Các thiết bị chống trộm gương cho xe ô tô phổ biến:
Thiết bị chống trộm gương ô tô cảm biến nhiệt
Với thiết bị này, khi có người chạm vào gương, thiết bị sẽ lập tức phát âm thanh báo động để người sử dụng xe nhận biết. Điều này giúp ngăn chặn kịp thời hành vi bẻ trộm gương xe. Tuy nhiên, mức giá lắp đặt thiết bị chống bẻ gương ô tô cảm biến nhiệt tương đối cao.
Lắp cáp bảo vệ gương ô tô
Cáp bảo vệ gương ôtô là cách đề phòng mất gương khi đỗ xe ngoài đường hoặc ở các khu vực có an ninh thấp. Người sử dụng phương tiện có thể đến các gara sửa chữa ô tô để nhờ kỹ thuật viên luồn cáp vào trong hai cửa gương, sau đó gắn kèm đai inox bảo vệ mặt gương.
Với cách này, gương chiếu hậu sẽ được nối dây cáp, gắn chặt với khung xe, do đó kẻ gian khó có thể lấy cả cụm gương.
Lắp nẹp bảo vệ gương ô tô
Đây là một trong những phương pháp được chủ xe áp dụng để bảo vệ gương xe ô tô. Với chất liệu inox, các nẹp gương sẽ giúp bịt kín kẽ hở giữa mép gương và vỏ của gương, hạn chế nguy cơ bị cạy mở. Tuy nhiên, cách làm này chủ yếu chỉ bảo vệ bề mặt gương ô tô.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Gương cầu lồi, bảng ghi để lại số điện thoại của chủ xe hay giá đỡ smartphone,... là những phụ kiện có giá rất rẻ nhưng lại vô cùng hữu dụng trên ô tô.
" alt=""/>Có nên lắp thiết bị chống trộm gương xe ôtô?Tại tọa đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào?” diễn ra tại Hà Nội ngày 21/10, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đánh giá: Hiện nay thiết bị di động hỗ trợ được chuẩn 4G LTE - Advanced mới nhất chỉ có một số dòng smartphone cao cấp như iPhone 6, Samsung Galaxy Note 4, Galaxy Note 5... trở lên. Tức là các thiết bị này có giá bán từ 10 – 15 triệu đồng, rất cao so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng cho rằng, hiện nay dấu hiệu đáng mừng là lượng thiết bị smartphone 4G đổ vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, giá thiết bị ngày càng rẻ hơn. Đến khi Việt Nam triển khai 4G, để smartphone hỗ trợ 4G có thể phổ biến cho người dùng trong nước thì phải ở tầm giá 3 – 5 triệu đồng.
![]() |
Đồng quan điểm, trao đổi tại tọa đàm, đại diện Qualcomm Đông Nam Á cũng cho hay, từ quý III/2014, số lượng thiết bị có hỗ trợ 4G đổ về thị trường Việt Nam khá mạnh. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường, Qualcomm đã đưa ra giải pháp cho các phân khúc thị trường này, theo đó có cả smartphone dưới 200 USD sử dụng giải pháp của hãng.
" alt=""/>Smartphone 4G giá từ 3 đến 5 triệu đồng sẽ phù hợp với túi tiền người ViệtNhiễm giun thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, dị ứng, nổi mề đay, thiếu máu mạn tính khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao… Nhiễm giun lâu dài có thể làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tinh thần, đặc biệt ở trẻ em.
![]() |
Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nhiễm giun |
Ths.DS. Trần Thị Lạc Diệp- Trưởng Bộ phận Y khoa, Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) cho biết, một số loại giun có thể di chuyển tới các cơ quan ngoài ruột, gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, giun lươn (Strongyloides stercoralis) khi chui ra khỏi thành ruột có thể gây tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, tổn thương loét ở khắp nơi trong ống tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm màng não, suy kiệt, sốc và tử vong. Tương tự, giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum) có thể di chuyển tự do trong cơ thể và nguy hiểm nhất là đi vào não gây viêm, hoại tử, xuất huyết tại đó khiến người bệnh có những triệu chứng đau đớn, khó chịu, có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa “đúng và đủ” hiểm họa nhiễm giun
Để phòng hiểm họa nhiễm giun, điều quan trọng cần phải thực hiện là ăn chín uống sôi. Trên thực tế, vấn đề này rất khó đảm bảo vì nhiều người có sở thích ăn đồ sống: gỏi cá sống, sashimi hoặc thức ăn chưa nấu chín kỹ như ốc, tôm, cua,… hoặc thường ăn rau sống, salad với nguy cơ nhiễm nguồn bệnh rất cao nếu không được rửa sạch.
Bên cạnh đó, vệ sinh cá nhân là phương pháp phòng ngừa nhiễm giun rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng và đầy đủ, như: rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi đùa, tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện, đặc biệt là ở trẻ em.
Tiếp đến, nhiều người chủ quan cho rằng nhiễm giun qua đường miệng, mà không biết rằng một số loại giun xâm nhập cơ thể chúng ta bằng cách xuyên qua da (giun lươn, giun móc). Để phòng tránh nhiễm giun qua da thì không đi chân đất, không ngồi lê la trên đất cát hoặc có phương tiện bảo hộ khi công việc gắn với nghề nông hoặc tiếp xúc với đất cát thường xuyên.
Ngoài ra, việc tiếp xúc hằng ngày, chăm sóc, ôm ấp, vuốt ve chó mèo hoặc tiếp xúc với phân chó mèo cũng làm tăng nguy cơ nhiễm giun. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có ý thức tẩy giun định kỳ cho vật nuôi trong nhà và tránh tiếp xúc quá gần hoặc rửa tay, vệ sinh sau khi tiếp xúc.
Nhiều người có quan niệm chỉ cần tẩy giun 1 lần là đủ, thực tế cho thấy thói quen ăn uống, sinh hoạt, nuôi thú cưng trong nhà hoặc tính chất nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho giun xâm nhập cơ thể thường xuyên. Do đó, để tránh những hiểm họa do nhiễm giun, thói quen tẩy giun định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
![]() |
Ảnh minh hoạ: Nguồn internet |
Tuy nhiên, tẩy giun định kỳ theo chương trình: liều duy nhất liệu đã đủ tẩy sạch giun?
Mebendazole và albendazole là hai thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay. Liều duy nhất mebendazole 500mg và albendazole 400mg được khuyến cáo để tẩy các loại giun đường ruột (như giun đũa, giun móc, giun tóc). Nhưng đối với các loại giun khác (giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo) với liều duy nhất mebendazol hay albendazol thì không đủ để loại bỏ.
Ths.DS. Trần Thị Lạc Diệp cho biết, Ivermectin cũng là thuốc trị giun được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất đã có hiệu quả diệt giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo. Đặc biệt với giun lươn, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy ivermectin có hiệu quả cao hơn so với albendazole. Phối hợp albendazole 400mg và ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất đem lại hiệu quả điều trị cao hơn và an toàn, dung nạp tốt, không làm tăng tác dụng phụ so với chỉ dùng albendazole đơn độc.
Ngọc Minh
" alt=""/>Thói quen ăn uống, sinh hoạt, nuôi thú cưng dễ khiến ta nhiễm giun