Nguyễn Văn Vĩnh có 3 người vợ và 16 người con (1 người là con nuôi), nhưng người gắn bó với ông suốt 36 năm, bênh cạnh ông lúc sóng gió cuộc đời lại là người vợ cả, Đinh Thị Tính (1881 - 1965).
Người đàn bà 2 lần tác thành cho chồng và vợ lẽ
Đinh Thị Tính sinh ra và lớn lên ở ngõ Phất Lộc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với một nhan sắc mặn mà. Bà là con một nhà buôn có tiếng ở Hà Nội và bản thân cũng là người phụ nữ đảm đang, thạo nghề buôn bán. Năm 1900, Đinh Thị Tính kết hôn với Nguyễn Văn Vĩnh.
![]() |
Bà Đinh Thị Tính, người vợ cả tần tảo của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Nguyễn Lân Bình, cháu nội Nguyễn Văn Vĩnh, cho biết: "So với người con gái phố cổ đoan trang, sắc sảo thì ông tôi cũng là một người tài hoa thời đó. Ông làm cho cơ quan chính quyền với số lương 30 đồng một tháng (lời tâm sự của Nguyễn Văn Vĩnh), và đó là một khoản tiền lớn, đủ để đảm bảo sự sung túc cho cả gia đình".
Bà từng theo chồng đi khắp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng... lo chu toàn con cái, gia đình để ông yên tâm công việc.
Khi chồng được bổ nhiệm về làm việc ở Hà Nội, bà đã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm trong thời gian dài mua lại căn nhà số 39 Mã Mây, Hà Nội làm nơi trú ngụ cho gia đình.
Căn nhà phố Mã Mây này đã gắn bó với ông bà Vĩnh 15 năm, chứng kiến bao thăng trầm trong cuộc đời họ.
![]() |
Học giả Nguyễn Văn vĩnh và vợ cả Đinh Thị Tính chụp ảnh cùng các con tại ngôi nhà số 13 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội năm 1927. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Đi ngang con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (phường 1, Tân Bình, TP.HCM), bất chợt chúng tôi nhìn thấy chị. Bên chiếc máy may để ngay cửa ra vào, chị miệt mài làm việc. Hết Tết, nhưng điểm vá, sửa quần áo của người phụ nữ này vẫn đông khách.
Căn nhà chị quá hẹp, đến nỗi không còn chỗ để lách mình vào trong. Quần áo của khách, của gia đình chị lẫn trong mớ ve chai nằm ngổn ngang khắp nhà. Đó là số phế liệu hàng xóm cho chị. Chị gom lại để dành rồi bán kiếm thêm đồng ra đồng vào.
Chị là Lê Thị Thật, 55 tuổi, bị hở 2 van tim từ nhiều năm nay. Thêm vào đó, chị đã trải qua phẫu thuật khối u tử cung nên sức khỏe rất kém. Chị cho biết, đang may như thế nhưng khi lên cơn đau tim, chị phải nằm xuống ngay tại chỗ.
![]() |
Chị Thật sửa đang quần áo cho khách |
Chị tiếp tục may. Tiếng máy chạy đều êm tai bỗng dừng lại bởi tiếng gọi nhỏ: "Thật ơi!". Chị ngưng việc, đứng dậy và đi vào trong.
Trên chiếc giường rộng có song sắt chắn ngang, một bà cụ đang nằm với đôi mắt nhắm nghiền. Trên trán bà còn vài miếng dán.
Đấy là mẹ của chị, bà Mai Thị Thu, năm nay đã 87 tuổi. Những năm trước, sức khỏe bà còn ổn nhưng gần đây, sau khi bị ngã gãy chân, bà không đi được, phải nằm một chỗ.
Không may, bà lại bị khối u vòm họng. Sau cuộc phẫu thuật, bà phải nhổ bỏ cả hàm răng để xạ trị. Giờ thì bà không còn răng để nhai nên con gái phải làm loãng thức ăn để bón cho mẹ.
![]() |
Chị Thật bón cho mẹ ăn |
Chị đỡ bà nằm cao lên, để đầu mẹ dựa vào tường. Tay chị bưng một tô thức ăn lỏng và đút từng muỗng. Bà ăn thật ngon. Được một lát, bà ngưng, chị Thật phải dỗ dành: "Má ăn giỏi nghen. Má ăn giỏi con mới thương!"
