Quận Bình Thủy vừa tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông số 20 cho Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp, lực lượng hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.
Kết quả triển khai Chương trình truyền thông số 02, hệ thống truyền thanh cơ sở của quận đã truyền tải 180 tin, bài trên hệ thống truyền thanh. Các phường đã thực hiện kết hợp cùng lực lượng đoàn thanh niên tổ chức các cuộc ra quân nhân ngày Chủ nhật xanh, cổ vũ và tạo phấn khởi khi triển khai chương trình truyền thông tại địa phương. Quận được hỗ trợ 42.000 tờ gấp từ 3 doanh nghiệp viễn thông trong thực hiện Chương trình về nội dung hướng dẫn cài đặt ứng dụng Can Tho Smart.
Bên cạnh đó, quận đã vận động tài trợ trên 120 băng rôn tuyên truyền về nâng cao nhận thức chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình góp phần lan tỏa thông điệp chuyển đổi số và các ứng dụng của TP Cần Thơ phát triển đến người dân địa phương. Các địa phương còn lồng ghép thông tin về chương trình trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, đoàn viên, hội viên và mạng xã hội Zalo, Facebook…
" alt=""/>Cần Thơ: Bình Thủy thúc đẩy chuyển đổi số, không dùng tiền mặt trong dânNăm 2021, bệnh viện thực hiện đấu thầu thuốc và các thiết bị y tế phục vụ cho KCB trên cổng dịch vụ công quốc gia. Phó trưởng Phòng Kế hoạch, BVĐK huyện Tuyên Hóa Hoàng Công Bằng cho hay: “Việc đấu thầu thuốc và các thiết bị y tế trên cổng dịch vụ công quốc gia là một bước tiến rất quan trọng đối với đơn vị. Qua đó, các gói đấu giá được công khai, minh bạch, độ chính xác cao, giảm được nhiều thủ tục hành chính, lưu trữ thông tin cũng như tìm kiếm thuận tiện hơn trước rất nhiều”.
Đơn vị cũng đã thực hiện đón, tiếp nhận bệnh nhân bằng thẻ CCCD gắn chíp trên ứng dụng VneID. Theo đó, các giấy tờ tùy thân và bảo hiểm y tế (BHYT) … được kiểm tra nhanh chóng, độ chính xác cao, giảm thời gian chờ đợi, mang lại sự hài lòng cho người đến KCB. Việc quản lý hồ sơ của bệnh nhân từ lúc vào, ra viện, lịch sử điều trị được lưu trữ trên hệ thống công nghệ thông tin nên rất tiện lợi cho việc quản lý, tìm kiếm, truy xuất khi cần thiết.
Trước đây, muốn khám bệnh tại BVĐK huyện Tuyên Hóa, bệnh nhân phải lấy số thứ tự bằng thủ công nhưng từ khi thực hiện CĐS, bệnh nhân đã được bấm số điện tử, có màn hình chờ khám theo các phòng, khoa nên rất tiện theo dõi. Bà Trần Thị Kiều Oanh, ở thị trấn Đồng Lê chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần đi KCB, tôi mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải xếp hàng từ sớm đến trưa mới khám được. Nhưng hiện nay, tôi chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại là các thủ tục được giải quyết nhanh gọn từ khâu đăng ký KCB, phân về các phòng khám chuyên khoa, thanh toán viện phí... rất nhanh gọn, thuận tiện”.
Nhờ đẩy mạnh công tác CĐS, các loại giấy tờ, như: Giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, chứng tử đã được liên thông. Tính đến nay đã có trên 530 giấy khám sức khỏe lái xe do bệnh viện khám, cấp đã được ký số và liên thông lên Cổng giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội. Nhiều giấy chứng sinh phục vụ nhóm dịch vụ công trực tuyến, như: Đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi và dữ liệu giấy báo tử được thực hiện hiệu quả.
Đơn vị cũng đã triển khai thành công thanh toán không dùng tiền mặt khi đăng ký tài khoản ngân hàng, có thông tin, bảng biểu hướng dẫn người dân khi đi KCB có thể chuyển khoản thanh toán bằng tay hoặc quét mã QR Code khi làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán khi ra viện.
