Vũ Thế Thanh, mới 5 tuổi, đang tích cực luyện tập bài tập "bật cầu"
Với bài "bật cầu", để đạt yêu cầu kỹ thuật, khi thân người tiếp đệm đầu phải ngẩng cao, hai tay dang thẳng
Đổ Bảo Phi, 7 tuổi ( phía trên) cùng Tùng Anh, 6 tuổi (phía dưới) đang luyện tập "leo dây". Đây là bài tập tăng độ dẻo dai, khéo léo.
Phạm Minh Nhật, 7 tuổi, tập luyện với vòng treo
Đỗ Bảo Phi với bài tập "quay bô". Quê ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), em tham gia đội tuyển đã hơn 2 năm.
Bài tập "quay bô" không dễ, phải vừa quay tròn quanh chiếc ghế, mắt luôn nhìn thẳng vào cây gỗ đặt tại một điểm cố định
Bảo Phi và Tùng Anh tập bài tập "đẩy xe bò"
15 tuổi, Nguyễn Hải Minh đã từng giành Huy chương Vàng Đông Nam Á môn xà đơn. Nhà ở ngay Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhưng Minh vẫn phải ở tập trung nhằm đảm bảo sức khỏe. Và em cũng chỉ được về nhà vào 2 ngày cuối tuần.
Cũng giống như các vận động viên nam, các em nữ trong đội tuyển bắt đầu ngày tập luyện từ 7h30 sáng. Những bé gái từ 5 đến 11 tuổi đang di chuyển các tấm đệm khá nặng để tập luyện.
Huấn luyện viên Đỗ Thị Ngân Thương đang hướng dẫn một vận động viên nhí tập môn xà lệch. Tại trung tâm hiện có 3 huấn luyện viên nữ và 4 huấn luyện viên nam.
Lê Thị Thanh Phượng đang luyện tập môn "cầu thăng bằng". Phượng đã từng giành Huy chương Vàng quốc gia môn nhảy ngựa nhóm tuổi 7 - 8.
Các vận động viên nữ phải tập đều tất cả các bộ môn thể dục dụng cụ, từ thể dục tự do, xà lệch đến cầu thăng bằng, nhảy ngựa...
Một bài tập khó
Yêu cầu mỗi động tác của môn thể dục dụng cụ là không những chuẩn mà còn phải đẹp
Huấn luyện viên Thùy Giang đang hướng dẫn vận động viên nhí bài tập nhảy cầu
Những bàn tay đầy nốt chai sần của các bé gái - vận động viên thể dục dụng cụ Hà Nội.
Lê Anh Dũng" alt=""/>Những bài khổ luyện nhọc nhằn của vận động viên nhí