![]() |
![]() |
Ngày hôm qua, Hội đồng Giáo sư nhà nước đã điều chỉnh thời gian xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021.
Theo đó, các mốc thay đổi như sau:
Ngày 4/6/2021, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ tập hợp danh sách các hội đồng Giáo sư cơ sở và thông báo trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Thời gian tập huấn công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là từ 1/7 - 15/7/2021.
30/7/2021 là hạn cuối cùng các ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 tại hội đồng giáo sư cơ sở; cũng là hạn cuối ứng viên gửi bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Các hội đồng Giáo sư cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 từ 2/8-25/8/2021.
Hạn cuối cùng các hội đồng giáo sư cơ sở nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 (gồm hồ sơ, tài liệu xét của hội đồng và hồ sơ của ứng viên,… theo quy định) là 10/9/2021.
Hạn cuối cùng Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước bàn giao hồ sơ ứng viên cho các hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là 30/9/2021.
Các hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021: từ 1/10 - 20/10/2021.
Hạn cuối cùng các hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 (gồm các hồ sơ, tài liệu xét của hội đồng, hồ sơ của ứng viên… theo quy định) là 15/11/2021.
Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 từ 25/11-30/11/2021.
Lê Huyền
Tại hội đồng giáo sư cơ sở Trường ĐH Luật TP.HCM chỉ có 1 ứng viên xét giáo sư năm 2021 là Trưởng khoa Luật Dân sự.
" alt=""/>Danh sách 97 Hội đồng giáo sư cơ sở năm 2021![]() |
Trong 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục được đề xuất bỏ, có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Có ý kiến cho rằng mỗi chức danh nghề nghiệp chỉ nên để lại một loại chứng chỉ. Chẳng hạn như một sinh viên đại học sư phạm vừa tốt nghiệp ra trường muốn trở thành viên chức thì phải qua lớp đạo tạo bồi dưỡng về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy... những kiến thức chung nhất cho viên chức mà trong trường đại học chưa dạy. Chứng chỉ này dùng suốt đời.
Theo nguồn tin từ Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT đề nghị sửa “chương trình, tài liệu, thời gian, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện theo hướng dẫn về quản lý viên chức chuyên ngành (Khoản 4 Điều 17 dự thảo Nghị định 101/2017)
Bộ Giáo dục cũng đề nghị rà soát, sửa đổi các loại chứng chỉ cho phù hợp… theo hướng giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và không tạo áp lực cho giáo viên.
Thu Hằng
Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay hoàn toàn thống nhất với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất về việc giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
" alt=""/>Đề xuất bỏ 13 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên- Điều kiện thuận lợi nào giúp bác sĩ làm tốt việc quản lý khoa, đồng thời là bác sĩ phẫu thuật chính của khoa?
Tôi có cơ duyên gắn bó với Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC từ tháng 10/2020 đến nay.
Bên cạnh niềm vinh dự là Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, “lính mới” như tôi khi ấy cũng gặp những áp lực nhất định. Nhưng với tinh thần "đặt người bệnh lên hàng đầu", tôi được Ban lãnh đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi, cùng trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của anh em trong khoa, liên chuyên khoa, quá trình triển khai dịch vụ tại khoa diễn ra thuận lợi, chất lượng.
- Nhiều người bệnh biết đến bác sĩ là “đôi bàn tay vàng” của bệnh viện. Với mỗi ca phẫu thuật mới, bác sĩ có lo lắng hay áp lực nào không?
Là chuyên khoa liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người bệnh, không bao giờ tôi cho phép mình làm sai. Tôi luôn cẩn trọng vì sự an toàn và hiệu quả điều trị trên từng ca bệnh.
- Các bác sĩ ngoại khoa làm việc như thế nào khi những ca cấp cứu có thể xảy ra bất cứ ngày đêm?
Tinh thần của chúng tôi là luôn sẵn sàng kể cả ngày đêm với sự hỗ trợ của các ê-kíp làm việc trực tiếp và sự hỗ trợ online, luôn bảo đảm sự huy động kịp thời.
- Trong tình thế cấp cứu “ngàn cân treo sợi tóc” của người bệnh, chuyên khoa Ngoại làm thế nào để giải quyết an toàn, tốt nhất cho người bệnh?