Nghe chị nói với mẹ, tôi biết, chị hiểu tâm lý người già luôn muốn được dỗ dành, muốn được yêu thương như con trẻ.
Chị Thật tâm sự với chúng tôi, từ khi lọt lòng mẹ đến giờ, chị luôn quấn quýt bên bà. Những giai đoạn vui buồn, sóng gió của cuộc đời, chị luôn có mẹ bên cạnh an ủi, yêu thương.
Chị cũng đã có một đời chồng. Khi chị mang thai đứa con đầu thì lòng anh mất. Cái thai cũng không giữ được nên giờ chị chỉ còn mỗi mẹ.
Ngôi nhà chị ở trước đây rộng lắm. Chị kể, có lần mẹ chị bệnh nặng không có tiền chạy chữa, chị phải vay nóng bên ngoài. Từ 40 triệu tiền gốc, sau đó cả gốc lẫn lãi tăng lên đến 300 triệu đồng. Túng quẫn, họ phải cắt để bán bớt căn nhà, giờ nó chỉ còn vỏn vẹn hơn 10m2.
Chị kể thêm: "Sinh hoạt hàng ngày của mẹ tôi đều làm tại chỗ. Việc ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều trên giường vì bà không còn đi đứng được. Cũng khó khăn lắm nhưng tôi cố gắng rồi cũng xong..."
![]() |
Những người hàng xóm luôn đến bên chị |
"Chị ơi, cho lấy cái áo". Nghe tiếng gọi, chị bước ra và giao áo cho khách. Tiền công sửa chiếc áo đó chỉ vỏn vẹn 20 ngàn. Chị cầm tiền rồi lại vào lại với mẹ.
Mỗi ngày, chị làm được khoảng 70 - 80 nghìn đồng nhưng vẫn không lo nổi chi phí cho cả 2 mẹ con. Bà con hàng xóm cảm thông cho hoàn cảnh của họ, người giúp món này, người cho món nọ. Nhờ vậy, họ cũng sống được qua ngày.
Chị chia sẻ: "Mọi việc tôi đều có thể lo cho mẹ được. Bao nhiêu năm nay rồi tôi vẫn cố gắng vậy nhưng đến giờ lớn tuổi, tôi mới cảm thấy đuối sức".
Chị nói thêm: "Dù khổ mấy tôi cũng chịu được miễn lúc nào cũng có má bên cạnh. Tiếc là công việc của tôi bấp bênh quá...".
Nghe chị nói, trong lòng tôi xót xa vô cùng.
![]() Những phận đời xích lô đón Tết trong đêm ở Sài Gòn"Thì ra, bà dì tôi quá mê cờ bạc đến nỗi phải bán đi căn nhà mà cha mẹ đã để lại cho tôi. Thế là hết. Cũng từ đó tôi lang thang và cũng nhờ chiếc xích lô này mới có được chỗ ngủ hàng đêm"... " alt=""/>Bi kịch hai người đàn bà trong ngôi nhà 10m2 ở Sài GònMặt tiền 6m của gia đình là nơi làm ăn buôn bán của bố mẹ chồng tôi và anh cả. Bố mẹ chồng tôi buôn bán hàng tạp hóa một nửa mặt tiền, còn nửa kia anh cả sửa xe máy. Khách khứa lúc nào cũng tấp nập, càng gần Tết cửa hàng lại càng đông khách hơn. Nhà tôi ở quê. Trước Tết năm nào bố mẹ tôi cũng sẽ làm chung con lợn với mấy nhà hàng xóm. Mấy gia đình cùng làm rồi chia nhau mang về ăn Tết, không khí hết sức rộn rã.
