Cá tràu hay cá trèo đồi, cá cửng là những cái tên khá xa lạ với thực khách, nhưng nó lại là tên của một loài cá quý rất quen thuộc với người dân Ninh Bình.
Cá tràu thuộc họ cá quả, mình tròn lẳn, sinh sống chủ yếu trong các khe đá. Vào mùa đông, dù nước cạn đến đâu chúng cũng đào sâu hang xuống để sinh sống, ăn loại đất sét và ngủ suốt mấy tháng liền, khi mùa mưa tới thì mới xuất hiện.
![]() |
Thịt cá tràu rất chắc và vô cùng thơm ngon. |
Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc xã Ninh Hải và Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Cá tràu rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để lên những điểm cao hơn như khe nước ven lưng chừng đồi, vì thế chúng còn có tên gọi khác là cá trèo đồi.
Tương truyền, cá tràu đã có từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Xưa kia, người dân kinh thành Hoa Lư mỗi khi bắt được loài cá này đều phải cống nạp cho vua, nếu tự ăn sẽ bị coi là phạm thượng.
Cá tràu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá tràu nướng, cháo cá tràu nhưng đặc sắc và hấp dẫn nhất đó chính là canh rau sắng cá tràu.
![]() |
Chỉ riêng cá tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư, Ninh Bình mới có được thứ thịt thơm, dai, ngọt đặc trưng. |
Rau sắng, hay còn gọi là rau ngót rừng, có lá xanh thẫm, bóng mỡ. Rau sắng là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên cheo leo núi đá vôi. Sắng là loại rau thử thách con người, bởi muốn hái rau sắng, người đi rừng phải thông thuộc địa hình, leo trèo giỏi, tốn bao mồ hôi, công sức.
Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng Hai đến hết tháng Ba âm lịch và có giá bán khá đắt. Thậm chí ở chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), có thời điểm giá rau sắng lên đến 1 triệu đồng/kg.
Sở dĩ loại rau này có giá đắt như vậy là bởi từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên phải mất từ 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Càng là những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.
![]() |
Dường như, từng lá rau, đọt rau đều chắt lọc từ đất trời, từ gió núi để gom lại những tinh túy và gửi tới con người vị thanh khiết, vị ngọt bùi đến say lòng. |
Rau sắng sử dụng lá non, đọt thân, hoa và quả để chế biến. Những người sành ăn không bao giờ nấu rau sắng ăn suông. Họ dùng lá non, đọt thân nấu canh với cá, thịt lợn, hay tôm nõn... để dậy lên vị ngon khó tả.
Rau sắng thường được nấu với cá rô, cá quả nhưng đặc trưng nhất vẫn là rau sắng nấu cá tràu vì khi hai nguyên liệu hòa quyện sẽ giữ được vị thơm, săn chắc của thịt cá. Khi nấu canh sắng với cá tràu, người Ninh Bình không cần dùng đến gia vị, bởi chỉ riêng vị ngọt của sắng cũng đủ khiến món ăn vương vấn nơi đầu lưỡi.
![]() |
Canh rau sắng cá tràu nấu rất đơn giản nhưng có vị ngon, ngọt và ngậy |
Hàng năm người dân vùng đất cố đô vẫn tổ chức lễ hội và làm món canh rau sắng cá tràu để thắp hương, cầu mong cho mọi việc ấm êm, mùa màng tươi tốt.Từng một thời là món đặc sản nức tiếng dành để cho bậc vua, chúa thưởng thức, song đến nay, loài cá tràu quí hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tại một số nhà hàng ẩm thực ở xã Ninh Hải, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động có phục vụ món đặc sản này và được nhiều thực khách ưa thích. Cá được bán với giá 150.000 - 200.000 đồng một kg.
Hội kỷ lục gia Việt Nam vừa công bố danh sách Top 100 món ăn đặc sảntiêu biểu của Việt Nam (2011 - 2016), trong đó có 2 món ăn là canh Atisohầm giò heo và bánh ướt lòng gà của TP Đà Lạt - Lâm Đồng.
" alt=""/>Món ngon: Ngon ngọt canh rau sắng cá tràu tiến vua ở Ninh Bình1. Cơm cháy ruốc
Đây là đặc sản nổi tiếng nhất, luôn luôn được nhắc tới đầu tiên của ẩm thực Ninh Bình. Cơm cháy là phần cơm dính thành tảng ở đáy nồi, sau khi được phơi thật khô dưới ánh nắng sẽ được chiên ngập trong chảo dầu. Khi ăn, bạn sẽ thấy được vị giòn và hương thơm của gạo, vị mặn của ruốc và vị ngậy của nước sốt kèm theo.
