Sáng nay 27/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách phòng chống dịch. |
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD-ĐT thảo luận với các địa phương về việc đi học lại (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Theo tường thuật của Báo điện tử Chính phủ, về vấn đề đi học của học sinh, Thủ tướng nêu rõ do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và UBND các tỉnh, thành phố xem xét trong khung chương trình mà Bộ đã công bố.
Bộ GD-ĐT thảo luận với các địa phương để xử lý vấn đề này một cách tốt nhất.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và đề nghị các chủ tịch xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đầu tuần sau, công văn này sẽ được gửi tới các địa phương.
Theo đó, năm học 2019 - 2020 sẽ có các mốc thời gian như sau:
Kết thúc trước ngày 30/6/2020.
Xét công nhận và hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/7/2020.
Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
Thi THPT quốc gia từ ngày 23/7 đến 26/7/2020.
Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên để xây dựng kế hoạch học bù, đảm bảo chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia của cả nước.
Tính tới thời điểm hiện tại, các địa phương trên cả nước đều cho học sinh nghỉ học hết tháng 2.
Ngày hôm qua 26/2, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản hỏa tốc giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban ngành liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2/3.
Lê Huyền

Địa phương đầu tiên chính thức quyết định cho học sinh đi học lại ngày 2/3
- Đến thời điểm này, đã có địa phương đầu tiên ra văn bản quyết định cho học sinh sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3 sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
" alt=""/>Thủ tướng giao Bộ Giáo dục thảo luận với các địa phương việc đi học lại sau thời gian nghỉ covid

Còn cô con gái thứ 2 nhà thầy, từ hôm ra Hà Nội đi làm tới giờ, làm được vài buổi cũng được yêu cầu tự cách ly tại nhà trọ. Bây giờ, chị đã được gỡ cách ly rồi nhưng thầy Chực vẫn bảo con từ từ hẵng về nhà, để khi nào tuyên bố Vĩnh Phúc hết dịch rồi về cũng chẳng sao. Thầy còn dặn con chưa phải đến công ty vội, khiến mọi người e dè, hoang mang.
Còn riêng vợ chồng thầy, ngay cả khi cả xã chưa bị cách ly, cũng từ chối đến các đám cưới hỏi, giỗ chạp ở ngoài xã. ‘Đi họp tôi cũng không dám bắt tay mọi người, nói mọi người thông cảm vì mình đang ở vùng dịch’.
 |
Thầy Nguyễn Bá Chực - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lôi B - vẫn tới trường hằng ngày suốt thời gian học sinh được nghỉ học. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Thầy bảo, có thể với một số thầy cô giáo trẻ sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang. "Ai mà không sợ? Mình không thể trách mọi người được, kể cả những người bên ngoài có ý né tránh người dân Sơn Lôi. Hay thậm chí với cả một số thầy cô ở ngoài xã cũng ngại đến trường thời điểm trước cách ly. Điều đó cũng là dễ hiểu. Là hiệu trưởng, mình chỉ còn cách động viên các thầy cô thôi".
Cách đây 16 năm, thầy cũng từng có những trải nghiệm tương tự khi dịch bạch hầu bùng phát. 2 học sinh đã tử vong. Khi đó, thầy Chực còn làm hiệu trưởng ở trường tiểu học xã bên. Trường của thầy phải đóng cửa 2 tuần.
‘Tôi đã qua cái tuổi dễ hoang mang, căng thẳng trước những chuyện như thế này. Điều may mắn nhất là tính đến thời điểm này, Sơn Lôi và cả nước đã tạm thời kiểm soát được dịch bệnh mà không có tổn thất nào về người’.
‘Đây cũng là lúc mà chúng tôi nhận thấy rõ nhất tinh thần đoàn kết, tấm lòng hảo tâm của rất nhiều cơ quan, đơn vị dành cho ngôi trường của chúng tôi nói riêng và người dân xã Sơn Lôi nói chung’.
 |
Sơn Lôi thời điểm còn cách ly |
Giao bài tập ở điểm chốt chặn
Là giáo viên dạy lớp 3 ở Trường Tiểu học xã Sơn Lôi, thầy Tuân không phải dân trong xã, mà sống ở TP. Vĩnh Yên – cách trường khoảng 7km.
Từ khi xã bị cách ly, thầy Tuân chưa đến trường ngày nào. Nhưng cứ thứ 2 hằng tuần, thầy lại cầm 7-8 trang bài tập đứng ở chốt chặn vào xã, đợi phụ huynh đến lấy đề. Hai người trao nhau mấy tờ giấy qua barie. Vị phụ huynh này sẽ làm nhiệm vụ photo đề cho cả lớp rồi gửi đến các phụ huynh khác trong xã.
