Đây là cột mốc đánh dấu thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của bé - mẹ có thể bắt đầu giao tiếp với bé, tạo nên mối dây tình cảm thật chặt chẽ giữa hai mẹ con. Ngoài ra, điều này cũng báo hiệu bé đang cần thêm nhiều dưỡng chất để đáp ứng cho sự phát triển vượt bậc của thời kỳ này, nhất là về trí não.“Giao tiếp” cùng con
Những cú đạp từ tuần thứ 20 chính là mối liên kết diệu kì của hai mẹ con. Nếu mẹ bầu giao tiếp với bé đúng cách sẽ giúp bé phát triển trí thông minh, giàu tình cảm và gắn kết với mẹ nhiều hơn đấy. Đừng “bỏ phí” khoảng thời gian quý giá này!
Trước hết, mỗi khi bé đạp, mẹ hãy đặt tay lên đúng vị trí bụng nơi bé vừa đạp và vỗ về thật nhẹ, như đáp lời bé. Khi bé đã quen dần với chuyện hễ bé đạp là mẹ vỗ nhẹ để đáp lời, hãy chuyển việc này thành một trò chơi. Hễ bé đạp chỗ nào, mẹ hãy vỗ nhẹ hoặc ấn nhẹ vào vị trí ấy. Sau đó, mẹ di chuyển tay sang vị trí khác gần với chỗ bé vừa đạp ban đầu và vỗ nhẹ. Mẹ sẽ vô cùng bất ngờ khi phát hiện bé có thể đạp ở đúng vị trí vỗ mới đấy.
 |
|
Kế đến, mẹ hãy tập chuyện trò với bé yêu. Thực tế bé có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ và như muốn vỗ về, an ủi khi mẹ buồn, hoặc chung vui cùng mẹ vậy. Vậy nên, hãy thủ thỉ chuyện trò cùng bé. Cho con nghe tiếng nói của bạn, gọi con hoặc hát cho con nghe nhé. Điều này không chỉ tốt cho thai nhi mà cực kỳ tốt cho tâm trạng của mẹ bầu, giúp bạn thoải mái vượt qua những trạng thái tâm lý bất ổn dễ gặp do những thay đổi hormone trong thai kỳ nữa.
Lưu ý rằng, nếu mẹ duy trì một tư thế quá lâu khi ngồi hoặc nằm, có thể bạn sẽ nhận được cú đạp của bé để báo với bạn biết là bé đang khó chịu. Những lúc này, mẹ có thể thay đổi tư thế để cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ khi nằm, mẹ có thể nằm nghiêng sang trái, đặt một chiếc gối ở dưới bắp chân và một chiếc gối ở sau lưng để tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ và con.
Mang đến cho con dinh dưỡng tối ưu
Mẹ bầu nhớ nhé, từ tuần 20, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển cực nhanh, đặc biệt là trí não, vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng rất cao, đặc biệt là các dưỡng chất DHA, cholin, acid folic, sắt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày, mẹ phải ăn vào 140mg DHA, 27mg sắt, 450mg cholin, 600g acid folic, nhiều hơn hẳn nhu cầu bình thường. Các nhà khoa học nhấn mạnh vai trò của acid folic đối với mẹ bầu và thai nhi. Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9 giúp phát triển ống thần kinh và tủy sống của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
Để bảo đảm cung cấp đủ lượng dưỡng chất nói trên, mẹ cần ăn một lượng thực phẩm tương đương 700g cá hồi, 500g rau củ, 6 quả trứng ngỗng và 400g măng tây mỗi ngày. Thực tế, lượng thực phẩm này không hề ít, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng, sợ mình ăn ít không cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất của bé. Ngược lại, cố ăn quá nhiều để bổ sung dinh dưỡng cho con cũng có thể làm mẹ bầu tăng cân quá nhiều, dễ kéo theo những vấn đề khác về sức khỏe.
