- Các bằng chứng cho thấy virus Zika có liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh,ụcầnlàmgìkhinhiễlịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này vậy phụ nữ mang thai cần làm gì khi nhiễm bệnh?
- Các bằng chứng cho thấy virus Zika có liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh,ụcầnlàmgìkhinhiễlịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này vậy phụ nữ mang thai cần làm gì khi nhiễm bệnh?
Giãn cách xã hội, công ty cho nghỉ làm việc online nhưng hàng xóm nhà tôi đâu thấy ai làm. Họ hát từ sáng tới tối, mở loa hết công suất, quay thẳng ra đường.
![]() |
Đáng sợ hơn, bên này thím Bảy ca tuyển tập những gì thê lương nhất. Đằng kia, gia đình chú Năm lại toàn chọn nhạc xập xình như "lên sàn". Mấy nhà có con cháu mới 2, 3 tuổi nhưng vẫn mở hát rầm rập.
Tôi gọi điện cho từng nhà để góp ý cũng chỉ được bữa một bữa hai. Khi "lịch sử lặp lại", tôi ý kiến thì có người kêu: "Ông Bảy hát được, cớ gì tôi không ca?". Nhà khác lại bảo: "Tôi hát trong nhà tôi chứ có đứng giữa đường, giữa chợ hát đâu mà anh than?...
Tôi không biết mình có thể chịu đựng cuộc sống này tới hết 15 ngày "cách ly" hay không? Ban ngày thì không thể tập trung hoàn thành công việc sếp giao. Tới khuya, vắng tiếng xe cộ, tiếng hát càng vang vọng, tôi phải đeo tai mà vẫn nghe rõ mồn một! Tôi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hơn cả khi bị 5-7 cái deadline của sếp dí lên người!
Sau dăm bữa chịu đựng, tôi ý nhị nhắn tin cho anh công an khu vực để báo cáo tình hình và mong có hướng giải quyết. Nhưng quá bận rộn gác chốt rồi rất nhiều công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự khác, anh công an chỉ nhắn tôi: "Ráng chịu chút, hết dịch anh sẽ đi nhắc nhở các nhà".
Thật lòng, tôi cũng không muốn làm phiền công an hay các cơ quan chức năng khác lúc này vì biết họ thực sự bận rộn và quá tải. Nhưng tiếng ồn luân phiên tiếp diễn thế này, lỗ tai tôi bùng nhùng hoài - làm việc không được, nghỉ ngơi càng khó... Tôi không thể nào chịu nổi nữa!
Tra cứu thông tin trên mạng, tôi được biết, theo quy định tại thông tư 39/2010/TT-BTNMT, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (từ 21h đến 6h). Tôi đã thử tải một app đo tiếng ồn trên điện thoại và thấy tiếng ồn từ việc hát hò của mấy cô chú quanh nhà phải lên tới 80-90dBA tuỳ thời điểm.
Luật có ghi rõ ràng: Nếu hát karaoke phát ra tiếng ồn vượt mức cho phép có thể bị phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất lên đến 160 triệu đồng. Còn theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi "gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng sau 22h đến 6h sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng. Phải chăng ai cũng thấy mức phạt này quá nhẹ nên chẳng ai ngại, cứ hát hò thoả thích?
Vẫn biết Covid-19 căng thẳng khiến nhiều người mệt mỏi và phải tìm biện pháp để xả stress. Nhưng không thể chọn cách "giúp mình - hại người" thế này được! Nếu các cô chú hát ngày 1-2 giờ, tôi cũng chẳng phản đối. Còn cứ bị "tra tấn" thâu đêm suốt sáng thế này, tôi e mình phát điên trước khi dịch tan!
Độc giả Nguyễn Hà Trang
Bạn có thể gửi cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn. |
Nhiều bạn trẻ tại TP.HCM bày tỏ sự bức xúc khi bị tiếng karaoke từ nhà hàng xóm làm phiền vào giờ làm việc, nghỉ ngơi.
