
Món ngon từ đậu phụ trong ẩm thực Nhật
Cách làm món canh sườn nấu sấu chua dịu mát cho bữa cơm ngày hè
Cách làm mực khô xào miến, món ngon khiến ông xã ngất ngây
Bánh Trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản
Loại bánh trung thu này khá giống với mochi (bánh gạo của Nhật), điểm giống nhau đó là đều làm từ bột gạo. Bánh Dango được dùng chung với trà khi thưởng thức.
Người Nhật Bản tự tay làm nên những chiếc bánh Dango bằng cách trộn bột nếp cùng với nước và giã bánh. Công đoạn cũng giống với làm bánh mochi. Sau khi làm bánh xong sẽ được trang trí đẹp mắt trên những chiếc kệ gỗ, sau đó họ đặt bánh lên hiên nhà hoặc cửa sổ. Vào ngày Rằm tháng Tám trăng tròn, họ vừa thưởng thức bánh vừa ngắm trăng, đây được coi là nết độc đáo mà người Nhật đã làm nên tên tuổi của loại bánh trung thu hấp dẫn này.
Bánh trăng khuyết Songpyeon của Hàn Quốc
Trung thu tại Hàn Quốc được coi là một ngày lễ lớn, là dịp đoàn viên cùng gia đình. Bánh Songpueon trăng khuyết này với ý nghĩa biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, hạnh phúc viên mãn. Bởi vậy ngày tết trung thu tại Hàn Quốc họ sẽ nặn những chiếc bánh hình mặt trăng khuyết, với quan niệm trăng khuyết rồi sẽ tròn.
Loại bánh này cũng được làm gần giống như bánh trôi của người Việt, Bột gạo được nặn nhào cùng với nước. Sau đó chia ra từng miếng nhỏ, bánh được nhồi nhân đậu vào, sau đó hấp lên cùng với là thông tươi.
Bánh Songpyeon có nhiều mắc sắc bắt mắt như màu hồng từ trái dâu, màu xanh lá ngải cứu hay màu vàng được lấy từ quả bí đỏ,…
Vào đêm Trung thu (Chuseok) cả gia đình sẽ ngồi lại với nhau để làm bánh.
Bánh Trung thu ý nghĩa của Trung Quốc
Trung Quốc có thể là cái nôi của rất nhiều truyền thuyết liên quan tới ngày Tết trung thu. Trong quan niệm của người dân, ngày này được coi với ý nghĩa là đoàn viên.Vào ngày này, người Trung Quốc sẽ làm những chiếc bánh nướng hình tròn, bên trong nhân bánh khá phong phú đủ vị như trà xanh, khoai môn, đậu xanh, lá dứa, thịt quay,…Trên bề mặt bánh thường in các chữ với ý nghĩa tốt lành, hoa văn đặc trưng của quốc gia này.
Bánh Trung thu Hopia của Philippines
Chiếc bánh Hopia đơn giản thoạt nhìn giống chiếc bánh bao chính là bánh trung thu của quốc gia Philippines. Loại bánh này trông đơn giản nhưng lại hấp dẫn bởi nhân bánh đa dạng và phong phú. Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Người dân Philippines thường làm bánh tại nhà, bánh chín trông rất bắt mắt bởi phần nhân tràn đầy..
Bánh Trung thu sầu riêng Thái Lan
Ở Thái Lan, bánh Trung thu được bánh nhiều ở khu Chinatown, đường Yaowarat.
Bánh nướng nhân sầu riêng là loại bánh trung thu rất nổi tiếng ở quốc gia này. Bên trong cùng lớp nhân thường là trứng muối tượng trưng cho mặt trăng tròn.
Bánh Trung thu Đài Loan
Ngoài dạng bánh nướng Trung thu thông thường giống bánh Trung thu “đoàn viên” ở Trung Quốc đại lục, người Đài Loan còn hay ăn một loại bánh Trung thu khác có hình tròn nhiều lớp cuộn lấy nhau. Loại bánh Trung thu này thường có nhân bên trong bằng đậu đỏ, khoai môn.
