Kế hoạch cũng xác định không gian mới phát triển kinh tế số là kinh tế số ngành, lĩnh vực, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển.
Việc phát triển kinh tế số gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền số quốc gia. Việt Nam làm chủ các nền tảng số, dữ liệu số nhằm tự chủ, tự cường trên không gian mạng.
Chính phủ xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế số ICT, dữ liệu số và kinh tế ngành, lĩnh vực.
Theo đó, để phát triển kinh tế số ICT, Chính phủ đề ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng.
Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.
Để phát triển dữ liệu số, Chính phủ đề ra yêu cầu đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu, phát triển các ứng dụng số. Định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”.
Với kinh tế số ngành, lĩnh vực, Chính phủ ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.
Nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch hành động bao gồm ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp) và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chính phủ giao Bộ TT&TT đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện và lồng ghép vào báo cáo chuyển đổi số tại các phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Liên quan đến việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực (phường Điện Biên quận Ba Đình), trước đó, ngày 17/5, Phòng Quản lý Đô thị quận Ba Đình có Văn bản số 342, gửi UBND quận Ba Đình, báo cáo kết quả thẩm định phương án phá dỡ giai đoạn 1 công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực.
![]() |
Công nhân tiến hành phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực |
Theo đó tổng giá trị dự toán chi phí cho việc phá dỡ giai đoạn 1 là hơn 8,7 tỷ đồng. Thời gian để nhà thầu hoàn thành việc cưỡng chế giai đoạn 1 công trình vi phạm tại nhà 8B Lê Trực khoảng 105 ngày (bao gồm cả thời gian thu dọn phế thải, vệ sinh môi trường).
Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND quận Ba Đình có biện pháp yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng làm căn cứ thực hiện thanh toán khối lượng phá dỡ để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ công trình vi phạm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, sáng nay (24/6) tại hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý II, Bí thư quận Ba Đình Hoàng Trọng Quyết cho biết, hết tuần này nếu chủ đầu tư cố tình không thực hiện quận sẽ báo cáo TP có biện pháp mạnh hơn như phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp - Công ty cổ phần May Lê Trực, hoặc phương án cho phép ứng ngân sách tháo dỡ và sau đó sẽ có biện pháp yêu cầu chủ đầu tư thực hiện.
Hồng Khanh
" alt=""/>8,7 tỷ đồng phá dỡ nhà 8B Lê Trực giai đoạn 1