" alt=""/>Ở nhà giãn cách lại còn bị hàng xóm tra tấn hát karaoke xuyên ngày đêmQuyền nuôi con là một vấn đề gây tranh cãi trong hầu hết các vụ ly hôn. Nhưng một vụ ly hôn hiếm hoi mới đây ở Trung Quốc nảy sinh vấn đề tranh chấp bất thường: Cả ông bố và bà mẹ đều không muốn chăm sóc cô con gái sau khi ly hôn.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin, cặp vợ chồng tới từ tỉnh Giang Tô đã bị từ chối đề xuất ly hôn sau khi kiên quyết tuyên bố rằng cả hai không thể chăm sóc con. Mặc dù, mọi vấn đề khác - bao gồm cả tài sản và các khoản nợ - họ đều đồng ý chia sẻ với nhau.
Bà mẹ đưa ra lý do, chị không đủ khả năng tài chính để nuôi con gái, trong khi ông bố cho biết không thể chăm sóc con vì thường xuyên đi công tác. Vì thế, Tòa án nhân dân Yangzhong đã ra phán quyết cặp đôi sẽ không được phép ly hôn do “thiếu sự sắp xếp thích hợp” cho đứa trẻ.
Phán quyết đã nhận được sự ủng hộ của báo chí trong nước cũng như cộng đồng mạng. Một bài bình luận trên tờ nhật báo Thanh niên Bắc Kinh thậm chí còn ca ngợi phán quyết này là “một điểm nhân đạo lớn trong hệ thống pháp luật”.
“Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng không thể đảm đương trách nhiệm nuôi dạy con cái. Bởi vì không có một bài kiểm tra hay một quy trình phê duyệt nào để có thể trở thành cha mẹ” - Zhang Ying, một luật sư chuyên về ly hôn nhận định. “Quyết định này của tòa án có thể là một cảnh báo cho các cặp đôi, để đảm bảo rằng họ hiểu việc trở thành cha mẹ có nghĩa là gì”.
Theo luật mới của Trung Quốc, các cặp vợ chồng nộp đơn ly hôn phải trải qua một giai đoạn gọi là “làm dịu” trong 30 ngày, trong đó thủ tục ly hôn có thể bị hủy bỏ nếu một trong hai người thay đổi ý định. Tuy nhiên, một số người chỉ trích luật này cho rằng việc tư vấn trước khi kết hôn hoặc trước khi sinh con có thể giúp hạn chế các vụ ly hôn.
Trên nền tảng Weibo, một “hashtag” liên quan đến phán quyết này đã nhận được 54 triệu lượt xem tính đến chiều ngày 14/6. Trong khi đó, một số người dùng đã đặt câu hỏi liệu phán quyết này có giải quyết được vấn đề hay không.
“Quyết định này không hẳn có lợi cho đứa trẻ. Nếu mối quan hệ đã hoàn toàn rạn nứt, họ có thể đổ lỗi cho đứa trẻ vì cuộc ly hôn không thành, từ đó có thể dẫn đến bạo lực”.
Wu Xiaoyan, một luật sư ở Hàng Châu chuyên về luật gia đình, chia sẻ rằng bà không đồng ý với phán quyết trên. Bà cho rằng các phán quyết về việc ly hôn phải dựa trên mối quan hệ của cặp đôi.
“Khi các cặp vợ chồng từ chối trách nhiệm nuôi dạy con cái, chúng ta nên xem xét việc sửa đổi Luật nhận con nuôi. Đồng thời, cha mẹ phải trả chi phí chăm sóc con cái cao hơn, và cả hai phải được ghi nhận vào hệ thống là đã từ chối trách nhiệm pháp lý của mình”.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Tôi viết những dòng chia sẻ này để trải lòng. Những ngày qua, tôi quá mệt mỏi. Tất cả đều xoanh quanh sự đỏng đảnh của vợ tôi.
" alt=""/>Không ai muốn nuôi con, tòa án đưa ra phán quyết gây tranh cãi