Tùy theo truyền thống của mỗi quốc gia mà có một loại bánh được người dân làm và thưởng thức trong ngày rằm tháng tám âm lịch. Tuy hình dáng, hương vị khác nhau nhưng những chiếc luôn tượng trưng cho sự đoàn viên, no ấm và hình mặt trăng bao bọc. Đây cũng là một nết đặc trưng cho ẩm thực của các quốc gia.
Thu Hiền(tổng hợp)
" alt=""/>Người Châu Á ăn bánh gì vào trung thu?
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc BQL Dự án KĐT mới Lê Trọng Tấn Geleximco cho biết, từ năm 2016 đến nay cứ đến mùa mưa bão lại xảy ra tình trạng ngập tại nút giao đường Lê Trọng Tấn với đường gom đại lộ Thăng Long, trong đó khu A KĐT Lê Trọng Tấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân do trước đây nước mưa được điều hòa xung quanh, đến khi các KĐT mới lân cận hoàn thành do chênh lệch cốt nền, nước mưa chảy về khu A KĐT Lê Trọng Tấn và dồn ra kênh đất Liên tỉnh, đổ ra sông Cầu Ngà. Tuy nhiên, lượng nước lớn khiến lượng nước thoát đi rất chậm. Nhất là khi nước sông Cầu Ngà cao thì nước không thoát đi đâu được.
Tháng 5/2017, đơn vị đã xây dựng trạm bơm tiêu úng với 3 máy tổng công suất 4.500m3/h đặt tại phần tiếp giáp với kênh đất Liên tỉnh. Tuy nhiên, phương án này sẽ không tác dụng khi nước sông Cầu Ngà lên cao.
![]() |
Từ năm 2016, khu A KĐT Lê Trọng Tấn thường xuyên bị ngập nặng. Lý do là cốt nền của KĐT này bằng đường Lê Trọng Tấn, nhưng lại thấp hơn tất cả các KĐT xây dựng sau này. |
Đại diện CĐT KĐT Nam An Khánh (SUDICO) cho biết thêm, điểm ngập úng ngã 3 đường Lê Trọng Tấn – đại lộ Thăng Long cũng khiến cho hàng nghìn cư dân tại KĐT Nam An Khánh bị ảnh hưởng. Đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, nạo vét các kênh tiêu nước nhưng không mang lại hiệu quả cao. “Nếu không có giải pháp lâu dài thì người dân vẫn phải sống chung với lũ mỗi khi mưa to”, vị này cho hay.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Đức nhìn nhận, hiện nay các KĐT mới xung quanh như: KĐT Bảo Sơn; khu vực trước cổng đô thị Nam An Khánh Sudico, khu đô thị Lê Trọng Tấn - Geleximco, khu đường gom Láng - Hòa Lạc,... mỗi khi mưa xuống nước đều đổ dồn không tiêu thoát kịp nên xảy ra ngập úng nghiêm trọng.
Việc ngập lụt ở đây không phải do CĐT làm sai quy hoạch. Thực tế, KĐT Nam An Khánh vẫn còn một hồ điều hòa chưa làm nhưng thực ra hồ điều hòa cách xa điểm ngập. Hơn nữa, hồ điều hòa nằm ở thượng lưu, hướng chảy đang chảy từ hồ điều hòa xuống điểm ngập nên hầu như không có tác dụng thoát nước cho khu vực. “Sau khi rà soát toàn bộ quy hoạch, chỉ có giải pháp xây dựng lắp máy bơm cưỡng bức mới có thể thoát nước lâu dài cho khu vực này”, ông Trường nhận định.
Lãnh đạo huyện lý giải, thoát nước ở KĐT Lê Trọng Tấn có 3 hướng: Một là đi xuống An Thượng qua kênh S0; Hai là qua kênh T3 qua Chùa Tổng; Thứ ba là qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh rồi đổ ra sông Cầu Ngà. Đối với hướng đầu tiên qua kênh S0 đã được huyện phối hợp nạo vét thường xuyên, khơi thông dòng chảy. Tuy nhiên, hiện trạng lòng mương nhỏ hẹp, sau khi khơi thông chỉ giúp tiêu thoát được khoảng 20% lượng nước mưa.