Để hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong, chuyển tuyến, BVĐK huyện Tuyên Hóa cũng đã đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại để KCB, như: Chụp CT-Scanner giúp chẩn đoán chính xác kịp thời liên quan đến chấn thương, tai biến. Ngoài ra, các máy móc hiện đại cũng được đầu tư, trang bị nhằm thực hiện việc nội soi tiêu hóa, chữa trị răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng; máy chụp X-quang, siêu âm tim mạch… Nhờ đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại vào KCB nên tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến giảm 45% và nhiều chi phí khác.
Tuy nhiên, việc CĐS tại BVĐK huyện Tuyên Hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Tỷ lệ nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến trên cổng dịch vụ công còn thấp; việc KCB bằng CCCD gắn chíp gặp một số khó khăn do đa số bệnh nhân đi khám là người cao tuổi vẫn giữ thói quen KCB bằng thẻ BHYT; tỷ lệ người già đăng ký, kích hoạt, ứng dụng VNeID không cao; một số CCCD chưa đồng bộ được dữ liệu thẻ BHYT…
“Để thực hiện hiệu quả công tác CĐS, thời gian tới, BVĐK huyện Tuyên Hóa sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KCB; tiến tới triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong KCB BHYT; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục; đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ và triển khai thực hiện các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công của tỉnh cũng như quốc gia; phối hợp với các công ty cung cấp phần mềm KCB để bổ sung các chức năng liên quan cũng như bảo đảm liên thông dữ liệu phục vụ công tác CĐS và xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung theo quy định”, Giám đốc BVĐK huyện Tuyên Hóa Lâm Tuấn Phương cho biết thêm.
BVĐK huyện Tuyên Hóa có 4 phòng chức năng, 13 khoa chuyên môn và 1 phòng khám đa khoa khu vực thuộc xã Thanh Hóa với 158 cán bộ, nhân viên. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện KCB cho hơn 180 bệnh nhân nội trú và khoảng 160 bệnh nhân ngoại trú. Nhờ ứng dụng hiệu quả CĐS nên các bệnh nhân cơ bản được khám, điều trị tốt, hài lòng với các dịch vụ của bệnh viện. |
Theo Việt Hà(Báo Quảng Bình)
" alt=""/>Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnhCụ thể, quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao tại Điều 23 của Nghị định 130 đã được sửa đổi và bổ sung, với yêu cầu ngoài đơn đề nghị cấp chứng thư số dạng bản giấy hoặc điện tử theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng), hồ sơ kèm theo cả cá nhân cần có một trong các loại tài liệu là thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, hộ chiếu, tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Với tổ chức, tài liệu kèm theo gồm: Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức (hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay giấy chứng nhận đầu tư) và Thẻ căn cước công dân (hoặc thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức.
Nghị định mới quy định rõ, cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc cung cấp dữ liệu điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sử dụng, khai thác theo quy định tại khoản 4 của điều này.
Trường hợp cá nhân, người đại diện theo pháp luật của tổ chức cung cấp hoặc sử dụng thông tin trong thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hoặc thông tin trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân hay thông tin trong tài khoản định danh của tổ chức thì CA công cộng sẽ khai thác dữ liệu trong chip điện tử, dữ liệu của tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân, tài khoản định danh điện tử của tổ chức và không yêu cầu cá nhân, người đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp các tài liệu kèm theo.
Điều kiện cần để CA công cộng thực hiện được việc trên là CA đã có văn bản chấp thuận cho phép thực hiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc có đầy đủ phương tiện đọc dữ liệu trong chip điện tử, dữ liệu trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định mới sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 của điều 46 về điều kiện cấp giấy phép sử dụng quy định tại Nghị định 130 năm 2018. Theo đó, thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam phải có tài khoản định danh điện tử hoặc một số loại giấy tờ sau để xác thực thông tin trên chứng thư số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập...