Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 64 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 638 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay là 702 người, nhiều hơn so với năm 2015.
Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2015 (Ảnh Văn Chung) |
Hiện tại còn chờ chủ tịch Hội đồng là GS Phùng Xuân Nhạ ký quyết định công nhận.
Căn cứ trên số liệu của các Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGSCS), Văn phòng HĐCDGSNN có một số nhận xét về tình hình xét công nhận chức danh GS/PGS năm 2016 so với năm 2015.
Theo đó, số HĐCDGSCS năm 2016 nhiều hơn 17 Hội đồng (năm 2015 có 93 HĐCDGSCS). Tổng số ứng viên đăng ký nhiều hơn 250 ứng viên (năm 2015 là 681 ứng viên).
Có 67/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ 100% (chiếm 62,6% tổng số Hội đồng).
Có 6/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ <60% (chiếm tỷ lệ 5,6% tổng số Hội đồng).
Trong 107 HĐCDGSCS, có 58 Hội đồng có ứng viên chức danh giáo sư, trong đó 44/ 58 Hội đồng có số ứng viên chức danh giáo sư đạt 100% (chiếm tỷ lệ 75,86%). Có 71/ 107 (66,36%) HĐCDGSCS có số ứng viên chức danh phó giáo sư đạt 100%.
Năm 2016, Văn phòng HĐCDGSNN nhận được 2 hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đặc cách. Đó là hồ sơ của GS. Bùi Minh Phong, ngành Toán học, được Tổng thống Hungary phong, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Eotvos Lorand Budapest (Hungary).
Hồ sơ đăng ký xét đặc cách thứ hai là của GS. Đào Văn Lập, ngành Vật lý, giảng dạy tại Trung tâm Khoa học Quang học và Lượng tử, Đại học Công nghệ Swinburne, Úc.
Ngân Anh
" alt=""/>Hơn 700 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2016Theo đại diện ban giám khảo- ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, những công trình xuất sắc nhất của Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục rất tương xứng với kỳ vọng của ban giám khảo, có sản phẩm chỉ ở mức ý tưởng hay nhưng có tác phẩm đã được khảo nghiệm nhiều nơi.
“Theo tôi, để công trình được sản xuất đại trà và có thể thương mại hóa thì các nhóm tác giả cần được hoàn thiện để cạnh trạnh với nước ngoài” - ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.
![]() |
Ba tác giả/nhóm tác giả xuất sắc nhất của chương trình nhận giải thương 300 triệu đồng. |
![]() |
Hội đồng giám khảo (từ trái sang phải) gồm: ông Trần Quang Quý - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Sỹ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. |
“Để không còn những ngã rẽ cuộc đời”
Chứng kiến những bạn bè và học sinh của mình phải bước sang những ngã rẽ bất hạnh của cuộc đời vì thiếu kiến thức giới tính, giáo viên Lê Thị Bé Nhung đã nghiên cứu công trình: “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học”.
![]() |
Công trình “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” của tác giả Lê Thị Bé Nhung, Bến Tre. |
Đánh giá về công trình này, thành viên ban giám khảo chương trình - ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: “Đây là đề tài nói lên quan điểm “học để sống” với ý nghĩa thiết thực. 10 mô-đun chương trình được xây dựng rất logic và hợp lý”
Giải quyết tình trạng khan hiếm xác hiến cho Y học
Trước thực trạng khan hiếm xác hiến cho Y học do quá trình bảo quản xác phức tạp và văn hóa người Việt, nhóm tác giả Lê Văn Chung, ĐH Duy Tân, Đà Nẵng đã triển khai công trình: “Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Sinh viên và Giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe”.
![]() |
Công trình Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Sinh viên và Giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe |
“Chúng tôi tạo ra cơ thể ảo hoàn chỉnh với những chi tiết toàn toàn giống người thật với tỉ lệ chính xác có thể in 3D thành các bộ phận thay thế được. Sản phẩm 3D thực tại ảo của chúng tôi xây dựng sẽ giúp hỗ trợ sinh viên học môn giải phẫu có thể tương tác, trực quan và bóc tách các chi tiết trên cơ thể ảo giúp người học hình dung, quan sát các chi tiết một cách đầy đủ và đúng đắn, các mốc giải phẫu được tùy biến” - nhóm tác giả trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết.
Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nhận xét rằng: “Đề tài này rất hay, hấp dẫn, cần được nghiên cứu thêm để có thể dạy trong môn Sinh học trong trường phổ thông chứ không chỉ phục vụ sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe”.
Học sinh giỏi nhưng không hiểu kiến thức sách giáo khoa
“Các thiết bị thí nghiệm nước ngoài rất hiện đại, các học sinh chỉ ngồi bấm máy để ra kết quả, học sinh không hiểu, kĩ năng, tôi tự hỏi năng lực người học như thế nào? Đó là lý do nhiều học sinh giỏi của tôi nhưng không biết nội dung sách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã tự làm các bộ thí nghiệm này” - anh Nguyễn Quốc Huy, tác giả công trình Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý chia sẻ.
![]() |
Công trình “Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở tường phổ thông” của tác giả Nguyễn Quốc Huy, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Công trình này gồm 10 thiết bị thí nghiệm và có tiến hành 29 thí nghiệm với các phương án khác nhau phục vụ giờ học thực hành Vật lý và đào tạo giáo viên ở các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng Sư phạm.
Đánh giá về công trình này, ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng đây là một công trình rất triển vọng vì tác giả đã tự mày mò dựa trên kinh nghiệm của giảng viên nhiều năm hướng dẫn sinh viên thực hành. Đồng thời, tác giả cũng đã khảo nghiệm công trình này ở trong thực tế.
Bài toán nhân rộng các ý tưởng hay vào thực tiễn “Chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục là chương trình do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo Dục & Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long cùng khởi xướng và đặt nhiều tâm huyết. Tôi đề nghị các tác giả có công trình, sáng kiến tiêu biểu được trao giải hôm nay tiếp tục nghiên cứu để hiện thực hóa tâm huyết của mình”- Ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết. “Để đưa những công trình, tác phẩm tốt và khả thi đi vào thực tế, chắc chắn sẽ cần có sự tham gia đầu tư của nhiều nguồn lực từ Chính Phủ cũng như từ xã hội. Chúng tôi tin rằng các nguồn lực xã hội sẽ rất quan tâm đến việc đầu tư cho những công trình chất lượng một khi họ nhận ra rằng những công trình đó có giá trị cả về kinh tế lẫn xã hội. Hy vọng rằng chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục sẽ là chiếc cầu nối thuyết phục giữa những nguồn lực từ xã hội với các công trình, tác phẩm được tạo nên bởi những khối óc và tâm huyết của tri thức trẻ Việt Nam dành cho sự nghiệp giáo dục nước nhà” – Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long. |
Xuân Thạch
" alt=""/>300 triệu đồng cho 3 sáng kiến giáo dục khả thi