![]() |
Phương án hút nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh rồi đổ ra sông Cầu Ngà được cho là tối ưu nhất, giải quyết được "rốn ngập". Vị trí đặt máy bơm là điểm màu cam trên bản đồ. |
Với hướng thoát nước qua Chùa Tổng, Thành phố đã có chủ trương nạo vét cuối tuyến. Tuy nhiên, đường thoát đi qua KĐT gặp vấn đề vì cốt ống cao hơn cả ống thượng lưu lẫn hạ lưu. Ngoài ra, sau khi đi kiểm tra, nhiều đoạn vỡ nắp, cát sỏi tràn xuống, gây tắc nghẽn ống cống. Một điểm hạn chế nữa của ống cống này là đi lòng vòng, qua nhiều kênh cũ dân sinh, nên khả năng thoát nước không cao.
Phương án thoát nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh đang được đánh giá là hiệu quả nhất. “Nếu đặt được trạm bơm cưỡng bức, đủ công suất vào đó thì là phương án tối ưu, sẽ xóa bỏ được điểm đen úng ngập. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này cần sự phối hợp của các sở ngành tham mưu cho thành phố xem xét. Bởi còn liên quan dến quy hoạch trạm bơm tiêu trên địa bàn”, ông Trường nói. Theo các chuyên gia, chỉ cần một trạm bơm 5 máy công suất 10.000m3/giờ là có thể giải quyết cơ bản úng ngập cho khu vực này. Khoản đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng trạm bơm để hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng này cần sớm được triển khai thực hiện.
Đồng tình với phương án đặt trạm bơm công suất lớn, đại diện Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi Đan Hoài cho biết, mặc dù hệ thống thoát nước đã được bàn giao cho Xí nghiệp thoát nước số 6 (Cty TNHH MTV thoát nước Hà Nội), Xí nghiệp thủy lợi Đan Hoài vẫn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để giải quyết ngập lụt tại KĐT trên. Theo kinh nghiệm của đơn vị lâu năm khảo sát về các kênh, mương thoát nước tại đây, đại diện Xí nghiệp cũng khẳng định: “Chỉ có đặt máy bơm thoát nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên Tỉnh, đóng cửa phai và bơm cưỡng bức ra sông thì mới thoát ngập được cho KĐT Geleximco”.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Cách nào để cư dân 'biệt thự triệu đô' Hà Nội vượt mưa lũ?Sản phẩm du lịch độc đáo
- Thưa ông, trước đây, Đà Nẵng đã tạo tiếng vang với Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng- DIFC. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa mà sự kiện này đem lại cho Đà Nẵng?
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFC là sự kiện văn hoá du lịch quốc tế được Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với mục đích tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hình thành chuỗi các sự kiện phụ trợ nhằm thu hút khách du lịch, từng bước phát triển theo định hướng đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện và lễ hội.
![]() |
Cuộc thi pháo hoa ngày càng tạo được uy tín và được công chúng yêu thích. Từ chỗ không có khán đài (năm 2008), đến năm 2009, khán đài dành cho người xem đã được lắp đặt với 6.000 chỗ ngồi. Đến năm 2012, quy mô khán đài xem pháo hoa được mở rộng lên trên 30.000 chỗ ngồi.
Bên cạnh đó, nhiều công ty pháo hoa nổi tiếng thế giới đã chủ động liên hệ để được tham gia sự kiện này. Số lượng và danh tiếng của các đội tham gia ngày càng tăng, các màn trình diễn cũng được đầu tư kỹ lưỡng, không chỉ về kĩ thuật mà còn về ý tưởng và sự độc đáo.
![]() |
Qua mỗi dịp tổ chức, DIFC lại có sự xuất hiện của những đại diện ưu tú nhất trong làng pháo hoa thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Mỹ… mang đến cho khán giả sự hấp dẫn mới lạ và những cảm xúc khó quên.
Cùng với nhiều sự kiện khác diễn ra tại thành phố, DIFC đã thực sự phát triển thành một thương hiệu nổi bật và góp phần giúp Đà Nẵng được vinh danh là Điểm đến về sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á năm 2016 bởi tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA).