Điều tôi mong chờ nhất là gói bánh chưng. Bố và chú tôi không cần khuôn mà gói cái nào cái đó vuông vắn, vừa vặn và vô cùng đẹp mắt. Bên bếp củi bập bùng tối 28 Tết, chúng tôi sẽ vừa cùng nhau hàn huyên những câu chuyện của cả năm qua nhìn lại vừa chờ bánh chín, thật ấm áp bao nhiêu. Ngược lại với không khí rộn ràng đón Tết ở nhà ngoại, bên nhà nội tôi chỉ quay cuồng trong vòng quay bán hàng Tết. Không khí cũng tấp nập nhưng toàn là bánh, kẹo, bia, nước ngọt, tiền mua hàng, tiền trả lại, khách đến, khách đi… Mọi thứ chuẩn bị cho mâm cơm Tết mẹ chồng tôi đã đặt sẵn ngoài chợ, từ bánh chưng đến thịt lợn, thịt gà, giò… Chẳng bù cho phiên chợ Tết quê tôi, người đông như hội. 30 Tết năm nào tôi cũng cùng các em đi chợ. Chị em tôi sẽ đi bộ để hít hà vào lồng ngực cho đã cái không khí Tết. Không nơi nào được gặp nhiều người quen như ở phiên chợ Tết 30 quê tôi. Thành ra chúng tôi không chỉ đi chợ để sắm Tết mà còn là để gặp gỡ, vui vầy. Bữa cơm tất niên, đại gia đình chia tay một năm cũ. Bố tôi là trưởng nam nên đại gia đình tôi sẽ quy tụ, ba bốn mâm cùng trải chiếu ăn uống vui vầy, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp… Gia đình chồng tôi kinh doanh buôn bán nên việc bán hàng Tết sẽ diễn ra cho đến tận khuya. Thành ra bên nhà chồng tôi không có mâm cơm tất niên như bình thường. Mọi người sẽ thay phiên nhau ăn để còn kịp công việc. Và tôi đã ăn bữa cơm tất niên có một mình trong sự tủi hờn và nhớ vô cùng không khí bữa cơm đầm ấm bên nhà mình trước kia. Tối ba mươi chồng tôi đi gặp mấy người bạn lại uống rượu say khướt, anh ngủ mê mệt không thể dậy đón giao thừa. Tôi cứ thế tủi thân khóc khi gọi điện về nhà chúc Tết bố mẹ, lại nhớ, nếu ở nhà, giờ này tôi sẽ hòa cùng đám thanh niên làng đi xông nhà, không khí rất vui và náo nhiệt. Ở bên nhà chồng, trước Tết đã như vậy, sau Tết còn buồn hơn. Nhà chồng tôi trên phố, xung quanh hàng xóm cũng đều là những người ở quê lên lập nghiệp. Thành ra mùng một, mùng hai Tết hàng xóm hai bên nhà chồng tôi đều về quê. Bố mẹ chồng tôi quê ở cách đây bảy mươi cây, anh em họ hàng đều ở đó hết. Mẹ chồng tôi năm nào cũng kết hợp giỗ ông nội từ đầu tháng chạp rồi về quê ăn giỗ và đến nhà thờ tổ thắp hương trước Tết luôn nên đến Tết không về quê nữa. Vậy là anh em họ hàng không ở gần, hàng xóm lại về quê, gia đình tôi cứ thế hết ăn cơm rồi lại xem những chương trình năm mới trên tivi. Tôi ngóng mãi đến mùng 3 để được về ngoại, đến nơi là khóc nức nở mà mẹ không hiểu tại sao. Cái Tết tủi thân đầu tiên của một nàng dâu mới năm ấy cũng qua rồi. Giờ thì tôi và chồng đã có nhà riêng, đón Tết không còn phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị chồng nữa. Song những ngày tháng bên nhà chồng giúp tôi hiểu khơi dậy không khí đầm ấm trong gia đình ngày Tết quan trọng với mỗi thành viên thế nào. Tôi muốn các con hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngày Tết hơn nên luôn làm thật tốt vai trò giữ lửa, xem đây là dịp quan trọng để các con hiểu và trân trọng tình thân gia đình. ![]() 'Tết xưa bày, nay... bỏ bớt'Quan niệm “Đói cũng ngày Tết, hết cũng ngày mùa” nay không còn phù hợp nữa. Tết văn minh là cái Tết gọn nhẹ, tiết kiệm, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, sum họp gia đình. " alt=""/>Tâm sự: Tủi thân vì cái Tết ở nhà chồng quá khác nhà mình
|