Cũng có hôm, thầy còn mua cả thuốc men, rút tiền ở cây ATM hộ một số người quen ở phía bên kia barie. Công tác ở đây 27 năm, Sơn Lôi cũng đã như ngôi nhà thứ 2 của thầy với rất nhiều mối quan hệ thân sơ.
 |
Thầy Trần Minh Tuân - giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lôi B làm nghề tay trái của mình. Ảnh: NVCC |
Có một điều thầy Tuân lờ mờ nhận ra là “hình như học sinh nghỉ nhiều quá cũng chán, hay là vì bố mẹ chúng nghỉ làm ở nhà, chịu khó đốc thúc con cái nên các em chịu khó làm bài tập hơn hẳn”. Thầy Tuân cũng phấn khởi ra mặt cho dù có là lý do gì đi chăng nữa.
Ngoài việc không phải đến trường, cuộc sống của thầy giáo sinh năm 1973 không có thay đổi gì nhiều ngoài việc nghề tay trái của thầy được dịp đắt khách hơn đôi chút.
Thầy Tuân ‘bén duyên’ với công việc phun thuốc muỗi đã 17 năm nay sau nhiều lần xem phim ‘tây’ rồi tự hỏi “sao bên ấy không phải mắc màn nhỉ”.
Nếu như không có dịch bệnh, thầy thường tranh thủ đi phun thuốc muỗi cho nhà dân vào dịp cuối tuần hoặc sáng sớm trước giờ lên lớp. Trung bình, mỗi gia đình cần phun 1 bình thuốc trong vòng 30 phút với giá 100 nghìn cả tiền thuốc lẫn tiền công. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh, thầy còn được thuê phun cả thuốc khử khuẩn cloraminB. "Hầu như ngày nào cũng có việc. Công việc nhiều hơn khoảng 10-15% so với ngày thường" – thầy Tuân kể. Nhưng chắc chắn thầy chẳng bao giờ mong muốn nguồn thu nhập của mình tăng lên nhờ lý do này.
 |
Thầy Trần Minh Tuân trên bục giảng. Ảnh: NVCC |
"Thời khắc giao thừa thứ 2 của chúng tôi"
Ngày 13/2 khi Sơn Lôi bị cách ly, đứa con thứ 3 của thầy Trần Quang Thành mới sinh được 1 tháng. Từ trước khi cả xã bị cách ly, vợ chồng thầy đã mua sắm sẵn các nhu yếu phẩm cần thiết cho trẻ sơ sinh tích trữ trong nhà.
Nếu Vĩnh Phúc là điểm nóng của cả nước những ngày qua thì Sơn Lôi là điểm nóng của Vĩnh phúc và thôn Ái Văn là điểm nóng của Sơn Lôi trong số 6 thôn của xã. Gia đình thầy Thành sống ở thôn Ái Văn – cách nhà cô gái trở về từ Vũ Hán khoảng 1km. Cả nhà có 7 người thì 2 người già, 3 đứa trẻ con đang tuổi hiếu động. Không chỉ phải thận trọng từng ly từng tí để phòng dịch, vợ chồng thầy còn bận trông nom việc học hành, ăn uống của 3 đứa trẻ.
Thầy Thành là giáo viên duy nhất của Trường THCS xã Sơn Lôi là người trong xã, vì thế thỉnh thoảng thầy có ghé qua trường để giúp việc giấy tờ, công văn cho thầy hiệu trưởng. Ngoài ra, cả nhà chẳng dám đi đến đâu. ‘Chuyện trò với hàng xóm cũng chỉ ghé qua bờ rào rất dè dặt’.
Vì thế, trong ngày đầu tiên Sơn Lôi gỡ cách ly, thầy quyết định “làm một chuyến đi chợ sang thị trấn Hương Canh, mua chút đồ ăn tươi cho gia đình”.
Thầy giáo sinh năm 1983 chia sẻ, “hình như khung cảnh cũng có khác, hay là vì tâm trạng mình khác”.
 |
Sơn Lôi ngày đầu tiên gỡ cách ly. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Tối qua, khi theo dõi lễ tuyên bố gỡ cách ly Sơn Lôi qua các phương tiện thông tin đại chúng, thầy giáo dạy Văn cảm thấy rất xúc động.
“Lần đầu tiên, mình chứng kiến một đợt chống dịch dài ngày, cam go như thế ở địa phương mình, mà chính mình lại là người trong cuộc”.
“Rất may mắn là người dân Sơn Lôi đã vượt qua. Khi xem những thước phim do các bạn phóng viên, các bạn trẻ gửi qua Facebook, mình thấy rất xúc động. Đặc biệt, khi nhìn thấy đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ bắt tay các y bác sĩ và công an ở chốt số 1, mình cảm thấy như thể các đồng chí cũng có chút quyến luyến với Sơn Lôi. Bởi vì khi về làm nhiệm vụ ở Sơn Lôi, thực ra các đồng chí cũng đang cùng cách ly với người dân. Có thể nói thời khắc hôm qua giống như nhiều người ví - là thời khắc giao thừa thứ hai của chúng tôi”.