![]() |
Ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng |
- Từ năm 2017, với sự vào cuộc của Sun Group, Đà Nẵng đã nâng tầm Cuộc thi trình diễn pháo hoa Đà Nẵng thành Lễ hội pháo hoa quốc tế với quy mô và chất lượng hoành tráng hơn. Xin ông cho biết, sự thay đổi này đã đem đến kết quả như thế nào?
Năm 2017 đã đánh dấu một sự thay đổi hấp dẫn của cuộc thi khi đổi tên thành Festival Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF). Sự vào cuộc, tham gia chủ động và trực tiếp của Tập đoàn Sun Group đã tạo ra diện mạo mới cho sự kiện, quy mô được nâng tầm, cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn, sự đa dạng và phong phú của các hoạt động, sự tham gia của các đội được mở rộng… Số lượng đội tham gia cho mỗi lần tổ chức đông hơn (08 đội); Thời gian kéo dài hơn so với các lần tổ chức trước đó (02 tháng , từ tháng 4 - tháng 6) với nhiều các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khá hấp dẫn và phong phú đa dạng. Mỗi đêm thi là một chủ đề đã thực sự tạo nên không khí lễ hội trong thời gian dài, góp phần nâng tầm và đổi mới sự kiện, tiếp tục xây dựng hình ảnh thành phố Đà Nẵng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Nâng tầm du lịch Đà Nẵng
- Sau 2 năm nâng tầm thành lễ hội pháo hoa quốc tế, tác động của lễ hội này tới du lịch và vị thế của Đà Nẵng như thế nào thưa ông?
Có thể nói, việc nâng tầm sự kiện pháo hoa cũng chính là nâng tầm du lịch thành phố, nâng tầm chất lượng điểm đến Đà Nẵng trong mắt bạn bè và du khách bởi tính chuyên nghiệp và quy mô. Cùng với các sự kiện quốc tế quan trọng vừa tổ chức tại Đà Nẵng thời gian gần đây, đặc biệt là sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017, thành công của DIFF càng khẳng định điểm đến Đà Nẵng có khả năng và sẵn sàng tổ chức được các sự kiện với mọi quy mô và yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp và an toàn, xứng đáng là “Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á”.
![]() |
Tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Lễ hội pháo hoa 2017 (trong 02 tháng 5 và 6) là 1.274.160 lượt, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, con số này là 1.581.558 lượt khách, tăng 24% so với năm 2017.
- Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng, xin ông cho biết, nếu trao cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư nâng tầm lễ hội, doanh nghiệp sẽ được gì, địa phương được gì?
Về phía doanh nghiệp, tôi khẳng định, họ có thể nâng được thương hiệu, uy tín của đơn vị, góp phần quảng bá hình ảnh đơn vị gắn với thành phố Đà Nẵng. Điều này cũng gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp với địa phương.
Về phía địa phương, khi các doanh nghiệp tham gia nâng tầm lễ hội sẽ giúp giảm chi ngân sách địa phương, phát huy nội lực và trách nhiệm của doanh nghiệp với phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng tầm sự kiện, quy mô hoành tráng hơn đồng thời giảm áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tổ chức sự kiện lễ hội, tập trung vào công tác quản lý nhà nước.
![]() |
- Ông mong muốn lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục có những cải tiến nào vào các năm sau?
Trước hiệu quả và ý nghĩa lớn mà DIFF mang lại cho Đà Nẵng, chúng tôi đã đề xuất UBND tiếp tục cho phép tổ chức lễ hội DIFF 2019 và các năm tiếp theo để phục vụ người dân và thu hút du khách đến với thành phố Đà Nẵng.
Để tăng sức hấp dẫn mới mẻ cho DIFF, chúng tôi cho rằng nên tạo sản phẩm mới như tổ chức nhạc nước trên sông Hàn, khu vực cảng cá Thuận Phước hoặc khu vực phía bắc hạ lưu Cảng Sông Hàn để du khách có thêm nhiều lựa chọn khi tới Đà Nẵng.
- Xin cảm ơn ông!
Phượng Đào
" alt=""/>Nâng tầm lễ hội pháo hoa, Đà Nẵng thêm sức hút