Vì vậy tạo nên một thực đơn đầy đủ và cân đối (nhiều cá, nhiều rau củ, đủ hàm lượng chất béo tốt…) cho cả mẹ bầu lẫn bé yêu trong thời kỳ từ tuần thứ 20 đến khi sinh rất quan trọng.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ bầu nên uống thêm 2 ly sữa bầu có chứa đầy đủ các dưỡng chất, như Similac Mom với hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, cholin, acid folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ và giúp thai nhi phát triển tốt.
Những mẹ có cân nặng bình thường hoặc hơi cao hơn tiêu chuẩn nên chọn những loại sữa ít béo như Similac Mom - có chứa rất ít chất béo nên mẹ sẽ không lo bị tăng cân quá mức.
Thật là vui sướng khi cảm nhận bé đang lớn lên từng ngày trong cơ thể mình. Mẹ hãy chăm trò chuyện với bé, ăn uống và nghỉ ngơi tốt để bé có một khởi đầu thật hoàn hảo nhé.
Mộc Hà
" alt=""/>Mẹ làm gì khi bé bắt đầu đạp trong bụng?

Quy định dự án phải có từ 3 tầng hầm trở lên đang trở thành đề tài nóng trên thị trường BĐS những ngày vừa qua.Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo kết luận tại cuộc họp về một số nhiệm vụ trọng tâm của UBND thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Một trong các nội dung nổi bật là Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất với đề xuất và giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố, chỉ đạo các sở liên quan và các chủ đầu tư xây dựng công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, trong thiết kế và xây dựng phải bố trí thêm diện tích tầng hầm để xe, tối thiểu 3 tầng hầm, vừa đảm bảo xe của cư dân và bảo đảm xe của thành phố.
Theo Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, đây là quy định chung cho tất cả các dự án nhà cao tầng của Hà Nội với mục đích để tăng cường chỗ để xe cho người dân, hạn chế áp lực về chỗ để xe cho toàn thành phố.
 |
Công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, trong thiết kế và xây dựng phải bố trí thêm diện tích tầng hầm để xe, tối thiểu 3 tầng hầm. |
Ngay sau khi thông tin này xuất hiện trên thị trường đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như người dân. Trong đó có nhiều ý kiến đồng ý với chủ trương của Hà Nội tuy nhiên bản thân doanh nghiệp vẫn còn không ít những băn khoăn.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Vũ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương của Hà Nội. Quỹ đất sử dụng là nơi công cộng và đỗ xe là cần thiết”. Tuy nhiên, ông Hậu cũng đặt ra vấn đề: Chủ trương là thiết thực nhưng không nhất thiết phải là 3 tầng hầm.
“Khu vực để xe có thể để nổi hoặc để chìm. Điều này là tính hiệu quả ở mỗi dự án cũng không nên áp đặt vấn đề này” – ông Hậu nói.
Theo vị Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, khi thực hiện các dự án chủ đầu tư phải tuân theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng về quỹ đất cho khu vực công cộng, đỗ xe. Đối với quy định này cần có sự cân đối cho từng dự án. “Như trong 4 quận nội thành hay trong vành đai 2, vành đai 3 thì như thế nào cũng cần có quy định cụ thể . Nhưng như ở Ba Vì cũng quy định 3 tầng hầm thì khó khăn cho doanh nghiệp” – ông Hâu nêu ý kiến.
Cùng quan điểm với ông Hậu, ông Nguyễn Xuân Đức, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí cũng cho rằng, hoàn toàn ủng hộ chủ trương đáp ứng nhu cầu của người dân, hạn chế áp lực về chỗ để xe cho toàn thành phố.
Ông Đức cho biết, trên thực tế khi doanh nghiệp thực hiện những thủ tục đầu tư đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc…cũng chưa có văn bản nào chính thức được hướng dẫn thực hiện theo thông báo đó.
Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Đức cho rằng, việc có bao nhiêu tầng hầm nếu chỉ xét về góc độ quy định về quy chuẩn thiết kế hoặc quy chuẩn về quy hoạch thì hoàn toàn không bắt buộc phải quy định bao nhiêu tầng hầm.
“Các dự án cần đảm bảo đủ nhu cầu của các hộ dân cư sống trong tòa nhà đó hoặc tính đến một lượng khách vãng lai nhất định. Không nhất thiết là tầng hầm có thể là tầng nổi miễn là đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho cư dân. Diện tích tầng hầm cũng phụ thuộc vào tính chất của dự án đó. Với góc độ doanh nghiệp quy định của các cơ quan nhà nước căn cứ vào quy định của luật hài hòa lợi ích của các bên thì doanh nghiệp, người dân luôn ủng hộ’ – ông Đức phân tích.
Với các doanh nghiệp đang thực hiện dự án nhà ở phân khúc bình dân cũng bày tỏ lo lắng quy định này có thể khiến giá nhà đội lên cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người mua nhà cũng rơi vào cảnh “nửa mừng nửa lo” bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của trường bất động sản Hà Nội từ cả phía doanh nghiệp lẫn người dân và vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Hồng Khanh
Hà Nội: Xây chung cư, trung tâm thương mại phải có 3 tầng hầm" alt=""/>Quy định khiến thị trường BĐS Hà Nội nóng hổi, chủ đầu tư ‘toát mồ hôi’

-Một phần cột điện đã “chui tọt” vào trong ngôi nhà đang được hoàn thiện trên đường Trần Khát Chân kéo dài.Ghi nhận của PV VietNamNet, ngôi nhà nằm trên đường Trần Khát Chân kéo dài (thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng), đối diện số 203 phố Lò Đúc cao 4 tầng hiện đang được hoàn thiện khá khang trang. Từ tầng 2 công trình đua ra vỉa hè gần 1m “nuốt gọn” một phần cây cột điện ngay gần đó.
 |
Cột điện “chui tọt” vào trong ngôi nhà đang được hoàn thiện trên đường Trần Khát Chân kéo dài. |
Tại khu vực tầng 1, sát thân cột điện vẫn treo nhiều công tơ điện. Phần cột điện “chui” trong ngôi nhà vẫn còn nhiều dây cáp kéo qua cửa sổ ngôi nhà.
 |
Phần cột điện “chui” vào trong nhà từ tầng 2 ngôi nhà. |
Theo phản ánh của người dân sống tại khu vực, vừa qua (ngày 7/6) đã xảy ra vụ cháy tại cây cột điện này ngay phần đấu nối từ trong ngôi nhà trên ra. Vụ cháy không gây thiệt hại lớn tuy nhiên người dân tại đây tỏ ra bức xúc.
“Đầu cột điện đã bị cưa đi nhưng không hiểu làm thế nào chủ nhà có thể xây dựng trùm cả vào cột điện như thế? Người dân vẫn biết sau đường dây cáp sẽ được đặt ngầm nhưng từ giờ đến lúc đặt ngầm xong nếu cứ để thế này thì sẽ rất nguy hiểm không biết có thể xảy ra cháy nổ lúc nào. Ngôi nhà này chắc chắn vi phạm trật tự xây dựng nhưng cũng không thấy xử lý” – một người dân bức xúc cho biết.
 |
Nhiều dây cáp được kéo qua cửa sổ ngôi nhà.

Thân cột vẫn còn treo nhiều công tơ điện.
|
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, đường Trần Khát Chân kéo dài thuộc Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái), có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Sau gần 10 năm chậm triển khai đến tháng 9/2014, mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng gấp gần 3 lần tương đương số tiền 1.139 tỷ đồng.
 |
Sau nhiều năm chậm triển khai khu vực đường Trần Khát Chân kéo dài cơ bản được hoàn thiện. |
Hồng Khanh
" alt=""/>Độc và lạ Hà Nội: Cột điện ‘mọc’ xuyên nhà mới xây