Trong số những đề bài giao cho học sinh ôn tập suốt 1 tháng nghỉ học vừa qua, thầy Thành có ra một đề bài mang tính ứng dụng thực tiễn cao như sau: Trong bối cảnh và tinh thần hỗ trợ chống dịch của các đoàn thể, cá nhân dành cho người dân Sơn Lôi, các em hãy kể lại một câu chuyện mà các em được chứng kiến hoặc trải qua khiến các em xúc động.
Thầy Thành hi vọng, vào giờ giảng đầu tiên khi quay lại trường, thầy sẽ nhận được nhiều câu chuyện ý nghĩa từ các học trò từng ở nơi "tâm dịch".

Sơn Lôi ngày mở cửa
Sáng nay, Đạt sẽ trở lại công ty sau 20 ngày bị cách ly, còn bà Nhưng thì tự tin trả những bộ quần áo đã may xong cho khách từ lâu.
" alt=""/>Kỷ nghỉ kỷ lục của những người thầy ở Sơn Lôi
Công ty điện và điện tử TCL tiếp tục hành trình “Trao vạn niềm vui-nhận triệu hạnh phúc”, trao tặng những chiếc TV mới nhất cho Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Giáo dục đặc biệt tại Đà Nẵng.Được khởi xướng từ đầu năm 2018, hành trình từ thiện “TCL chia sẻ yêu thương” với khẩu hiệu “Trao vạn niềm vui - nhân triệu hạnh phúc” đã trải qua 2 mùa đầu tiên và tiếp tục bước vào mùa thứ 3 khi dừng chân tại thành phố Đà Nẵng.
Nhân dịp ngày nhà Giáo Việt Nam, để tri ân các thầy cô cũng như nhà trường, và đồng thời tạo điều kiện cho các trẻ em không được may mắn, TCL Việt Nam đã trao tặng tổng cộng 6 chiếc tivi Android S6500 mới nhất và hàng trăm phần quà cho 2 trung tâm dành cho trẻ Mồ côi và Tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng.
Đích thân bà Summer Gao, Tổng Giám đốc TCL Việt Nam và ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên đã đến thăm hỏi và trao tặng các phần quà cho trẻ em tại 2 trường này.
 |
TCL chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô và các cháu tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển GDĐB. |
Được biết trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai đang nuôi dưỡng và tổ chức dạy học cho gần 50 cháu mồ côi (cả cha lẫn mẹ, hoặc cha hay mẹ) và các cháu có gia đình khó khăn không nuôi dạy. Mặt khác, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Giáo dục đặc biệt là nơi đang nuôi dưỡng 53 cháu khuyết tật và tự kỷ, có nhiệm vụ can thiệp các rối loạn tâm, sinh lý và tổ chức các khoá học để trẻ sống tự lập và hòa nhập vào cộng đồng.
Hai trung tâm này đã hỗ trợ nhau trong việc nuôi dưỡng và giảng dạy các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các địa phương khác.
Biết đến sự khó khăn trong công tác giảng dạy và thiếu thốn về cơ sở vật chất của trường, TCL (Việt Nam) kết hợp với Hội Bảo Trợ Người Khuyết Tật và Trẻ Mồ Côi TP. Đà Nẵng đến thăm hỏi và trao tặng tổng cộng 6 chiếc tivi Android mới nhất cùng hàng trăm phần quà nhỏ cho 2 Trung Tâm.
Bên cạnh đó, TCL cũng mong muốn đây sẽ là nguồn động lực cũng như sự hỗ trợ cho các thầy cô trong việc nuôi dạy các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
 |
Bà Summer Gao (thứ 4 từ phải sang) tặng tivi cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển GDĐB. |
Tại buổi gặp mặt và thăm hỏi, bà Summer Gao - Tổng Giám đốc TCL Việt Nam chia sẻ: “TCL là một tập đoàn đa phương tiện trên toàn cầu với 37 năm lịch sử và đã có mặt tại Việt Nam được 19 năm. Tập đoàn TCL trên thế giới đã và đang có rất nhiều hoạt động xã hội hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, không nơi nương tựa,… TCL Việt Nam cũng đồng hành với sứ mệnh của tập đoàn, mong muốn có thể giúp đỡ một phần nào đó cho xã hội”.
 |
Ban lãnh đạo TCL trao quà cho các cháu tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hoa Mai. |
Hội từ thiện TCL hướng đến các đối tượng người nghèo, vô gia cư, các trường học cho trẻ em mồ côi, trẻ em tự kỷ, các trường cho người khuyết tật, người già neo đơn, không nơi nương tựa và các dự án xây nhà tình thương,…giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc hơn bằng việc hỗ trợ tân tay những chiếc tivi do chính công ty sản xuất. Với mong muốn những đóng góp nhỏ cùng nhau sẽ tạo nên thay đổi lớn, công ty cũng kêu gọi toàn bộ nhân viên và mọi cá nhân trong xã hội hãy tự mình quyên góp với những gì mình có thể cho những người khó khăn hơn, để giúp cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn. |
Thu Hằng
" alt=""/>TCL tặng tivi cho trường trẻ mồ côi ở Đà Nẵng