tin. Ai cũng cho rằng chúng tôi ham hố quá nên gặp tai nạn.
Giờ nghĩ lại, tôi luôn cảm thấy có chút tiếc nuối về một đêm tân hôn ngọt ngào. Không biết có ai có đêm tân hôn buồn tẻ và đáng ghét như chúng tôi không?
(Theo Trí Thức Trẻ)