Khi tiếp nhận ca bệnh dù trong giờ hành chính hay ngoài giờ, chúng tôi luôn bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, một quy trình khép kín từ khâu tiếp nhận, khám các chuyên khoa và phẫu thuật từ bác sĩ hồi sức, bác sĩ chuyên khoa Ngoại, bác sĩ gây mê; hoặc có sự hội chẩn cùng chuyên gia bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai… bảo đảm việc phẫu thuật cấp cứu thực hiện ngay, kể cả trong đêm. Trường hợp vượt chuyên môn, chúng tôi có những kênh chuyển tuyến nhanh chóng và thuận tiện nhất cho bệnh nhân.
- Sau thời gian công tác tại MEDLATEC, bác sĩ có tâm đắc gì về hoạt động thúc đẩy chuyên môn tại đây?
Tại MEDLATEC, tôi ấn tượng với việc tạo điều kiện của Ban lãnh đạo để nâng cao trình độ chuyên môn như cử đi đào tạo, cập nhật kỹ thuật, công nghệ tại hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học.
Dù là bệnh viện ngoài công lập nhưng hoạt động sinh hoạt chuyên môn, giao ban chuyên môn tại đây đang được đánh giá là đi đầu cả nước. Các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp tôi và đồng nghiệp học hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên khoa khác nhau để áp dụng điều trị trực tiếp cũng như phối hợp hội chẩn giữa các bác sĩ với nhau.
- Không bằng lòng “cái cũ”, bác sĩ còn quyết liệt đi đầu triển khai các dịch vụ mới, đó là những kỹ thuật/ dịch vụ nào, thưa bác sĩ?
Với nhân sự gồm 4 bác sĩ ngoại khoa, 2 bác sĩ gây mê, 16 điều dưỡng, kỹ thuật viên và liên kết với các chuyên gia đầu ngành, khoa có đủ năng lực thực hiện tất cả kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu.
Riêng với cá nhân tôi, khi về MEDLATEC, tôi mạnh dạn đề xuất và triển khai thành công các phương pháp điều trị, kỹ thuật hiện đại như điều trị trĩ bằng Longo, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da, hoặc qua đường hầm nhỏ bằng laser, phẫu thuật u sơ tiền liệt tuyến bằng dao cắt thế hệ mới nhất của Olympus…
- Mỗi ngày, công việc của bác sĩ được bắt đầu và kết thúc thế nào?
Bác sĩ ngoại khoa chúng tôi không có thời gian hành chính kết thúc, thời gian kết thúc làm việc là khi xử lý xong ca bệnh! Bữa ăn trưa cũng không cố định, có thể ăn đúng giờ vào 12h trưa, có thể là 2h chiều, 3h chiều, thậm chí là bỏ bữa cơm. Còn buổi tối ở nhà, tôi ăn một mình, do về muộn thì vợ con ăn xong để cho con đi học bài rồi!
- Với guồng công việc tất bật ngày đêm, thời gian nào bác sĩ có thể dành cho gia đình?
Tôi ít có thời gian dành cho gia đình! Với ngành y nói chung và việc xác định theo chuyên khoa Ngoại nói riêng, bản thân tôi cũng như vợ con luôn xác định sự vất vả nên có sự thấu hiểu, chia sẻ. Bởi việc rời nhà có thể là bất cứ lúc nào để thực hiện nhiệm vụ.
- Chúng ta vừa trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài 7 ngày, hơn nữa, nhiều người dân có tâm lý ngại “xông đất” bệnh viện, chắc hẳn dịp này bác sĩ có cái Tết trọn vẹn hơn bên gia đình?
(Cười) Chúng tôi tâm niệm bác sĩ là nghề cứu người, nên lúc nào người bệnh cần là “lên đường”. Đến nay, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề y là chừng ấy thời gian tôi có cái Tết không trọn vẹn vì lịch trực, lịch mổ.
BS CKII. Nguyễn Văn Thưởng - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là Phó Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028; Ủy viên Ban chấp hành Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam; Hội viên chính thức Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam. |
Thế Định
" alt=""/>Tinh thần ‘sẵn sàng cả ngày đêm’ của bác sĩ ngoại khoa