Cơm cháy được bày bán ở khắp mọi nẻo đường của vùng đất Ninh Bình. Bạn có thể mua trên các tuyến quốc lộ cho đến những khu du lịch nổi tiếng như chùa Bái Đính, Tam Cốc, Tràng An…
![]() |
Cơm cháy ruốc nổi tiếng. Ảnh: Levinh1310. |
2. Tái dê
Không chỉ dành cho những người thích nhậu, tái dê là món ăn đặc sản mà bất cứ ai được thưởng thức cũng sẽ nhớ mãi. Dê núi Ninh Bình săn chắc, ngọt thịt và có thể được chế biến thành nhiều món, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tái dê.
Thịt dê được chọn lựa kỹ càng, chần qua nước sôi rồi thái mỏng, trộn cùng lá chanh, rau thơm, sả ớt, vừng rang, nước cốt chanh. Khi ăn, chấm kèm nước tương cùng với lá mơ, lá sung, chuối xanh, khế chua sẽ cho bạn một cảm giác rất ngon miệng.
![]() |
Đặc sản tái dê. Ảnh: Yencoii. |
3. Mắm tép
Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, trộn với thính gạo và muối, đổ nước đun sôi để nguội và ủ trong chum. Để có được một bát mắm tép thơm ngon chấm rau luộc hay thịt luộc, các bạn phải chờ ít nhất một tháng sau khi ủ.
Mắm tép ngon là mắm mặn vừa phải, màu nâu đỏ hấp dẫn và thơm mùi tép. Mắm tép Gia Viễn là mắm tép nổi tiếng nhất Ninh Bình, nên nếu có dịp ghé huyện Gia Viễn, bạn nhớ mua loại mắm tép này về thưởng thức.
![]() |
Mắm tép có thể ăn cùng cơm. Ảnh: Thm16. |
4. Xôi trứng kiến
Không phải chỉ những vùng núi cao phía Bắc mới có các món ăn được làm từ trứng kiến. Vùng núi đá vôi lởm chởm Nho Quan cũng là nơi cư ngụ của loài kiến nâu số lượng lớn, nên người dân đã dùng trứng non để chế biến ra món xôi trứng kiến rất đặc biệt.
Trứng kiến sau khi được rửa sạch, tẩm ướp gia vị rồi xào chín sẽ được ăn với xôi, kèm hành khô, hương vị rất độc đáo.
![]() |
Xôi trứng kiến độc đáo. Ảnh: Geeemiii. |
5. Rượu cần Nho Quan
Rượu cần Nho Quan là đặc sản của người dân tộc Mường, nấu từ gạo nếp rồi trộn đều với men ủ trong vại lớn, sau ít nhất 3 tháng mới đem ra dùng. Đồ uống này có vị cay ngọt, thơm nồng.
![]() |
Rượu cần Nho Quan. Ảnh: Aprotravel. |
6. Cá kho gáo
Gáo là tên một loại quả đặc trưng của vùng đất Ninh Bình, mọc rất nhiều ở ven chân đồi hoặc khe suối. Người ta dùng quả gáo để nấu canh chua hay kho cá và thịt. Quả gáo có vị chua, hơi ngọt mát, nên khi được kho với cá không những át hết được mùi tanh mà còn giúp thịt cá ngọt hơn, mềm hơn và thơm hơn.
![]() |
Món cá kho gáo đặc biệt. Ảnh: Vubao. |
7. Gỏi cá nhệch Kim Sơn
Ninh Bình có rất nhiều vùng có gỏi cá ngon, nhưng Kim Sơn là nơi sinh ra món gỏi cá nhệch ngon và nổi tiếng nhất.
Được chế biến rất cầu kỳ qua nhiều công đoạn, món ăn không còn mùi tanh, chỉ có vị ngọt của thịt xen lẫn vị thơm của thính nếp quyện với bát nước chấm cay nồng của ớt, sả, gừng và tiêu.
![]() |
Gỏi cá nhệch Kim Sơn. Ảnh: Djmaianh. |
8. Nem Yên Mạc
Nem Yên Mạc là nem nổi tiếng được tương truyền từ lâu đời nay. Nem Yên Mạc được chế biến công phu tỉ mỉ, sợi nem thái chỉ đều và nhỏ, màu đỏ hồng tươi được ướp với gia vị và lá ổi.
Khi ăn kèm thêm chút lá sung, cùng rau thơm và lá ổi cuộn lại, chấm với nước mắm chanh tỏi ớt thực sự rất tuyệt vời.
![]() |
Nem Yên Mạc. Ảnh: Nhun.nhung. |
9. Bún mọc
Nếu có cơ hội ghé nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn), các bạn đừng quên thưởng thức món bún ngon miệng nóng hổi này. Nguyên liệu để nấu được một tô bún mọc nơi này cũng đơn giản, chỉ có mọc mộc nhĩ, thịt lợn, hành hoa, thêm chút sả và ớt tươi cho đậm đà. Nhưng sự khéo léo của người dân nơi đây đã cho ra đời món bún thơm ngon mà chỉ có ăn mới trực tiếp cảm nhận được.
![]() |
Bún mọc nóng hổi. Ảnh: N.anh.ng. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Món ngon: Đặc sản không thể bỏ qua khi tới Ninh Bình